Bài học cơ bản dành cho trader
Thị trường vàng – ngoại hối là một thị trường mới mẻ, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên toàn thế giới. Tuy nhiên do sự đơn giản và thuận tiện để tham gia cùng với khả năng mang lại lợi nhuận to lớn đã khiến thị trường này phát triển với tốc độ chóng mặt.
Tuy nhiên đây lại là 1 trong những thị trường khắc nghiệt nhất thế giới, theo thống kê trên toàn thế giới thì về lâu dài chỉ có 5% trader là thắng, 95% trader còn lại đều thua, trong đó lại có 10% trader bị tán gia bại sản vì thị trường này.
Thị trường vàng - ngoại hối ở Việt Nam chỉ mới thực sự phát triển rầm rộ trong vài năm gần đây, và đã thu hút không ít người tham gia thị trường với hi vọng kiếm tiền đơn giản, dễ dàng nhanh chóng. Tuy nhiên hầu hết các trader Việt Nam đều thiếu kiến thức và kinh nghiệm thiết yếu để giành được thắng lợi, vì vậy sau 1 thời gian tham gia hầu hết trader đều bị thua lỗ nặng, 1 số còn mất hết tài sản tích lũy cả đời.
Cuốn sách “Bài học cơ bản dành cho traders” ra đời với mong muốn có thể mang lại cho các trader Việt Nam một số kiến thức thiết yếu, nhằm tăng khả năng chiến thắng, hoặc ít ra cũng phần nào giúp giảm bớt những thua lỗ không đáng có của trader Việt.
Những điều trình bày trong sách là các kiến thức và kinh nghiệm thực sự của tôi, những kiến thức mà thị trường “dạy” cho tôi, mỗi một bài học đều phải trả giá bằng chính sai lầm của mình.
Sách được viết không vì mục tiêu lợi nhuận, cuốn sách được hoàn toàn cung cấp miễn phí. Và các bạn có thể copy nội dung sách bất cứ đâu bạn muốn chỉ với 2 điều kiện:
1. Không mua bán, kinh doanh dựa vào cuốn sách này. Đây là 1 cuốn sách hoàn toàn miễn phí.
2. Vui lòng kèm theo tên tác giả khi copy bài viết.
Tác giả: VietTrader
Chương I – Bản chất của thị trường[sửa]
Thị trường vàng – ngoại hối là 1 kênh đầu đầu tư đầu tiềm năng!
Để giành chiến thắng trên thị trường bạn chỉ cần tuân theo 1 vài kỹ thuật và nguyên tắc đơn giản!
Đã có người kiếm lợi nhuận lên đến 100%/tháng trong thị trường này!!!
Hãy tìm 1 system tốt và luôn luôn tuân theo nó là bạn sẽ trở thành người chiến thắng!
v.v…..
Có lẽ đây là những lý do đã thúc đẩy bạn tham gia vào thị trường. Tuy nhiên đây chỉ là những lời từ 1 người bán hàng mà thôi (salesman), bạn thường nghe những lời này từ các nhân viến môi giới, nhân viên tư vấn chứ không phải từ 1 trader dày dạn kinh nghiệm chinh chiến.
Tuy nhiên theo 1 góc nhìn khác, thì họ không phải là những người cùng chiến tuyến với bạn. Họ chỉ cần bạn mở tài khoản và trade điên cuồng là họ đã có tiền, còn việc bạn thắng hay không là chuyện của chính bạn.
Bạn muốn học chiến đấu từ 1 người lính hay 1 nhà văn chuyên viết tiểu thuyết chiến tranh?
Bạn muốn nghe những lời thật từ 1 trader đã lăn lộn trong thị trường hay từ 1 nhân viên tiếp thị, bán hàng?
Bạn có muốn hiểu rõ hơn bản chất của thị trường? Bạn có muốn hiểu rõ hơn về sự khắt nghiệt của thị trường?
Đó là những vấn đề sẽ được trình bày ngay sau đây. Nếu bạn không thể chấp nhận được những điều này, có nghĩ là thị trường này không phù hợp với bạn, và lời khuyên tốt nhất cho trường hợp này là đừng tham gia thị trường.
I. Thị trường vàng – ngoại hối không phải là sân chơi cho tất cả mọi người[sửa]
Có lẽ bạn đã nghe những câu đại loại như “bất cứ ai cũng có thể kiếm tiền từ thị trường, chỉ cần họ tìm được 1 hệ thống tốt”, hãy quăng khỏi tai bạn những lời quảng cáo này ngay, vì sự thật hoàn toàn khác xa.
Nếu thực sự chỉ cần 1 phương pháp tốt để bảo đảm chiến thắng, thì chắc chắn con cháu của những trader thành danh trong lịch sử như Jesse Livermore, Nicolas Darvas, George Soros v.v… sẽ tiếp tục trở thành những trader nổi tiếng và thành công. Sự thực thì thế nào, sự thật thì con cháu của họ đã không thể đạt được thành quả như như cha ông, thậm chí chỉ là 1/10 cũng không làm được.
Thậm chí ngay cả thiên tài đầu cơ Jesse Livermore cũng trải qua đến 3-4 lần phá sản trong cuộc đời trading. Huyền thoại George Soros cũng có những lần thua lỗ.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-09, hàng loạt các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu cơ v.v... tiếng tăm lừng lẫy đều đua nhau phá sản.
Họ có phải là thiếu những người thông minh? Tất nhiên là không, các ngân hàng và quỹ này sỡ hữu những bộ óc thông minh nhất thế giới, và họ đã phải trả hàng đống tiền để có được những bộ óc này.
Họ có phải thiếu kinh nghiệm? Tất nhiên cũng không, các ngân hàng và quỹ đầu tư này đều có rất nhiều kinh nghiệm, họ đã tồn tại thậm chí đến cả 100 năm trong thị trường này. Kinh nghiệm của họ là điều mà các cá nhân nhỏ lẻ như chúng ta có học cả đời cũng không bằng được.
Có phải họ thiếu thông tin? Điều này càng không, khả năng tiếp cận thông tin của là cực kỳ nhanh chóng, chính xác và đầy đủ. Họ biết những điều mà chúng ta đều biết, và còn biết cả những điều mà chúng ta không biết.
Có phải họ thiếu trang thiết bị? Chắc chắn là không, họ đầu tư hàng núi tiền cho các thiết bị máy móc, chương trình, thuật toán v.v… những thứ mà hầu hết chúng ta cả đời cũng không tiếp cận được.
Tất cả những điều trên nói lên 1 điều “Không có 1 phương pháp, công cụ nào có thể bảo đảm được thắng lợi trên thị trường”.
Để có thể thành công trên thị trường, trader cần phải có 1 vài năng khiếu. Sau đây là vài khả năng cơ bản và thiết yếu của 1 trader :
1. Phải có khả năng tìm tòi học hỏi. Để có thể đứng vững trên thị trường, bạn phải không ngừng học hỏi, không ngừng nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng của bản thân.
2.Phải có khả năng khống chế bản thân tốt. Cảm xúc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả trade, vì vậy để có thể đạt được kết quả trade tốt thì 1 trader phải giữ được “1 cái đầu nóng và 1 trái tim lạnh”.
3. Không như nhiều người nghĩ, trading đòi hỏi tính kiên nhẫn của 1 trader nhiều hơn là sự nhanh nhẹn. Phần lớn thời gian trader chỉ làm 1 việc duy nhất, đó là ngồi chờ, khi xu hướng chưa rõ ràng thì chờ cho đến khi rõ ràng, khi xu hướng đã rõ ràng thì lại tiếp tục ngồi chờ cho đến thời điểm entry tốt hơn, khi có được điểm entry tốt hơn thì lại phải chờ tín hiệu xác nhận, và ngay cả khi đã vào lệnh rồi thì trader vẫn phải tiếp tục ngồi chờ tín hiện thoát khỏi thị trường. Vì vậy nếu bạn là 1 người thiếu kiên nhẫn thì công việc trading không phù hợp với bạn.
4. Nguyên tắc là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất để giúp trader tồn tại trong thị trường. Nếu bạn không thể làm theo các nguyên tắc thiết yếu, đừng tham gia trading.
5. Chấp nhận thua lỗ. Không ai có thể thắng mãi, vì vậy muốn tồn tại được, trader phải có khả năng chấp nhận sai lầm và dừng lỗ (stoploss). Stoploss là việc làm quan trọng nhất mà 1 trader cần phải thực hiện, nếu bạn không thể dứt khoát stoploss 1 lệnh đang thua lỗ, thì đừng bao giờ tham gia thị trường, vì bạn chắc chắn sẽ nướng cháy tất cả số tiền trong tài khoản.
I. Bản chất của thị trường vàng – ngoại hối[sửa]
“Đầu tư vào thị trường vàng – ngoại hối có khả năng mang lại lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn. Bạn có thể kiếm được 20-30 thậm chí 50-100% lợi nhuận chỉ trong vòng 1 tháng”. Đây là những lời mà bạn có thể đọc thấy hoặc nghe thấy không ít từ báo chí và các salesman.
Tuy nhiên tôi sẽ trình bày với bạn 2 vấn đề mà tôi có cái nhìn hoàn toàn khác so với câu nói trên và những câu đại loại như vậy:
1. Thị trường là 1 cuộc chiến. Trader là 1 chiến sĩ. Hầu hết chúng ta tha gia thị trường dưới tư cách là 1 nhà đầu cơ chứ không phải là 1 nhà đầu tư.
