Bệnh do sán dây lợn và sán dây bò

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chu kỳ và dịch tễ học[sửa]

Chu kỳ của sán dây lợn[sửa]

Sán dây lợn dài trung bình 2-3 m, thân có nhiều đốt. Sán trưởng thành sống trong ruột người. Đốt sán già theo phân ra ngoại cảnh, trứng được giải phóng và phát triển thành trứng có ấu trùng. Nếu người ăn phải trứng có ấu trùng vào đường tiêu hóa, ấu trùng phá vỡ vỏ trứng, xuyên qua niêm mạc ruột theo mạch máu tới tổ chức để phát triển thành kén sán.

Nếu người ăn phải kén sán ở thịt lợn chưa nấu chín, vào đường tiêu hóa kén sán sẽ phát triển thành sán trưởng thành.

Chu kỳ của sán dây bò[sửa]

Sán dây bò ký sinh trong ruột người, đốt già theo phân ra ngoài, trứng được giải phóng. Nếu bò ăn phải trứng sán có ấu trùng, bò sẽ mắc bệnh ấu trùng. Nếu người ăn thịt bò có ấu trùng chưa nấu chín sẽ mắc bệnh sán trưởng thành. Người không mắc bệnh ấu trùng sán dây bò.

Dịch tễ học[sửa]

Bệnh sán dây thường gặp ở những nơi ăn thịt chưa nấu chín, nuôi lợn thả rông, ăn rau sống. Các loại sán dây gây bệnh ở người dưới hai thể: thể trưởng thành cư trú trong ruột, người là vật chủ cuối cùng; thể ấu trùng cư trú trong các phủ tạng, người chỉ là vật chủ trung gian.

Lâm sàng.[sửa]

Triệu chứng học bệnh sán dây[sửa]

Thường không có triệu chứng gì và chỉ khi thấy có đốt sán ở trong phân hay quần mới biết. Nhưng ở trẻ em thường hay gặp các triệu chứng sau: ứ nước dãi, lợm giọng, nôn, đau bụng, bệnh nhân có thể tiêu chảy hoặc táo bón, đôi khi có hội chứng lỵ...

Triệu chứng bệnh ấu trùng sán dây lợn[sửa]

Bệnh ấu trùng sán lợn ở mắt sẽ gây ra những u nang làm lác mắt, lồi mắt. Ở mi mắt, ở giác mạc hoặc kết mạc sẽ làm viêm, lật mi mắt, chảy nước mắt, khó đưa mắt.

Bệnh ấu trùng sán lợn ở não thường gây nhức đầu, nôn, chóng mặt, run, co giật và các hiện tượng loạng choạng, liệt.

Bệnh ấu trùng sán lợn ở cơ và trong da: triệu chứng nhẹ bệnh nhân chỉ thấy đau ở các cơ có ấu trùng cư trú.

Chẩn đoán[sửa]

- Xét nghiệm phân tìm đốt sán.

- Sinh thiết tổ chức tìm kén sán.

- Xét nghiệm máu thấy bạch cầu ưa axít tăng.

- Các phản ứng huyết thanh.

Phòng bệnh[sửa]

Không ăn thịt nấu chưa chín dưới bất kỳ hình thức nào, kiểm nghiệm gia súc trước khi mổ thịt, đẩy mạnh vệ sinh và xử lý phân tốt ở những nơi có lợn, bò, trâu.

Điều trị[sửa]

Albendazole 400 mg: 1 viên/ngày × 3 ngày (Không dùng cho trẻ em < 2 tuổi).

NGUỒN

Giáo trình Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Huế

Liên kết đến đây