Bệnh xuất huyết do thiếu vitamin K

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đây là bệnh chảy máu do giảm phức hệ prothrombin gồm những yếu tố II, V, VII, X có thể gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuổi phổ biến nhất là sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 3 tháng, nam, nữ tỷ lệ không khác nhau.

Nguyên nhân[sửa]

Bẩm sinh thiếu các yếu tố II, V, VII, X hoặc mắc phải do thiếu vitamin K. Trong 4 yếu tố trên thì yếu tố V không phụ thuộc vitamin K.

- Cung cấp thiếu vitamin K: do dùng sữa mẹ đơn thuần, mẹ ăn kiêng khem, ăn muối tiêu không có chất xanh.

- Vi khuẩn đường ruột bị rối loạn: tiêu chảy mãn, tắc mật bẩm sinh không hoàn toàn.

- Hoặc mắc phải do chống vitamin K trong máu lưu hành như trường hợp ngộ độc phấn rôm có warfarin hoặc mắc phải thứ phát do suy chức năng gan: viêm gan, xơ gan, teo đường mật, sơ sinh non yếu, nhiễm trùng nhiễm độc gan.

Dịch tễ học[sửa]

- Theo tác giả Chuansumrit A, Isarangkura (1998) Thái Lan có tỷ lệ mắc bệnh 71 trẻ mắc / 100.000 trẻ sơ sinh. Ở Ấn Độ 1 trẻ mắc / 14.000 trẻ sơ sinh.

- Hà Nội ước tính có tỷ lệ mắc bệnh là 110 / 100.000 trẻ sinh.

Triệu chứng lâm sàng[sửa]

Chảy máu là triệu chứng chủ yếu để chẩn đoán

Ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tháng tuổi:[sửa]

hay gặp nhất.

- Chảy máu rốn kéo dài.

- Chảy máu từng đám ở dưới da.

- Ỉa ra máu.

- Tiểu máu

- Chảy máu não màng não: trẻ li bì ngủ lịm, hôn mê, co giật, thóp căng, có từng cơn ngưng thở, có triệu chứng liệt dây thần kinh sọ: dây III, VI và có triệu chứng thiếu máu. Đặc biệt thường gặp chảy máu sau chích lễ đây cũng là lý do vào viện của trẻ.

Ở trẻ lớn[sửa]

- Rất ít gặp, nếu có thường là do bệnh nhi có tắc mật bẩm sinh hoặc suy chức năng gan.

- Chảy máu dưới da gồm những máu tụ mảng bầm lớn, chảy máu ở cơ quan vận động: tụ máu khớp, chảy máu tiêu hóa: ỉa phân đen, nôn ra máu, chảy máu niêm mạc.

Xét nghiệm[sửa]

Xét nghiệm đông máu toàn bộ cho thấy kết quả sau:

- Thời gian máu đông kéo dài.

- Thời gian Howell kéo dài.

- Thời gian Cephalin Kaolin kéo dài.

- Thời gian Quick kéo dài.

- Thời gian máu chảy và số lượng tiểu cầu bình thường.

Những xét nghiệm khác như siêu âm thóp cần đặt ra khi có triệu chứng thần kinh.

Điều trị[sửa]

- Dự phòng đối với trẻ sơ sinh đẻ non hoặc ở trẻ nhỏ có nguy cơ giảm phức hợp Prothrombin. Trẻ không tiêm phòng vitamin K có nguy cơ xuất huyết do thiếu vitamin K gấp 3,55 lần trẻ có tiêm phòng vitamin K.

- Vitamin K1 1 mg (Tiêm bắp) thực tế ở trẻ sơ sinh đẻ non ta tiêm Vitamin K1 5 mg X 1 ống, tiêm bắp. Nếu đang xuất huyết tiêm vitamin K 1 ống TB X 3-4 ngày.

- Truyền máu tươi nếu chảy máu gây thiếu máu nhiều liều lượng từ 10-20 ml/kg/lần khi truyền máu thì tình trạng chảy máu hết ngay.

- Nếu có tình trạng xuất huyết não phải truyền máu tươi ngay, cho thuốc chống phù não thêm.

NGUỒN

Giáo trình Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Huế

Liên kết đến đây