2. Lợi nhuận kiếm được không quan trọng bằng lợi nhuận bạn giữ được. Và lợi nhuận giữ được thường thấp hơn rất nhiều so với số tiền bạn thắng được.
Bây giờ chúng ta sẽ làm việc với từng vấn đề 1.
a. Thị trường là 1 cuộc chiến.
Thị trường vàng – ngoại hối chính là 1 zerosum-game market. Vậy zerosum-game market là gì?
Zero là con số không. Sum là tổng số của bài toán cộng. Zero-sum game có nghĩa là tổng số (sum) tiền trong thị trường không thay đổi, không nẩy nở, hay thâu rút lại. Tương tự như trong 1 sòng bạc, số tiền của các tay chơi mang vào sòng tự nó không sinh ra tiền và cũng không teo tóp lại, tiền chỉ chuyển qua lại giữa các tay chơi trong sòng mà thôi.
Vì vậy khi bạn thắng tiền thì có nghĩa là đã có ai đó phải thua cho bạn số tiền ấy, và ngược lại khi bạn thua tiền có nghĩa là có 1 ai đó đã thắng số tiền đó của bạn. Vì vậy khi bạn tham gia thị trường có nghĩa là bạn tham gia 1 cuộc chiến, để có thể thắng được bạn cần phải chiến đấu để vượt qua số đông còn lại của thị trường.
Theo thống kê trên thế giới, về lâu dài chỉ có 5% trader tham gia thị trường FX có kết quả là thắng, số còn lại 95% trader hầu hết là bị thua, trong đó 10% trader bị tán gia bại sản vì FX (bankrupt).
Có lẽ nhiều người sẽ không đồng ý với tôi điều này, họ sẽ vặn lại là nếu 95% trader thua tiền thì tại sao mọi người lại vẫn ùn ùn rủ nhau tham gia thị trường? Tôi thấy có 3 lý do chính:
1. Lòng tham! Chính lòng tham muốn kiếm tiền nhiều, nhanh chóng, dễ dàng đã thôi thúc nhiều người tham gia thị trường. Họ mơ về hàng trăm triệu, hàng tỷ, chục tỷ thậm chí trăm tỷ sẽ có được chỉ trong tic tắc và bằng vài cú click chuột hoặc vài cú điện thoại.
2. Nghiện! Nghiện ở đây là nghiện cờ bạc, trong mỗi người chúng ta đều ít nhiều có máu cờ bạc. Thị trường vàng - FX cũng gây nghiện giống như cờ bạc vậy. Bạn có thấy nhiều người mua vé số cả đời không trúng nhưng ngày nào cũng mua. Những tay cờ bạc thua trắng tay nhưng vẫn tìm đến sòng bạc, ngay cả khi họ không còn tiền nhưng họ vẫn đến chỉ để xem người ta đánh bạc. Bạn sẽ thấy điều tương tự ở các sàn vàng, nơi mà nhiều người dù đã mất hàng đống tiền, nhưng hàng ngày vẫn leo lên sàn, đôi khi chẳng mua bán gì cả, chỉ lên để xem giá tăng giảm mà thôi. Và với 1 số người, nếu trong 1 hoặc vài ngày mà họ không theo dõi thị trường, không xem chart thì sẽ cảm thấy bức rức khó chịu trong người.
3. Không chấp nhận thua lỗ! Chấp nhận thất bại là 1 trong những điều khó thực hiện nhất trong đời người, và nó càng khó thực hiện hơn trong trading. Vì vậy bạn sẽ thấy nhiều người tham gia thị trường nhiều năm, bị thua lỗ hầu hết số tiền họ có, nhưng ngày ngày vẫn tiếp tục trade với hi vọng gỡ lỗ. Tuy nhiên khi 1 trader tham gia với tâm lý gỡ lỗ thì khả năng phán đoán của họ giảm sút hẳn so với bình thường, vì vậy hầu hết những người này sẽ tiếp tục tạo thêm thua lỗ. Họ sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi trading không chỉ lấy hết tiền bạc, mà còn cướp hết sức, khỏe gia đình của họ, và đến khi họ hoàn toàn kiệt quệ về mọi mặt thì mới dừng lại.
Tôi không phải là hù dọa các bạn, tôi chỉ muốn các bạn nhìn rõ sự khốc liệt trong thị trường và chuẩn bị tinh thần trước khi tham gia trận chiến. Hãy chuẩn bị thật kỹ càng trước khi tham gia, sai lầm của 1 người lính trong chiến trường sẽ trả giá bằng mạng sống, sai lầm của 1 trader trong thị trường sẽ trả giá bằng tiền.
Để có thể trở về trong chiến thắng vinh quang thì người lính phải học cách giữ lấy mạng sống. Để có thể giành được chiến thắng trên thị trường thì trader phải học cách giữ thật chặt tiền của mình.
b. Điều kiện đầu tiên để thành công là vẫn còn tồn tại.
Bạn có thể sẽ nghe nhiều người nhắc đến quảng cáo khả năng kiếm lợi nhuận 20-30% thậm chí 50-100%/tháng. Những người thiếu kinh nghiệm chắc chắn sẽ rất ấn tương với những con số này. Tuy nhiên tôi bật mí với bạn 1 bí mật :”các con số này là vô nghĩa”.
Tại sao tôi lại nói là vô nghĩa? Chẳng phải chúng ta tham gia thị trường chỉ vì các con số lợi nhuận này thôi sao?
Tôi không nói những điều quảng cáo trên là không có thật. Tuy nhiên có câu “More risk, more return”. Vì vậy tỷ lệ lợi nhuận cao thường đi kèm với rủi ro cao tương ứng, và bạn sẽ thấy những người hô hào kiếm được 50-100%/tháng đốt cháy tài khoản của họ còn nhanh hơn bạn tưởng. Hầu hết những người này không thể đạt được kết quả trade tốt nếu xét trong thời gian dài, họ có thể kiếm được 20-30 thậm chí 50-100%/tháng, nhưng nếu bạn xét trong 1 khoảng thời gian dài hơn như vài năm thì hầu hết sẽ có kết quả là thua lỗ, thậm chí mất trắng.
Nếu bạn vào sòng bạc và chơi tài sửu, nếu bạn đánh 1 lần duy nhất, cho dù thắng thua gì cũng nghỉ, thì khi đó xác xuất thắng của bạn sẽ là 50%. Tuy nhiên nếu bạn đánh 1000 lần hay 10.000 lần thì xác xuất thắng thắng của bạn gần như bằng con số 0. Các casino cũng biết rất rõ điều này, chính vì vậy mà họ có câu “không sợ khách hàng thắng tiền, chỉ sợ khách hàng không quay trở lại”, chỉ cần khách hàng còn quay lại nhiều lần nữa thì trước sau họ sẽ trả lại còn nhiều hơn số tiền đã ăn.
Có lẽ bạn sẽ không tin vào điều này, tuy nhiên đó lại là sự thật. Khi ăn tiền thì mọi người đều tăng khối lượng giao dịch, tuy nhiên khi gặp vận xui thua liên tục thì hầu hết vẫn không giảm khối lượng giao dịch,vì vậy khi thua họ những trả lại những số tiền ăn được trước đó, mà còn trả thêm bằng tiền của chính mình.
Ví dụ 1 phương pháp có độ chính xác 70%, tuy nhiên việc bạn thua 30 lệnh đầu tiên sau đó thắng 70 lệnh thì tỷ lệ chính xác vẫn là 70%. Nhưng bạn hãy thử suy nghĩ, tài khoản của bạn có còn gì hay không khi bạn thua 30 lệnh liên tục.
Hay thậm chí bạn thắng 70 lệnh đầu tiên đi nữa, sau đó bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ tăng khối lượng giao dịch, và 30 lệnh thua tiếp theo cũng sẽ khiến tài khoản của bạn về gần bằng 0, tỷ lệ chính xác vẫn là 70%, kết quả tài khoản của bạn cũng về zero.
Đó là chưa kể để đạt được độ chính xác 50% cũng không phải là chuyện mà ai cũng làm được, chứ đừng nói đến 70%. Nhiều người sẽ phản đối tôi về quan điểm này, tuy nhiên cứ để đấy đã, chúng ta sẽ bàn về xác xuất thắng thua vào phần sau của sách.
Vì vậy việc có thể kiếm được bao nhiêu % trong tháng sẽ không quan trọng bằng bạn giữ được bao nhiêu %/năm hay vài năm. Chúng ta không chỉ sống trong thị trường chỉ 1 vài tháng, mục tiêu của ta là tìm kiếm lợi nhuận lâu dài trong thị trường. Và để có thể tồn tại trong thị trường lâu dài, điều quan trọng trước hết mà trader cần quan tâm là làm sao giữ thật chặt tiền của mình. Trước khi bạn kiếm được tiền, hãy học cách giảm thiểu thua lỗ.
Ở đây chỉ có 2 điều quan trọng bạn cần chú ý:
1. Lợi nhuận nhiều luôn đi cùng với rủi ro cao. Tuy nhiên mục tiêu của bạn là tồn tại lâu dài trong thị trường, vì vậy hãy cố gắng giảm thiểu rủi ro đến mức có thể.
