Biết mình có thai

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Dụng cụ thử thai là một trong những phương pháp chính xác nhất mà bạn có thể sử dụng để kiểm tra xem mình có thai hay không. Ngoài ra, bạn còn có thể nhận biết các giai đoạn đầu của thai kỳ thông qua những thay đổi về thể chất và sinh lý. Những thay đổi trong thời gian đầu của thai kỳ có thể không xảy ra với tất cả mọi người, và ngược lại, có những thay đổi đó cũng không thể khẳng định rằng bạn đã có thai. Tuy nhiên, biết được những dấu hiệu chung có thể giúp bạn hiểu được những thay đổi mà bạn có thể gặp trong thời gian đầu của thai kỳ.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Nhận biết các Dấu hiệu[sửa]

  1. Xem xét khả năng mang thai. Có phải bạn đã quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su? Hoặc bao cao su bị thủng/rách? Hay có phải bạn đã quên uống thuốc tránh thai không? Nếu những vấn đề trên đã xảy ra, khả năng thụ thai của bạn là rất cao, và điều đó cũng đóng một vai trò rất lớn trong việc xác định bạn có đang mang thai hay không. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các biện pháp tránh thai và phòng ngừa khác, có thể bạn không có thai. Tỷ lệ thất bại của các biện pháp tránh thai là rất thấp.
    • Tuy nhiên, xuất tinh ngoài thường không có tác dụng. Vì thế, đừng coi đây là một biện pháp bảo vệ bạn khỏi khả năng có thai.
  2. Lưu ý khi bạn bị trễ kinh. Một số phụ nữ theo dõi chu kỳ của họ, còn một số thì không, vì vậy bạn có thể không biết được chu kỳ của mình đã bị trễ bao nhiêu ngày.
    • Hãy nhớ lại lần cuối cùng bạn có kinh nguyệt là khi nào. Nếu bạn không nhớ một cách chính xác, bạn có thể cố gắng gợi lại xem chu kỳ gần nhất có gắn liền với một sự kiện nào đó không. Ví dụ, kỳ kinh gần nhất đến khi bạn có kỳ nghỉ hoặc khi bạn đi đến một buổi hòa nhạc. Nếu bạn không có kinh nguyệt trong hơn 30 ngày, và trong thời gian đó bạn có quan hệ tình dục thì có thể là bạn đã mang thai.
    • Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều, bạn nên thử thai thường xuyên nếu bạn có quan hệ tình dục. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người thường xuyên uống rượu, hút thuốc hay sử dụng chất kích thích vì chúng có thể gây tổn hại cho thai nhi trong ba tháng đầu của thai kỳ.
  3. Để ý tình trạng xuất huyết làm tổ. Hiện tượng ra một chút máu trước, trong, hoặc sau chu kì kinh nguyệt là điều bình thường. Nhưng nếu hiện tượng này đến khi không phải trong chu kỳ kinh nguyệt, có thể bạn có thể đã trải qua dấu hiệu xuất huyết làm tổ - tức là xuất huyết do trứng thụ tinh bám vào thành tử cung. Đây là một dấu hiệu chứng tỏ bạn đã mang thai.
  4. Xem xét những thay đổi ở ngực của bạn. Khi bạn mang thai, đặc biệt là trong lần mang thai đầu, thay đổi ở ngực và bầu vú thường là các dấu hiệu đầu tiên bạn có thể nhận thấy. Bạn có thể cảm thấy đau hoặc căng cứng ngực khi chạm vào. Các dấu hiệu khác như ngực lớn hơn, núm vú trở nên to và tối màu hơn cũng là các dấu hiệu đáng lưu ý.[1]
  5. Hãy để ý đến các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, hoặc những bất thường về tiêu hóa khác. Dù không phải tất cả, nhưng nhiều phụ nữ bị "ốm nghén" khi đang ở trong ba tháng đầu thai kỳ. Thông thường, nếu bạn thấy mệt mỏi kèm theo sợ một mùi nhất định nào đó, ví dụ như mùi thơm của cà phê chẳng hạn, rất có thể đây là triêu chứng của ốm nghén. Một số người khác trong ba tháng đầu thai kỳ lại cảm thấy thường xuyên chóng mặt, một số khác thì bị táo bón.
  6. Chú ý đến sự mệt mỏi. Trong ba tháng đầu thai kỳ, thường bạn sẽ có cảm giác cực kỳ mệt mỏi. Bạn có thể cảm thấy muốn đi ngủ sớm hoặc ngủ nhiều giấc hơn trong khi trước kia bạn không phải là sâu ngủ.
  7. Giữ tâm trạng ổn định. Những thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, khiến bạn thấy hào hứng ở lúc này nhưng sau đó có thể khóc ngay được. Những cảnh phim tình cảm hay những đoạn văn trong sách có thể làm cho bạn trở nên rất tâm trạng. Bạn cũng có thể thấy chính mình hoàn toàn không thể nhìn vào những câu chuyện hay tin tức về những điều tiêu cực có hại với trẻ em trong chương trình thời sự hoặc trong các cuốn sách.
  8. Hãy lưu ý đến nhu cầu đi vệ sinh. Một dấu hiệu chắc chắn xảy ra khi bạn đang mang thai là bạn sẽ đi tiểu thường xuyên hơn. Táo bón cũng là một dấu hiệu khác thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nếu bạn nhận thấy một trong những thay đổi này, rất có khả năng là bạn đã mang thai.
  9. Cẩn thận với triệu chứng chóng mặt. Đây là một tác dụng phụ thường gặp khi mang thai. Bạn có thể thấy rất chóng mặt khi đứng lên, hay ngất xỉu hoặc lịm đi tại một thời điểm nào đó. Nếu bạn nhận thấy điều này, bạn có thể đã mang thai.