2. Lợi nhuận kiếm được không quan trọng bằng lợi nhuận giữ được. Chỉ cần 1 sai lầm, bạn sẽ trả lại còn nhiều hơn số tiền bạn thắng được, hãy học cách giữ thật chặt tiền của mình, lợi nhuận tự nó sẽ tìm đến.
III.Trading hay Gambling?[sửa]
Cờ bạc là 1 zerosum-game, thị trường vàng – ngoại hối cũng vậy.
Cờ bạc có casino, trading có broker.
Cờ bạc có nhớ bài, đoán tâm lý, xác xuất v.v… trading cũng có xác xuất, chart pattern, phân tích cơ bản, phân tích tâm lý, phân tích tin v.v..
Cờ bạc có các tay chơi khác, trading cũng có rất nhiều trader tham gia chiếu bạc với bạn.
Cờ bạc gây nghiện, trading cũng gây nghiện.
Cờ bạc khiến người ta tán gia bại sản, trading cũng khiến không ít trader lâm vào cảnh khốn cùng. v.v…
Trading có 90% điểm tương đồng với cờ bạc, tuy nhiên nếu bạn chỉ trade giống y chang chơi cờ bạc thì bạn chắc chắn sẽ thua. Đó là quy luật của xác xuất, đó là điều giúp cho ngành kinh doanh casino luôn luôn là ngành siêu lợi nhuận cho dù họ đã phải chi hàng núi tiền cho đầu tư địa ốc, trang trí, nhân sự v.v…
Tương tự trong FX thì đó là điều giúp cho các FX broker kiếm hàng núi lợi nhuận. Các casino là nhà cái trong thị trường cờ bạc, và các FX broker, sàn vàng là nhà cái trong thị trường vàng, FX.
Vậy 10% khác biệt giữa trading và gambling là ở đâu? Câu trả lời nằm ở chỗ “khả năng tác động lên xác xuất của trò chơi”.
Khi bạn chơi trò thẩy xúc xắc 1 cách ngẫu nhiên thì xác xuất ra chẳn hoặc lẻ của mỗi lần thẩy đều là 50%, nếu bạn thẩy 10.000 lần thì số lần ra chẳn và lẻ đều sẽ xêm xêm 5.000 lần. Cho dù bạn có tính toán xác xuất giỏi đến thế nào thì khả năng ra số chẳn hoặc lẻ vẫn là 50%.
Và trong gambling thì nếu đặt cược vào chẳn, lẽ thì hầu hết nhà cái đều sẽ trả cho bạn 100% số tiền bạn đặt cược nếu bạn thắng. Điều này có nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận của bạn (reward/risk) là 1/1, nếu thắng bạn sẽ được 1 đồng, và thua bạn sẽ mất 1 đồng. Tỷ lệ lợi nhuận này do nhà cái quy định, bạn phải chấp nhận và không có cách này để thay đổi tỷ lệ này cả, tỷ lệ này do nhà cái quy định thì tất nhiên họ sẽ luôn luôn làm cho tỷ lệ này có lợi cho họ.
Trong trading, nếu bạn trade có 1 chút khác biệt. Trong trading bạn có thể dựa trên việc phân tích thị trường để tăng xác xuất thành công của mỗi giao dịch. Trong trading bạn có thể chờ đợi thời điểm giao dịch tốt hơn và kết hợp với việc sử dụng stoploss và ước tính profit taget để tăng tỷ lệ lợi nhuận (reward/risk).
Bạn hãy nhớ thật kỹ, đây chính là điểm khác biệt quan trọng nhất giữa trading và gambling, và cũng là điểm mấu chốt quan trọng nhất để bạn có thể tận dụng để giành được chiến thắng trong trading. Nếu bạn không tận dụng được điểm khác biệt này thì bạn chỉ là 1 con bạc trên thị trường mà thôi.
“Con bạc hầu hết thua, nhà cái luôn luôn thắng” hãy luôn nhớ kỹ điều này. Nếu bạn trading hoàn toàn giống như cờ bạc, bạn chắc chắn sẽ thua.
Chương 2 – Kỹ thuật quản lý tiền[sửa]
Đọc đến đây mà vẫn chưa thấy tôi giới thiệu 1 tí kiến thức gì về kỹ thuật phân tích thị trường, điều này có lẽ sẽ khiến nhiều người sốt ruột. Tuy nhiên các bạn hãy gượm tí đã, vẫn còn những kiến thức quan trọng hơn các kỹ thuật phân tích mà các bạn cần phải nắm vững.
Và chương 2 này tôi sẽ trình bày những kiến thức thuộc vào loại quan trọng sống còn đối với 1 trader, và đó là kỹ thuật quản lý tiền (money management). Nếu bạn chưa học quản lý tiền thì cho dù bạn học thật nhiều những kỹ thuật phân tích thị trường thì cũng chỉ là vô giá trị. Tôi có thể khẳng định với bạn là nếu 1 trader không có được 1 phương pháp quản lý tiền đúng đắn thì chắc chắn người đó sẽ thất bại.
Và bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về kỹ thuật thuộc loại bắt buộc phải nắm vững đối với 1 trader này.
I Leverage – con dao 2 lưỡi[sửa]
Leverage đơn giản chính là 1 cái đòn bẩy tài chính, vd: nếu bạn có 10 triệu và bạn vay thêm 30 triệu nữa để đầu tư chứng khoán, điều này có nghĩa là đã sử dụng đòn bẩy, và tỷ lệ đòn bẩy của bạn là 1:4, nghĩa là bạn chỉ có 10 triệu nhưng thực tế bạn đã giao dịch lượng chứng khoán lên đến 40 triệu (10 triệu của bạn + 30 triệu đi vay).
Đối với những người chỉ chơi chứng khoán Việt Nam thì nhiều người khá ngỡ ngàng, tuy nhiên với những người giao dịch vàng, ngoại tệ thì sẽ không xa lại gì với khái niệm leverage. Tuy nhiên các nghiệp vụ cầm cố chứng khoán, Repo cổ phiếu đều là những nghiệp vụ tạo leverage, vì nhờ những nghiệp vụ này mà người mua cổ phiếu có thể sở hữu được số lượng cổ phiếu lớn hơn khi họ chỉ sử dụng vốn tự có.
Đối với nhiều người thì họ rất hứng thú với leverage, vì nhờ leverage thì họ có thể giao dịch 1 lượng chứng khoán có nhiều hơn so với nếu chỉ dùng vốn tự có, và họ hy vọng sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên với tôi thì leverage là 1 trong những phát minh nguy hiểm nhất của thị trường tài chính. Cơ hội kiếm nhiều hơn bằng leverage sẽ dẫn đến rủi ro bạn thua nhiều tiền hơn do leverage, mọi thứ đều có 2 mặt tốt và xấu, leverage có thể giúp tăng lợi nhuận nhưng cũng sẽ đốt cháy tài khoản của bạn trong chớp mắt. Leverage chính là nguyên nhân lớn nhất khiến cho tài khoản của trader bị cháy.
Leverage là con dao 2 lưỡi, và nếu người sử dụng con dao này thiếu kiến thức, thiếu cẩn thận thì chắc chắn trước sau gì cũng sẽ tự cắt vào tay chính mình.
Chúng ta hãy thử xem xét 2 tình huống sau:
1. Nhà đầu tư A có số vốn 100 triệu, và đem đi mua vàng với mức giá 900USD/oz.
2. Nhà đầu tư B khác cũng có số vốn 100 triệu, và dùng đòn bẫy là 1:10 để mua vàng giá 900USD/oz, điều này có nghĩa là nhà đầu tư B này đã mua 1 lượng vàng có giá trị lên đến 1 tỷ (vốn 100 triệu sử dụng đòn bẫy 1:10 thì có thể mua đến 1 tỷ).
Trường hợp 1: giá vàng tăng 10% lên 990USD/oz, nhà đầu tư A sẽ kiếm được 10% lợi nhuận tương ứng với 10 triệu. Còn nhà đầu tư B sẽ thu được 10% lợi nhuận của 1 tỷ (nhờ dùng đòn bẫy) tương ứng với 100 triệu. Bạn thấy có hấp dẫn không? nhờ đòn bẫy mà nhà đầu tư B kiếm được 100 triệu lợi nhuận trong khi nhà đầu tư A chỉ kiếm được 10 triệu, tuy nhiên đây chỉ mới là ½ của câu chuyện mà thôi. Chúng ta hãy xem xem ½ còn lại là thế nào nhé.
Trường hợp 2: giá vàng giảm 10% từ 900USD/oz xuống còn 810USD/oz. Khi đó nhà đầu tư A sẽ thua lỗ 10% tương ứng với 10 triệu. Còn với nhà đầu tư B thì sao, nhà đầu tư B sẽ thua lỗ 10% của 1 tỷ (do dùng đòn bẫy), tưng ứng với đã thua lỗ 100 triệu, có nghĩa là nhà đầu tư B đã thua toàn bộ số vốn của mình (vốn 100 triệu, thua lỗ 100 triệu).
Bạn nên nhớ là không 1 ai có thể thắng mãi, vì vậy việc thắng thua của 1 trader thực ra là 1 trò chơi xác xuất. Mỗi giao dịch đều có 1 xác xuất thắng và thua, vì vậy 1 giao dịch thành công luôn luôn đi kèm 1 tí may mắn, và cái may mắn ở đây là xác xuất thua đã không xảy ra.
Vì kết quả của mỗi giao dịch đều có phụ thuộc ít nhiều vào may mắn, nên sẽ đến 1 lúc nào đó mà người trader gặp vận xui xẻo thì nếu người trader này sử dụng leverage quá mức, khi đó kết quả tất yếu là sẽ cháy tài khoản.
Nếu 1 trader sử dụng leverage quá mức thì chắc chắn người đó sẽ cháy tài khoản, đây chỉ là vấn đề của thời gian mà thôi.
Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi thì trader không nên dùng quá mức leverage sau:
- Đối với trader trong thị trường vàng, FX thì không nên dùng leverage quá 1:10
- Đối với trader trong thị trường chứng khoán thì không nên dùng leverage quá 1:2
Lưu ý: leverage trong bài viết là leverage mà trader thực sự sử dụng (tạm gọi là real leverage)
Ví dụ: Bạn có 10.000 USD trong tài khoản FX với leverage 1:100, điều này có nghĩa nếu bạn đánh full tài khoản thì sẽ trade được đến 1.000.000 USD.
Tuy nhiên nếu bạn chỉ đánh 1 lệnh duy nhất long USDJPY với volume 0.2 lot, có nghĩa là bạn đã long 20.000USD, như vậy thì real leverage của bạn là 10.000:20.000 = 1:2. Mặc dù tài khoản có max leverage là 1:100, nhưng thực tế bạn chỉ sử dụng real leverage là 1:2.
II. Xác xuất trong trò chơi trading[sửa]
Bạn có còn nhớ tôi từng nói là để đạt được xác xuất thắng 50% là 1 việc không phải ai cũng làm được trong mục II của chương I? Ngay sau đây tôi sẽ có câu trả lời cho nghi ngờ của bạn.
Nhiều người sẽ nói với bạn rằng khi trade thì xác xuất thắng ngẫu nhiên là 50%, và nếu người nào đó trade mà xác xuất thắng dưới 50% thì người đó trade quá tệ! Có lẽ nhiều người cũng từng thắc mắc rằng tại sao xác xuất thắng ngẫu nhiên là 50% mà tại sao mình trade cứ thua hoài, thậm chí trade 10 lần thua hết 9.
Câu trả lời của tôi cho vấn đề này là: câu nói “xác xuất thắng ngẫu nhiên là 50%” là 1 điều không chính xác! Xác xuất thắng ngẫu nhiên của bạn chỉ có 33,33% thôi, thậm chí còn thấp hơn thế nữa.
Để tôi giải thích cho bạn tại sao nhé. Giả sử bạn trade 1 lệnh mua gold ngẫu nhiên và quyết định sẽ đóng lệnh sau đúng 1h, cho dù thắng thua gì thì cũng đóng lệnh. Vậy xác xuất thắng thua của bạn là bao nhiêu %? Câu trả lời là xác xuất thắng của bạn là 33.33%, xác xuất thua sẽ là 33.33% và 33.33% còn lại là … huề vốn.
Vâng, chính là huề vốn, tất cả các lệnh thực sự huề tiền hoặc thắng 1 tí hay thua 1 tí đều xếp vào nhóm huề vốn. Những lệnh ăn 3-5 pip, hay 30-50 cents (gold) thì làm sao có thể gọi là 1 lệnh thắng được, khi mà phí giao dịch cũng đã tốn hết ngần ấy. Bạn ăn được 3-5 pip, broker cũng kiếm được 3-5 pip, trong khi vài pip của bạn mang rất nhiều rủi ro còn vài pip phí của broker hoàn toàn không có rủi ro gì cả. Vì vậy với tôi tất cả những lệnh thắng thua 4-5 pip được xem là hều vốn (thực sự thì khi cộng tất cả mấy lệnh thắng thua chút đỉnh này lại thì cũng gần gần bằng 0).
Đó là chưa kể khi giao dịch trong khung thời gian ngắn thì thời gian sideway thường chiến khoảng gần 50% thời gian giao dịch, và khi đó thì xác xuất huề vốn của bạn sẽ tăng cao hơn 33.33%, và xác xuất thắng thua của bạn sẽ giảm thấp hơn 33.33%. Vì vậy tôi mới nói xác xuất thắng của bạn có thể còn thấp hơn 33.33% nữa.
Như bạn thấy đấy, khi vào lệnh 1 cách ngẫu nhiên và cố định thời gian thoát lệnh thì xác xuất thắng thua ngang nhau tương đương 33.33%. Tuy nhiên điều này vẫn chưa giải thích được tại sao nhiều trader lại đánh thua liên tục, thậm chí 10 lệnh thua 8-9 lệnh. Câu trả lời của tôi chính là “những trader thiếu kinh nghiệm đã biến những lệnh đúng ra là huề vốn trở thành lệnh thua lỗ”.
Khi thị trường đi ngang thì xác xuất thua của trader tăng cao hơn rất nhiều so với bình thường, đặc biệt là thị trường sideway hoặc chopping trong 1 biên độ hơi lớn 1 tí. Lúc này khi thấy thị trường không đi đúng nhận định, thay vì rút lui và huề vốn thì các trader thiếu kinh nghiệm lại bắt đầu hi vọng, họ tiếp tục giữ lệnh với hi vọng giá sẽ không chạm stoploss và tiếp tục đi theo hướng dự đoán, điều đáng buồn là với thị trường đi ngang như vậy thì giá thường chạm stoploss trước khi bắt đầu tiếp tục xu hướng.
Vậy làm cách nào để giải quyết vấn đề này? Câu trả lời chính là kỹ thuật thoát khỏi thị trường, và tôi sẽ bàn kỹ hơn về vấn đề này trong chương viết về exit, stoploss.
III. Ý nghĩa và tầm quan trọng của stoploss[sửa]
Như bạn đã thấy, thực tế xác xuất chính xác của trader vốn không cao lắm, và ngay cả với những trader dày dạn kinh nghiệm thì việc đạt được xác xuất thắng 60-70% vẫn là 1 việc không phải dễ dàng. Thậm chí ngay cả khi bạn đạt được xác xuất thắng 70% thì bạn cũng sẽ thua nếu không có được 1 phương pháp quản lý tiền hợp lý.
Và để quản lý tiền 1 cách hợp lý thì trước hết bắt buộc người trader phải biết làm 1 việc cực kỳ quan trọng, đó chính là học cách giới hạn thua lỗ. Nếu không thể giới hạn được thua lỗ thì cũng đồng nghĩa với không có quản lý tiền, và không có quản lý tiền thì sẽ đồng nghĩa với thất bại.
Và cách tốt nhất và đơn giản nhất mà 1 trader có thể làm để giới hạn thua lỗ đó là đặt mức stoploss.
Mức stoploss là 1 mức mà tại đó người trader nghĩ rằng dự đoán xu hướng của họ đã sai. Vì đã sai nên họ không muốn mất thêm tiền và họ sẽ chấp nhận dừng lỗ, thoát khỏi thị trường.
Mức stoploss này có thể là 1 mức giá đặt sẵn trên chart với những người giao dịch vàng hay FX, tuy nhiên còn với những người giao dịch chứng khoán thì sao? Họ vốn không có công cụ đặt stoploss! Câu trả lời của tôi cho bạn là “hãy giữ mức stoploss trong đầu”.
Bạn đã biết stoploss là 1 mức mà tại đó người trader dừng lỗ và thoát khỏi thị trường vì đã giao dịch sai xu hướng. Stoploss không phải là 1 mức đặt sẵn trên chart, khả năng đặt mức stoploss tự động đó chỉ là 1 tiện ích mà các broker cung cấp cho khách hàng mà thôi. Bạn hãy nhớ điều rất quan trọng này “stoploss là 1 mức mà người trader nghĩ rằng họ đã dự đoán sai khi thị trường chạm đến mức này”.
Vì vậy với những người giao dịch chứng khoán Việt Nam, việc không có khả năng đặt mức stoploss tự động cũng không phải quá quan trọng, họ có thể đặt mức stoploss trong đầu và tự mình dừng lỗ khi thị trường chạm đến mức đó.
Một điều quan trọng đó là mức stoploss là 1 mức báo cho trader biết khi đó họ đã sai. Tuy nhiên nếu bạn thấy mình đã sai mặc dù chưa chạm mức stoploss thì bạn cũng cần thoát khỏi thị trường.
Mức stoploss là để giúp trader không thua lỗ nhiều hơn khi sai, nếu bạn thấy mình sai càng sớm thì tất nhiên là càng tốt, vì như vậy bạn sẽ thoát khỏi 1 lệnh sai sớm hơn và sẽ tốn ít tiền hơn cho lệnh sai đó. Nếu bạn thấy rõ ràng là đã sai nhưng vẫn không chịu dừng lỗ thì đó rõ ràng là bạn đang cầu may với hi vọng giá sẽ không chạm stoploss và sau đó sẽ quay đầu. Đáng buồn là may mắn lại thường không xuất hiện khi bạn cần đến nó nhất.