Để Biết Chắc chắn[sửa]

  1. Thử thai tại nhà. Bạn có thể mua que thử thai tại hiệu thuốc hoặc tại một siêu thị, thường là bên cạnh các sản phẩm dành cho phụ nữ hoặc các sản phẩm kế hoạch hóa gia đình.
    • Nếu bạn nhận ra mình đã bị trễ kinh một thời gian thì việc đầu tiên bạn cần làm vào buổi sáng khi vừa thức dậy là kiểm tra nước tiểu. Việc kiểm tra sẽ được chính xác nhất tại thời điểm này.
    • Thực hiện theo các hướng dẫn trên bao bì. Hầu hết các dụng cụ thử thai đều được thiết kế ở dạng que. Hãy đặt que thử trong nước tiểu khi bạn đi vào phòng tắm.
    • Chờ kết quả. Các hướng dẫn trên bao bì sẽ chỉ rõ cách nhận biết kết quả là âm tính hay dương tính. Thông thường, bạn sẽ nhận được kết quả ngay sau khi nhúng que thử thai vào nước tiểu.
    • Nếu kết quả thử nước tiểu với que thử là âm tính (tức là không có thai) nhưng kỳ kinh nguyệt của bạn vẫn không đến, hãy kiểm tra lại sau một vài ngày. Nếu bạn mang thai, lượng hormone thai kỳ sẽ tăng lên theo thời gian, và có thể kết quả thử thai sau vài ngày sẽ khác đi so với lần đầu tiên.
  2. Tiến hành xét nghiệm tại phòng khám. Bạn cũng có thể tiến hành xét nghiệm nước tiểu bí mật tại một phòng khám kế hoạch hóa gia đình, hoặc xét nghiệm máu tại phòng khám phụ khoa. Ngay cả khi xét nghiệm nước tiểu cho kết quả dương tính, bác sĩ cũng có thể sẽ tiến hành thử máu để xác nhận tình trạng mang thai của bạn. Dù xét nghiệm nước tiểu là rất chính xác, nhưng cũng không đảm bảo là đúng tuyệt đối.

Đánh giá Lựa chọn của Bạn[sửa]