Bạn sẽ thấy nhiều người giao dịch mà không hề đặt stoplost, và họ sẽ bảo với bạn rằng họ toàn gặp thua lỗ khi đặt stoploss. Và có thể chính bạn cũng từng nghi ngờ rằng mức stoploss khiến bạn mất tiền khi thấy giá vừa chạm stoploss của bạn xong thì lại quay đầu.
Và không phải chỉ có bạn mới nghĩ như vậy đâu, ngay chính bản thân tôi cũng đã từng nghi ngờ rằng mức stoploss khiến tôi bị mất tiền. Tôi đã mất không ít thời gian và tâm sức để đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này.
Có phải mức stoploss khiến tôi bị thua? Cuối cùng tôi cũng tìm được câu trả lời cho mình, câu trả lời đó là “đúng và …. cũng không đúng”
Tôi sẽ giải thích việc tại sao không có stoploss là không đúng trước nhé.
Như bạn đã biết mục tiêu của trader là kiếm lợi nhuận lâu dài trong thị trường, và để có thể kiếm được lợi nhuận lâu dài trong thị trường thì trader phải học cách để tồn tại lâu dài trước đã. Tuy nhiên việc không đặt stoploss có thể dẫn đến tất cả thành quả trong thời gian dài giao dịch sẽ bị đổ sông đổ biển chỉ trong 1 giao dịch thất bại.
Bạn thử hình dung xem tài khoản của bạn sẽ thế nào nếu bạn lỡ bán khống (short) cặp tiền AUDUSD tại những điểm được đánh dấu vòn tròn trên hình, mà những lệnh này lại không có stoploss?
Cặp tiền AUDUSD từ mức thấp 0,4815 lên đến đỉnh cao là 0,8007, có nghĩa là đã tăng 3.492 điểm (pip). Nếu bạn đánh 1 lot standard có nghĩa là bạn đã thua mất 34.920 USD, và với những trader không đặt stoploss thì kết quả rất rõ ràng là tài khoản của họ đã bị cháy. Sau khi đã tăng đến 0,8007 thì AUDUSD vẫn tiếp tục tăng thêm 1.841 pip và đạt đỉnh cao mới ở mức 9848 vào ngày 13-07-2008.
Như bạn đã thấy, nếu 1 trader lỡ giao dịch không đúng xu hướng tại những điểm như trên và không sử dụng mức dừng lỗ, kết quả rất rõ ràng là trader đó sẽ bị cháy tài khoản.
Và những biến động như vậy xảy ra khá thường xuyên trong thị trường, nên việc trader giao dịch sai xu hướng vào đúng những điểm khởi đầu 1 xu hướng mạnh, lâu dài như vậy là 1 chuyện rất bình thường.
Bạn có thể thấy điều tương tự trên cặp tiền USDJPY, USDJPY đã giảm từ đỉnh là 160,36 xuống mức thấp là 79,75, có nghĩa là USDJPY đã giảm tổng cộng 8.061 pip.
Hoặc như cặp tiền EURUSD đã tăng từ đáy 0.8225 lên đỉnh cao là 1.3669, có nghĩa là EURUSD đã tăng 5.444 pip.
Nếu khi ấy người trader không biết dừng lỗ thì chắc chắn kết quả sẽ là tài khoản bị cháy, tất cả công sức của trader sẽ bị đổ sông đổ biển chỉ trong 1 giao dịch thất bại.
Với tư cách 1 trader muốn tìm kiếm lợi nhuận lâu dài trên thị trường, bạn chắc chắn sẽ không cho phép tất cả công sức của mình bị xoá sạch chỉ trong 1 giao dịch thua lỗ. Và cách duy nhất để bạn tránh được rủi ro mất toàn bộ vốn liếng trong 1 giao dịch chính là luôn luôn sử dụng mức stoploss. Bạn hãy nhớ thật kỹ, nếu bạn muốn tồn tại lâu dài trong thị trường thì bạn bắt buộc phải luôn luôn sử dụng mức stoploss.
Bạn đã thấy tại sao không dùng mức stoploss là 1 sai lầm, bây giờ tôi sẽ giải thích cho bạn lý do tại sao sử dụng mức stoploss có thể khiến bạn … thua.
Trong quá trình giao dịch, bạn chắc chắn sẽ gặp rất nhiều trường hợp là giá vừa chạm mức stoploss của bạn xong thì lại quay đầu. Thậm chí nhiều khi giá chỉ vừa chạm stoploss của bạn, không lệch một li một tí nào đã thì lại quay đầu, điều này sẽ khiến cho bạn nghi ngờ rằng phải chăng các công ty môi giới đang chơi xấu mình.
Những chuyện này không phải chỉ có bạn gặp phải, tất cả các trader tham gia thị trường đều gặp phải, trong số đó tất nhiên cũng có tôi.
Và tôi cũng đồng ý với bạn rằng có thể bạn … đã bị chơi xấu đấy. Tuy nhiên kẻ chơi xấu bạn không phải là các broker đâu, mà bạn bị chơi xấu bởi các đại bàng trong thị trường đó, các tay Stop Hunting.
Và việc đặt mức stoploss không hợp lý sẽ khiến bạn dễ dàng trở thành con mồi cho đại bàng. Điều cốt lõi ở đây nằm ở chỗ “mức stoploss hợp lý”, mức stoploss này phải hoàn thành nhiệm vụ là bảo vệ bạn không thua lỗ quá nhiều khi phán đoán sai, nhưng cũng phải bảo đảm là bạn sẽ không trở thành miếng mồi ngon của các tay Stop Hunting.
Vâng, câu trả lời chính xác là “việc đặt stoploss 1 cách máy móc, không hợp lý sẽ khiến bạn thua, ngay cả khi phán đoán xu hướng thị trường của bạn là chính xác”.
Phán đoán chính xác xu hướng thị trường là 1 chuyện, còn việc có thể kiếm được tiền từ phán đoán đó hay không lại là 1 chuyện khác. Việc đặt mức stoploss như thế nào cho hợp lý tôi sẽ trình bày sau trong 1 chương riêng về kỹ thuật stoploss. Điều quan trọng ở đây mà bạn cần phải luôn ghi nhớ đó là: Luôn luôn sử dụng mức dừng lỗ khi giao dịch.
Bạn đã tìm hiểu về sự nguy hiểm của leverage, quy luật xác xuất trong trading, và cũng đã hiểu được tầm quan trọng của stoploss trong giao dịch. Giờ đã đến lúc tôi giới thiệu đến các bạn các phương pháp quản lý tiền thực sự.
Tôi sẽ giới thiệu đến các bạn các phương pháp quản lý tiền quen thuộc, trong đó có cả những phương pháp quản lý tiền tốt và không tốt. Bằng việc tìm hiểu cả phương pháp quản lý tiền phù hợp và không phù hợp với công việc trading, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các nguyên tắc quản lý tiền, từ đó sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình 1 phương pháp quản lý tiền phù hợp hơn.
Phương pháp quản lý tiền đầu tiên mà chúng ta sẽ tìm hiểu sẽ là 1 phương pháp rất quen thuộc đối với các trader, đặc biệt là với những người đã tham gia giao dịch chứng khoán, phương pháp này có tên gọi là Cost Average.
IV. Cost Average
Cost Average là 1 phương pháp quản lý tiền cực kỳ quen thuộc, kỹ thuật này thường được các nhà đầu tư chứng khoán gọi là mua trung bình giá.
Nhiều nhà đầu tư chứng khoán, khi chứng khoán của họ đang giữ bị giảm giá, thay vì khi đó nên dừng lỗ thì họ lại tiếp tục mua vào với mục đích là trung bình giá cổ phiếu.
Ví dụ: NĐT đang giữ 100 cổ phiếu (cp) với giá 200.000VNĐ/cp tốn hết 20.000.000 VNĐ, khi giá giảm xuống 100.000VNĐ/CP thì thay vì dừng lỗ thì NĐT lại tiếp tục mua vào 100 cp và tốn hết 10.000.000 VNĐ. Khi đó NĐT sẽ giữ 100cp có giá mua vào là 200.000VNĐ/cp, và 100 cp có giá mua vào là 100.000 VNĐ/cp. Như vậy NĐT đã bỏ ra tổng cộng 30.000.000 VNĐ để mua cp, và số cp hiện nắm giữ 200 cp => giá mua cp trung bình = 30.000.000 VNĐ / 200 cp = 150.000 VNĐ/cp. Nhờ trung bình giá của cp giảm nên giá chỉ cần tăng lên đến 150.000 VND/cp là NĐT đã huề vốn.
Còn với trader trong thị trường vàng, ngoại hối thì họ còn có thể trung bình giá trên cả 2 chiều long và short. Về cơ bản thì việc tăng thêm khối lượng giao dịch khi lệnh trước đó bị thua lỗ với mục đích trung bình giá mua bán đều là Cost Average.
Mới nghe đến đây có lẽ nhiều người có lẽ cảm thấy phương pháp này rất hay, vì thị trường khi tăng mạnh thì chắc chắn sẽ có lúc giảm trở lại, hoặc khi giảm mạnh thì cũng sẽ có khi tăng trở lại, vì vậy nếu cứ trung bình giá hoài thì trước sau gì thì giá cũng sẽ quay đầu.
Theo lý thuyết thì nếu bạn có khả năng trung bình giá vô tận thì bạn sẽ không bao giờ thua, tuy nhiên thực tế lại khác hẳn. Vấn đề nằm ở chỗ nguồn vốn tất cả mọi người đều có hạn, và 1 khi gặp trend quá lớn và dài, đến khi bạn không còn tiền để trung bình giá thì bạn sẽ mất tất cả vốn liếng chỉ trong 1 lần.
Rất nhiều trader tham gia trade Việt Nam stock đã mất trắng trong năm 2008 vì sử dụng phương pháp trung bình giá này, khi giá càng giảm thì họ lại càng tăng mua vào. Khi giá giảm nhẹ thì họ gom hết tiền mặt để mua, khi giá giảm mạnh thì họ bán nhà, bán đất để mua, khi giá giảm mạnh hơn nữa thì họ vay mượn tiền để tiếp tục mua vào, và khi giá giảm xuống đến đáy thì họ đã mất trắng toàn bộ gia sản.
Thay vì dừng lỗ ngay từ đầu và chờ đợi cơ hội tốt để giao dịch thì họ đã sống sót qua giai đoạn thị trường suy giảm năm 2008, tuy nhiên họ lại cố chấp không chịu dừng lỗ và liên tục trung bình giá, kết quả là mất toàn bộ gia sản chỉ trong 1 lần sai, thậm chí nhiều người còn phải gánh thêm 1 khoản nợ khổng lồ.
Sử dụng phương pháp trung bình giá trong giao dịch chứng khoán Việt Nam đã khiến nhiều người tán gia bại sản. Còn việc sử dụng phương pháp này trong thị trường vàng, ngoại hối thì sao? Thị trường vàng và ngoại hối biến động còn kinh khủng hơn nhiều so với thị trường chứng khoán, và cái kinh khủng nhất của 2 thị trường này đó là hệ số đòn bẩy cao. Chính việc có thể giao dịch 2 chiều tăng giảm nên rủ ro khi trader dùng trung bình giá sẽ lớn gấp 2 lần, và đòn bẩy cao sẽ khiến trader cháy tài khoản nhanh gấp 10 lần so với chứng khoán.
Những trader thiếu kinh nghiệm thường rất thích dùng phương pháp này, vì khi thị trường biến động trong xu hướng tăng giảm yếu hoặc sideway thì phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả. Tuy nhiên 1 khi thị trường bắt đầu 1 xu hướng rõ ràng và mạnh mẽ thì phương pháp này sẽ khiến tài khoản của trader cháy nhanh hơn cả việc giao dịch không sử dụng dừng lỗ.
Và lời khuyên của tôi cho tất cả trader là đừng bao giờ sử dụng phương pháp Cost Average này. Giao dịch không sử dụng dừng lỗ chắc chắn sẽ thất bại, còn giao dịch dùng Cost Average chắc chắn cũng sẽ thất bại, nhưng trong thời gian ngắn hơn nhiều.
IV. Martingale[sửa]
Martingale cũng là 1 kỹ thuật khá quen thuộc với các trader, và có lẽ còn quen thuộc hơn nữa với các … con bạc. Chính xác thì martingale là kỹ thuật được sáng tạo ra bởi các tay cờ bạc, và được sử dụng nhiều nhất là trong các sòng cờ bạc.
Martingale là kỹ thuật mà người chơi sẽ đánh cược gấp đôi tiền mỗi lần thua. Ví dụ lần đầu tiên tôi giao dịch với khối lượng 1 lot, nếu thua thì lệnh tiếp theo tôi sẽ đánh 2 lot, nếu tiếp tục thua thì sẽ đánh 4 lot, nếu thua tiếp thì tôi sẽ đánh 8 lot, và nếu thắng thì tôi sẽ quay trở lại bắt đầu giao dịch từ 1 lot.
Theo lý thuyết thì nếu tôi có khả năng tăng gấp đôi khối lượng giao dịch vô tận thì tôi sẽ không bao giờ thua, vì tôi chỉ cần thắng 1 lệnh sau cùng là tôi gỡ hết thua lỗ của các lệnh trước và sẽ còn có 1 khoản lãi.
Tuy nhiên thực tế thì nguồn vốn của chúng ta đều là có giới hạn, và 1 khi tôi không còn đủ tiền để gấp đôi khối lượng giao dịch thì tôi sẽ trắng tay. Nếu tôi bắt đầu từ khối lượng giao dịch lớn từ đầu thì tôi có khả năng sẽ cháy tài khoản chỉ sau 3-4 lần martingale. Còn nếu tôi bắt đầu từ khối lượng giao dịch nhỏ thì nếu có thắng thì cũng không thắng được bao nhiêu, nhưng lỡ thua thì sẽ thua trắng tay.
Sau đây chúng ta sẽ xem thử nếu tôi dùng martingale với khối lượng giao dịch khởi đầu là 1 lot tiêu chuẩn (100.000 USD), mức stoploss là 50 pip và với tài khoản biến động từ 10.000USD đến 600.000USD thì tôi có thể chịu được mấy lệnh nhé.
Như bạn thấy trong hình 4, với tài khoản 10.000 USD thì bạn chỉ chịu được tối đa 4 lần martingale, nếu bạn thua 5 lệnh liên tiếp thì bạn đã thất bại, và khi đó số tiền còn lại trong tài khoản của bạn chỉ còn 25%.
Với tài khoản 100,000 USD thì bạn sẽ chịu được tối đa 7 lần martingale, và nếu bạn lỡ thua 8 lệnh liên tục thì tài khoản của bạn chỉ còn 36.5%.
Và để chịu được 10 lệnh martingale liên tục thì bạn cần phải có tài khoản lên đến 600,000 USD, và nếu lỡ bạn không may mắn thua 11 lệnh liên tục thì bạn sẽ mất 85.25% giá trị tài khoản.
Ví dụ bạn đặt take profit cũng là 50 pip, và bạn sử dụng kỹ thuật martingale với khởi đầu là 1 lot tiêu chuẩn, chúng ta sẽ xem tỷ lệ lợi nhuận của mỗi lệnh thắng trên vốn là bao nhiêu nhé.
Như bạn thấy trên hình 5, với tài khoản 10,000 USD thì tỷ lệ lợi nhuận là 5%, tỷ lệ này khá tốt, tuy nhiên ở mức này thì số lần bạn martingale chỉ được tối đa 4 lần, vì vậy rủi ro bạn cháy tài khoản là rất lớn.
Còn với tài khoản 100,000 USD thì tỷ lệ lợi nhuận chỉ còn 0.5%, và số lần martingale tối đa của bạn là 7 lần, rủi ro bạn cháy tài khoản vẫn là khá lớn (chúng ta sẽ xem xét xác xuất cháy tài khoản vào phần sau của sách). Và bạn thấy lợi nhuận thu được là rất nhỏ so với số vốn bỏ ra.
Và với tài khoản 600,000 USD thì bạn sẽ chịu được đến 10 lần martingale, tuy nhiên lúc này tỷ lệ lợi nhuận của bạn giảm xuống cực kỳ nhỏ, chỉ còn 0.08%. Mức lợi nhuận này là quá nhỏ so với rủi ro và số vốn bỏ ra.
Và bây giờ chúng ta sẽ xem xét xác xuất của rủi ro 5,6,7,8,9,10,11 lần thua liên tục là bao nhiêu nhé, giả sử xác xuất thắng thua của bạn là 50/50 (mặc dù tỷ lệ này không phải là cao, tuy nhiên không phải ai cũng đạt được đâu nhé).
Như bạn thấy ở hình 6, xác xuất của 5, 6, 7 lần thua liên tục là khá cao, còn xác xuất của 9, 10, 11 thì tương đối thấp. 1 vấn đề lớn của phương pháp martingale đó là khi bạn giao dịch với khối lượng lớn thì khả năng bạn cháy tài khoản là rất cao, ngược lại nếu giao dịch với khối lượng giao dịch nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lại thấp. Để chịu được 9,1 0, 11 lần thua liên tục thì bạn sẽ phải giao dịch với khối lượng rất nhỏ, điều này dẫn đến là khi thắng thì tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sẽ cực kỳ thấp, chỉ còn dưới 0.1% giá trị tài khoản mà thôi.
Tuy nhiên thực tế thì xác xuất bị dính nhiều lần thua liên tục sẽ còn cao hơn rất nhiều so với con số trên hình 6, lý do không nằm ở kỹ thuật giao dịch mà nằm ở tâm lý của trader. Khi 1 trader thua liên tục 3 lệnh, thì khi đó khả năng thua tiếp 3 lệnh là cao hơn rất nhiều so với bình thường. Đơn giản là khi thua đến 3 lần liên tục thì tâm lý của trader đã không còn ổn định, lúc đó tâm lý sẽ bị sự chi phối lớn của cảm giác tức tối và tâm lý gỡ lỗ. Khi tâm lý còn ổn định mà còn thua 3 lệnh liên tục, thì khi tâm lý không ổn định, tinh thần không còn thoải mái tỉnh táo thì khả năng thua tiếp sẽ còn cao hơn bình thường nhiều. Chính vì điều này nên thực tế thì việc thua 5,6,7,8 thậm chí 9,10 lần liên tục xảy ra khá thường xuyên, đặc biệt là với các trader ít kinh nghiệm hoặc khả năng kiểm soát tâm lý yếu kém.