  1. Hãy xem xét xem bạn có muốn trở thành mẹ hay không. Đối với một số phụ nữ, mang thai là một trong những điều thú vị và tuyệt vời nhất của cuộc sống. Tuy nhiên, đối với một số người khác, họ rất sợ hãi khi mang thai. Nếu bạn đã cố gắng và mong mỏi chuyện có thai, hãy tiếp tục thực hiện các thay đổi cần thiết để có được một chu trình mang thai khỏe mạnh. Ngược lại, nếu bạn không chắc chắn ...
  2. Hãy nói chuyện với bố của đứa bé. Nếu bạn là một thiếu niên, hãy bỏ qua sự sợ hãi của bạn để nói chuyện với cha mẹ hoặc một người lớn khác mà bạn tin tưởng, như bác sĩ gia đình, người tư vấn, v.v..
  3. Tìm kiếm các biện pháp phá thai. Nếu bạn muốn bỏ đi thai nhi đó, bạn hẳn muốn biết những biện pháp có thể áp dụng. Một số biện pháp có nhiều tác dụng phụ và bạn sẽ phải quyết định điều gì là tốt nhất cho bản thân.
    • Thuốc phá thai: Nếu bạn đang ở trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn có thể dùng thuốc phá thai RU-486. Loại thuốc này sẽ làm mỏng niêm mạc tử cung, do đó sẽ khiến bào thai không nhận được đủ chất dinh dưỡng để tồn tại.
    • Trong phòng khám phá thai: Trước 16 tuần, bác sĩ sẽ thực hiện hút chân không để loại bỏ thai nhi từ tử cung của bạn. Sau 16 tuần thì sẽ dùng phương pháp D&E (giãn nở và thụt rửa) làm giãn nở tử cung và phẫu thuật loại bỏ thai nhi.
    • Cần hiểu rõ những quy định của pháp luật. Ở một số nơi, bạn phải có được sự cho phép của cha mẹ bạn nếu bạn muốn phá thai khi bạn dưới 18 tuổi.[2]
  4. Cân nhắc việc cho con nuôi. Nếu bạn muốn giữ lại thai nhi, nhưng bạn cảm thấy rằng đứa trẻ sẽ được chăm sóc tốt hơn trong một gia đình khác với bố mẹ khác, bạn có thể cân nhắc cho bé làm con nuôi, đó có thể là một trong những quyết định yêu thương nhất và ít ích kỷ mà bạn có thể làm.
    • Nói chuyện với bố của đứa trẻ. Ở nhiều nơi, để đứa trẻ có thể được nhận làm con nuôi thì cần có sự đồng ý của người bố. Nếu bạn dưới 18 tuổi, bạn cần phải nói chuyện với cha mẹ của mình trước khi quyết định.
    • Quyết định hình thức nhận nuôi mà bạn muốn. Bạn có thể thông qua một cơ quan có thẩm quyền, hoặc bạn có thể thuê một luật sư để sắp xếp việc nhận con nuôi một cách độc lập mà không cần thông qua các cơ quan chức năng.Việc này có thể hợp pháp hoặc không hợp pháp ở một số địa phương nên bạn cần xem xét kỹ luật pháp nơi bạn ở.
    • Chọn cha mẹ nuôi cẩn thận. Một số phụ nữ mang thai trả lời quảng cáo được đưa ra bởi những cặp vợ chồng muốn nhận con nuôi, và một số khác chọn cách làm việc với luật sư hoặc công ty môi giới để lựa chọn cha mẹ tương lai cho đứa bé. Các cặp vợ chồng khác sắp xếp việc nhận con nuôi thông qua các nhà thờ Hồi giáo hay giáo đường Do thái.
    • Biết rõ các khoản phí mà người nhận nuôi phải trả. Trong nhiều trường hợp, người nhận nuôi sẽ phải trả tiền cho dịch vụ chăm sóc tiền sản của bạn và các chi phí y tế khác. Có những nơi có luật lệ nghiêm ngặt về những gì cha mẹ nuôi có thể và không thể thanh toán, vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ để tránh gặp rắc rối sau này.
  5. Hãy quyết định để không phải hối hận về sau. Suy cho cùng, đó là cơ thể, con người của bạn và quyết định là ở bạn.

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy chắc chắn rằng bạn thực hiện các quyết định lành mạnh cho cả bạn và đứa trẻ
  • Cần chắn rằng bạn được chăm sóc tốt trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, bạn nên tham gia một lớp học về trẻ sơ sinh nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm sinh con. Một số bệnh viện cung cấp các lớp học về cách chăm sóc em bé bao gồm cả thông tin về cách cho con bú, thay tã và chăm sóc trẻ cơ bản. Hãy tận dụng bất cứ dịch vụ cộng đồng nào mà bạn được cung cấp.
  • Nếu bạn muốn làm mẹ nhưng lại cảm thấy rằng mình không thể cung cấp cho con sự chăm sóc tốt nhất, hãy đưa ra quyết định sau khi xem xét tất cả các lựa chọn có thể. Nói chuyện với bạn bè hoặc gia đình, hoặc liên hệ với các dịch vụ xã hội để tìm hiểu về cơ hội đào tạo hoặc chương trình hỗ trợ nào đó có thể giúp bạn có được một gia đình tốt hơn cho em bé. Đừng bao giờ phá thai hoặc cho bé làm con nuôi nếu bạn muốn trở thành một phụ huynh nhưng lại cảm thấy rằng bạn không đủ điều kiện.
  • Không uống rượu hoặc thuốc, trừ khi rất cần thiết.
  • Chăm sóc tốt cho em bé của bạn dù có buồn hay ốm đau, hãy nói với bé rằng bé là thiên thần nhỏ của bạn.
  • Đừng thấy xấu hổ khi hỏi, tâm sự hoặc xin lời khuyên. Hoàn toàn không có vấn đề gì nếu bạn hỏi hoặc nhờ sự giúp đỡ từ các bậc cha mẹ dày dặn kinh nghiệm.
  • Nếu bạn đang cố gắng có thai, hãy chú ý theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn bằng lịch. Bạn cũng có thể theo dõi chu kỳ bằng các ứng dụng trên điện thoại thông minh, ví dụ như Ovulation Calendar, hoặc một số trang web như MyMonthlyCycles.com.[3] Bạn cũng cần phải biết thời điểm rụng trứng để tăng cơ hội thụ thai sau khi quan hệ tính dục.

Cảnh báo[sửa]

  • Không bao giờ hút thuốc. Nó sẽ gây hại cho phổi của bạn và em bé.
  • Hãy thông minh nếu bạn quan hệ tình dục nhưng không muốn có thai. Hãy sử dụng các biện pháp tránh thai để không phải đưa ra quyết định đau thương về việc có thai ngoài ý muốn.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Dụng cụ thử thai tại nhà

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này