Nói tóm lại thì nếu dùng martingale với khối lượng ban đầu nhỏ thì hiệu quả trên vốn sẽ cực kỳ thấp, ngược lại nếu dùng khối lượng ban đầu lớn thì khả năng cháy tài khoản là cực kỳ cao. Và theo kinh nghiệm cá nhân tôi thì phương pháp martingale này còn nguy hiểm hơn cả phương pháp cost average mà tôi đã trình bày ở phần trước.
Lời khuyên của tôi với tất cả trader là đừng bao giờ dùng phương pháp martingale này, vì thực tế cho thấy là hầu hết trader dùng martingale đều kết thúc với tài khoản mất sạch tiền.
VI. Fixed ratio[sửa]
Có lẽ bạn đang thầm nghĩ: “thằng cha này toàn nói cái này không tốt, cái kia không dùng được. Cuối cùng cái tui muốn biết là nên dùng cái gì thì chờ hoài không thấy nói”.
Nếu bạn suy nghĩ như vậy thật thì bạn đã … nói chính xác rồi. Và lý do mà tôi trình bày những kỹ thuật nên tránh trước là vì muốn bạn biết, hiểu và tránh mất tiền vì những sai lầm cơ bản này. Bạn muốn kiếm tiền trong thị trường?? Điều này hoàn toàn chính đáng thôi, ai cũng vậy mà. Tuy nhiên trước khi học cách kiếm tiền thì bạn cần biết cách để giữ tiền trước đã.
Và sau khi nhét đầy tai toàn những điều nên tránh, điều không nên làm, điều tuyệt đối không được làm v.v…. thì giờ đây tôi sẽ trình bày với bạn những kỹ thuật nên dùng.
Fixed Ratio Money Management hay tạm dịch là “phương pháp quản lý tiền theo tỷ lệ rủi ro cố định”, đây là phương pháp mà trader sẽ đặt ra 1 mức thua lỗ cố định được tính theo % của tài khoản, vd: chỉ thua 3,4 hoặc 5% tài khoản trong 1 lần thua thôi.
Đây là 1 phương pháp quản lý tiền vừa tốt, vừa đơn giản, và tôi khuyến khích tất cả các trader, đặc biệt là những trader ít kinh nghiệm nên sử dụng phương pháp này..
Fixed Ratio là phương pháp mà trader sẽ tự đặt ra 1 con số % thua lỗ tối đa, và sau đó tuyệt đối giữ cho những lệnh thua đều thua lỗ tối đa bằng mức ấy. Ví dụ tài khoản của tôi có 10.000 USD và đặt ra tỷ lệ thua lỗ của tôi là 5%, có nghĩa là cho dù tôi mua bán gì đi chăng nữa, nếu có thua thì tôi chỉ thua tối đa 500 USD/order mà thôi.
Giả sử tài khoản của tôi có 10.000 USD, và với các tỷ lệ thua lỗ khác nhau thì sau 10 lần thua liên tục tài khoản của tôi sẽ còn bao nhiêu nhé.
Theo như hình 7 bạn sẽ thấy, nếu mỗi lần thua tôi chỉ thua 2% tài khoản thì sau 10 lần thua tôi chỉ mấy 2,000 USD, tài khoản của tôi còn lại 8,000 USD. Và tất nhiên là sau 10 lần thua thì tôi vẫn còn sống khoẻ.
Nếu mỗi lần thua tôi thua 3% tài khoản thì sau 10 lần thua tôi sẽ mất 30% tài khoản, và lúc đó tôi còn lại 7,000 USD. Với số tiền 7,000 USD còn lại này thì tôi cũng vẫn còn thoải mái.
Nếu mỗi lần thua tôi mất 4% tài khoản, nghĩa là sau 10 lần thua tôi mất 4,000 USD và còn lại 6,000 USD. Lúc này tôi đã gặp 1 rắc rối nho nhỏ rồi đấy, tuy nhiên việc gỡ lại 4,000 USD đã thua cũng không phải là quá khó khăn.
Nếu mỗi lần thua tôi lỗ 5% tài khoản, sau 10 lần thua thì tài khoản 10,000 USD của tôi chỉ còn lại 5,000 USD. Lúc này tôi đã gặp phải vấn đề không nhỏ rồi, từ 10,000 USD xuống 5,000 USD thì tôi chỉ thua lỗ 50% mà thôi. Tuy nhiên để từ 5,000 USD để quay lại mức ban đầu 10,000 USD thì tôi phải thắng đến 100% (thắng 5,000 USD của số tiền còn lại là 5,000 USD). Như bạn thấy đấy, việc thua 50% tài khoản là 1 việc không khó khăn mấy, nhưng để gỡ lại số tiền thua lỗ bạn phải thắng được 100%, và việc thắng 100% tài khoản không phải là chuyện đơn giản đâu nhé.
Nếu mỗi lần thua tôi mất 6% tài khoản, sau 10 lần thua tôi còn lại 4,000 USD. Và giờ đây tôi đã gặp rắc rối to rồi đấy, vì muốn gỡ lại số tiền thua mất thôi phải thắng 6,000 USD từ số vốn 4,000 còn lại, tương đương tôi phải thắng 150% mới huề vốn.
Nếu mỗi lần tôi thua mất 7% tài khoản, thì tôi sẽ còn lại 3,000 USD sau 10 lần thua. Lúc này tôi đang điên đầu đây, từ 3,000 USD để quay lại mức huề vốn 10,000 USD thì tôi phải thắng 233% tài khoản.
Nếu mỗi lần thua tôi lỗ 8% tài khoản, sau 10 lần thua tôi chỉ còn lại 2,000 USD. Và bây giờ thì cơ hội để tôi quay về mức huề vốn là rất nhỏ nhoi, vì từ 2,000 USD tôi phải thắng 400% tài khoản để quay về mức ban đầu.
Và nếu tôi thua 9% tài khoản mỗi lần sai, thì sau 10 lần thua tôi còn được vỏn vẹn 1,000 USD trong tài khoản. Và để quay lại mức huề vốn thì tôi phải thắng 900% tài khoản, 1 con số cực kỳ khó đạt được.
Và nếu tôi thua 10% tài khoản cho mỗi lệnh sau, thì sau 10 lần thua tài khoản của tôi sẽ về con số 0. Và lúc này tôi hoàn toàn không còn cơ hội để gỡ lại nữa, trong thì trường tài chính thì còn tiền là còn tồn tại, hết tiền cũng đồng nghĩa với game over.
Có thể bạn nghĩ là “ai lại tệ đến mức thua 10 lần liên tục chứ”, nếu bạn nghĩ vậy thì bạn đã sai lầm to rồi đấy, thực tế thì việc thua 10 lần không gỡ là tình huống xuất hiện khá thường xuyên, đặc biệt là với các trader thiếu kinh nghiệm. Và ngay cả tôi, tác giả của quyển sách bạn đang đọc cũng đã gặp phải chuyện này khi mới tham gia thị trường đấy.
Và bạn cứ yên tâm là những vấn đề tương tư như 10 lệnh thua 8 huề 2, 10 lệnh 9 thua 1 thắng v.v… sẽ diễn ra rất thường. Nếu bạn chưa từng gặp chuyện như vậy thì cứ yên tâm là … trước sau gì bạn cũng sẽ gặp thôi. Điều này phụ thuộc vào hên xui, nếu xui thì bạn sẽ gặp sớm và gặp thường xuyên, còn hên thì bạn ….. cũng sẽ gặp thôi, chỉ là gặp chậm hơn 1 tí.
Việc của bạn không phải là cố tránh cho chuyện này không bao giờ xảy ra (vì điều này không khả thi lắm), mà việc của bạn là làm sao cho dù gặp phải trường hợp thua 10 lệnh không gỡ thì bạn vẫn còn tồn tại trong thị trường. Mà để làm được như vậy thì bạn phải giới hạn tỷ lệ thua lỗ tối đa ở mức hợp lý. Theo ý kiến cá nhân tôi thì bạn chỉ nên sử dụng tỷ lệ 3%, 4% tôi, và tuyệt đối không bao giờ được sử dụng tỷ lệ quá mức 5%.
Profit factor
Profit factor hay còn gọi là tỷ lệ lợi nhuận, đây là 1 trong những con số có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với 1 trader. Nếu 1 trader mà có tỷ lệ profit factor xấu thì khả năng chiến thắng về lâu dài của trader đó sẽ rất thấp, ngược lại 1 trader có được tỷ lệ profit factor tốt thì có nghĩa là trader đó đang tiến đến rất gần đến chiến thắng rồi.
Profit factor được tính bằng cách lấy trung bình lợi nhuận đem chia cho trung bình thua lỗ. Ví dụ tôi giao dịch 100 lệnh, trong đó có 60 lệnh thắng và 40 lệnh thua, trung bình 1 lệnh thắng tôi thắng được 1000 USD, và trung bình 1 lệnh thua tôi thua mất 500 USD. Từ những con số trên tôi sẽ tính được 2 tỷ lệ cực kỳ quan trọng:
- Tỷ lệ thắng thua (win/lose ratio) = 60/40 = 6:4
- Tỷ lệ lợi nhuận/thua lỗ (profit factor ratio) = 1000/500 =2:1
Tỷ lệ thắng thua 6:4 có nghĩa là trong 10 lệnh thì trung bình tôi thắng 6, thua 4.
Tỷ lệ lợi nhuận/thua lỗ 2:1 có nghĩa là trung bình 1 lần thắng tôi thắng gấp đôi 1 lần thua, điều này cũng có nghĩa là 1 lần thắng tôi đủ bù cho 2 lần thua lỗ.
Khi bạn tham gia thị trường thì có 1 câu châm ngôn mà bạn cần phải nhớ thật kỹ, đó là “không quan trọng số lần bạn thắng, mà chỉ quan trọng số tiền bạn thắng”. Nếu 1 người chỉ lo làm sao cho tỷ lệ thắng thua đạt 9:1, nhưng profit factor thì không tốt, vì khi thắng chỉ thắng 1,000 USD, nhưng khi thua thì thua đến 10,000 USD, thì kết quả cuối cùng của trader vẫn chỉ là thua lỗ 1,000 USD.
Và với 1 trader có tỷ lệ profit factor tốt thì cho dù đánh 10 lệnh chỉ thắng 5 thì kết quả cuối cùng vẫn là có lãi.
Và bây giờ chúng ta sẽ xem thử vài ví dụ nhé:
- Giả sử tôi có 1 tài khoản 10,000 USD
- Profit factor của tôi là 1:2, có nghĩa là phải 2 lần thắng tôi mới đủ bù 1 lần thua
- Mỗi lần thua tôi thua 1,000 USD.
- Mỗi lần thắng tôi thắng 500 USD.
Bây giờ chúng ta sẽ xem thử với các tỷ lệ thắng thua khác nhau thì kết quả cuối cùng của tôi như thế nào nhé.
Theo như hình 8, bạn có thể thấy là với profit factor 1:2 thì với các tỷ lệ thắng thua 3-7; 4-6 thì tôi sẽ bị thua lỗ nặng. Còn với thỉ lệ thắng thua 5-5; 6-4 thì kết quả cuối cùng của tôi vẫn chỉ là thua lỗ. Và chỉ đến tỷ lệ thắng thua rất cao là 7-3 thì tôi mới có lãi, tuy nhiên cũng chỉ là 1 khoản lợi nhuận khá nhỏ bé.
Bạn có thể thấy rất rõ ràng vấn đề của tôi ở đây chính là tỷ lệ profit factor không tốt đã làm cho kết quả cuối cùng trở nên cực kỳ tệ hại.
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét 1 ví dụ khác nhé:
- Giả sử tài khoản của tôi có 10,000 USD.
- Profit factor của tôi là 2:1, điều này có nghĩa là trung bình 1 lệnh thắng của tôi sẽ đủ bù lỗ cho 2 lệnh thua.
- Mỗi lần thua tôi thua 500 USD.
- Mỗi lần thắng tôi thắng 1,000 USD.
Như hình 9 bạn sẽ thấy với profit factor là 2:1, thì ngay cả tôi trade rất tệ, đánh 10 lệnh thua 7 lệnh thì tôi cũng chỉ lỗ 1 số tiền nhỏ là 500 USD. Chỉ cần tôi đánh 10 lệnh thắng được 4 lệnh thôi thì kết quả cuối cùng tôi vẫn có lãi 1,000 USD. Và nếu tôi trade tốt hơn thì tôi lại càng thắng được nhiều hơn.
Vậy đâu là rút ra từ 2 ví dụ trên? Bài học rõ ràng đó là tỷ lệ profit factor tốt hơn thì khả năng chiến thắng của tôi cao hơn hẳn.
Mặc dù có ý nghĩa cực kỳ quan trọng như vậy, tuy nhiên phần lớn trader lại không dành nhiều quan tâm lắm đến vấn đề này. Họ cố công tìm cách làm sao để có thể đánh 10 lệnh thắng 8,9 lệnh, kết quả cuối cùng đó là profit factor của họ quá tệ hại, và dù tỷ lệ thắng thua lên đến 9-1, nhưng chỉ cần 1,2 lệnh thua là họ mất sạch lợi nhuận của 8,9 lệnh thắng, và tất nhiên kết quả cuối cùng của những trader này vẫn chỉ là thua lỗ.
Tóm lại thì bạn cần phải ghi nhớ những nội dung quan trọng sau:
- Fixed ratio là phương pháp quản lý tiền tuy cực kỳ đơn giản nhưng lại rất hiệu quả, đây là phương pháp quản lý tiền tôi khuyến nghị các nhà đầu tư nên sử dụng.
- Mỗi lần thua chỉ nên thua từ 3-4% tài khoản thôi, và tuyệt đối đừng bao giờ thua lỗ quá 5% tài khoản chỉ trong 1 giao dịch thất bại.
- “Số lần bạn thắng không quan trọng bằng số tiền bạn thắng”, vì vậy hãy giữ cho tỷ lệ profit factor tối thiểu phải bằng 1:1, nếu tốt hơn hãy nâng tý lệ này lên trên 2:1.
VII. Piramid[sửa]
Piramid money management hay có thể gọi là phương pháp đánh bồi theo kiểu kim tự tháp. Đây là kỹ thuật quản lý tiền nâng cao, nếu bạn sử dụng tốt kỹ thuật này thì nó sẽ giúp bạn gia tăng lợi nhuận và giảm bớt rủi ro đáng kể, ngược lại nếu bạn dùng kỹ thuật này không phù hợp thì nhẹ có thể dẫn mất hết lợi nhuận, nặng thì có thể biến 1 lệnh từ lãi thành lỗ nặng.
Về cơ bản thì đây là kỹ thuật chia nhỏ khối lượng giao dịch ra làm nhiều phần, và mỗi khi gia dịch trước đó có lợi nhận thì nhồi lệnh thêm.
Ví dụ tôi muốn mua 3 lot vàng nhưng lại cảm thấy vào 1 lần 3 lot thì rủi ro khá cao, thay vì tôi vào lệnh 1 lần tất cả 3 lot thì tôi sẽ chia nhỏ lệnh ra làm 3 phần.
• Lần đầu tiên tôi vào lệnh mua với volume là 1 lot, nếu vào sai thì tôi sẽ cắt lỗ 1 lot vào sai này.
• Tuy nhiên nếu vàng tăng 10 USD thì lệnh đầu tiên của tôi có profit , điều này có nghĩa là ít nhất tạm thời dự đoán của tôi đã đúng vì vậy tôi sẽ mua thêm 1 lot nữa.
• Và nếu lệnh thứ 2 của tôi lại tiếp tục đúng và giá vàng tăng tiếp 10 USD thì tôi sẽ vào lệnh thứ 3, sau khi vào đủ 3 lệnh thì tôi sẽ đợi đến khi giá đạt mức lợi nhuận mong đợi và thua lợi nhuận toàn bộ 3 lot.
Theo ví dụ trên bạn có thể thấy, nếu dự đoán xu hướng của tôi sai ngay từ đầu thì tôi chỉ thua trên 1 lot đầu tiên thôi. Ngược lại nếu tôi dự đoán đúng xu hướng dài hạn thì tôi sẽ thu được lợi nhuận trên 3 lot.
Thua thì thua trên 1 lot, thắng thì thắng trên 3 lot! Bạn có cảm thấy điều này vô cùng tuyệt không?
Tuy nhiên thực tế lại không đơn giản như vậy! Nếu lỡ tôi vào lệnh mua thứ 2 xong thì vàng lại giảm ngược lại 10 USD thì sao?
Câu trả lời thật là đơn giản, nếu nhanh tay đóng lệnh thì tôi sẽ huề vốn, còn do dự không cắt mà sau đó giá giảm tiếp thì tôi đã biến từ 1 lệnh lãi thành 1 lệnh lỗ.
Khi sử dụng kỹ thuật piramid, việc bạn đoán đúng xu hướng thôi vẫn là chưa đủ để bảo đảm lợi nhuận. Nếu bạn piramid khi xu hướng yếu thì cho dù bạn đoán đúng xu hướng thì bạn vẫn lỗ như thường. Kỹ thuật đánh bồi piramid chỉ hiệu quả khi bạn đoán đúng 1 xu hướng dài và mạnh. Tuy nhiên việc đoán đúng xu hướng đã là việc không phải dễ dàng, việc đoán đúng 1 xu hướng dài và mạnh lại càng khó khăn hơn. Vì vậy đây mặc dù là 1 kỹ thuật tốt, tuy nhiên kỹ thuật này đòi hỏi trader phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể sử dụng hiệu quả.
Tóm lại thì có vài vấn đề bạn cần quan tâm
• Kỹ thuật đánh bồi piramid là 1 kỹ thuật có thể giúp trader tối đa lợi nhuận và tối thiểu rủi ro nếu sử dụng hiệu quả.
• Ngược lại nếu sử dụng không đúng thì có thể sẽ khiến trader biến 1 lệnh từ lãi thành lệnh lỗ.
• Kỹ thuật này chỉ phát huy hiệu quả khi bạn đánh trung 1 xu hướng dài và mạnh, và để có thể đoán đúng được xu hướng dài, mạnh đòi hỏi trader phải có khả năng phân tích cực tốt. Vì vậy kỹ thuật này chỉ phù hợp với các trader dày dạn kinh nghiệm. Nếu bạn chưa đủ kinh nghiệm mà cố gượng ép sủ dụng kỹ thuật này thì chỉ dẫn đến thua lỗ nhiều hơn thôi.
Tác giả[sửa]
VietTrader