Cài đặt hệ điều hành mới trên máy tính

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đã đến lúc nâng cấp hệ điều hành? Bạn muốn chuyển từ Windows sang Linux? Hay muốn khởi động song song cả hai hệ điều hành. Làm theo hướng dẫn dưới đây để cài đặt hệ điều hành hoàn toàn mới trên máy tính.

Các bước[sửa]

Xác định Hệ điều hành muốn Cài đặt[sửa]

  1. Kiểm tra yêu cầu hệ thống. Nếu bạn đã quyết định cài đặt hệ điều hành mới, điều đầu tiên là xác định hệ điều hành bạn muốn sử dụng. Mỗi hệ điều hành lại có yêu cầu hệ thống khác nhau. Nếu bạn dùng máy tính đời cũ, hãy đảm bảo rằng máy có thể xử lý hệ điều hành đời mới.
    • Đa số cài đặt Windows yêu cầu RAM tối thiểu 1GB và ổ cứng 15-20 GB. Đồng thời, CPU phải đủ mạnh để chạy hệ điều hành bạn muốn. Đảm bảo rằng máy tính của bạn có thể đáp ứng các yêu cầu đó. Nếu không, bạn phải cài đặt hệ điều hành đời cũ như Windows XP.
    • Hệ điều hành Linux thường không yêu cầu nhiều về dung lượng hay hiệu năng máy tính như Windows. Yêu cầu còn tùy thuộc vào nhà phân phối mà bạn chọn (Ubuntu, Fedora, Mint, v.v.).
  2. Quyết định mua hay tải về. Bạn phải mua giấy phép Windows. Mỗi giấy phép đi kèm với mã sản phẩm để kích hoạt sau khi cài đặt. Còn đa số hệ điều hành Linux có thể tải miễn phí và cài đặt bao nhiêu tùy thích, mặc dù một số phiên bản Enterprise yêu cầu trả phí (Red Hat, SUSE, v.v.).
  3. Nghiên cứu tính tương thích của phần mềm. Đảm bảo hệ điều hành bạn muốn cài hỗ trợ toàn bộ chương trình bạn sử dụng. Nếu phải dùng Microsoft Office để làm việc, bạn không thể cài đặt chương trình này trên hệ điều hành Linux. Có các chương trình thay thế khác nhưng sẽ bị giới hạn chức năng..
    • Nhiều game chạy được trên Windows nhưng không tương thích với Linux. Các tựa game hỗ trợ trên Linux đang ngày một tăng, nhưng nếu bạn là mọt game thì bộ sưu tập của bạn khó có thể chuyển đổi sang Linux một cách suôn sẻ.
  4. Tìm hệ điều hành mới. Nếu bạn mua Windows từ cửa hàng, bạn sẽ nhận được đĩa cài đặt đi kèm với mã sản phẩm. Nếu không có đĩa nhưng có mã hiệu lực, bạn có thể tải bản sao đĩa từ trên mạng. Nếu cài đặt Linux, bạn có thể tải ISO từ trang web phát triển của nhà phân phối.
  5. Sao lưu dữ liệu. Khi cài đặt hệ điều hành mới, bạn gần như sẽ quét sạch ổ cứng. Tức là bạn sẽ mất toàn bộ dữ liệu trên máy tính trừ khi bạn sao lưu chúng. Luôn nhớ sao lưu các tập tin quan trọng trước khi tiến hành cài đặt. Sử dụng ổ cứng ngoài hoặc ghi dữ liệu ra DVD.
    • Nếu bạn cài đặt hệ điều hành mới song song với hệ điều hành hiện tại, bạn sẽ không bị mất dữ liệu. Tuy nhiên, sao lưu dữ liệu quan trọng phòng trường hợp không đáng có vẫn là một quyết định khôn ngoan.
    • Bạn không thể sao lưu chương trình, bạn phải cài đặt lại sau khi cài đặt hệ điều hành mới.

Cài đặt Hệ điều hành Mới[sửa]

  1. Quyết định thứ tự cài đặt. Nếu bạn cài đặt hệ điều hành Linux và muốn chạy song song với Windows, bạn cần cài Windows trước rồi mới cài Linux. Lý do là vì Windows có bộ tải khởi động vô cùng nghiêm ngặt, cần đặt vào đúng vị trí trước khi Linux được cài đặt, nếu không sẽ không tải.
  2. Khởi động từ đĩa cài đặt. Cho đĩa vào ổ đĩa, khởi động lại máy. Thường thì máy tính sẽ khởi động ổ cứng trước, nên bạn cần điều chỉnh một số thiết lập trong BIOS thì mới khởi động máy từ ổ đĩa. Bạn vào BIOS bằng cách nhấn phím Setup trong quá trình khởi động. Phím Setup hiển thị đồng thời với logo của nhà sản xuất.
    • Phím Setup thường là phím F2, F10, F12 và Del/Delete.
    • Sau khi vào trình đơn Setup (Cài đặt), di chuyển sang mục Boot (Khởi động). Thiết lập ổ đĩa DVD/CD thành thiết bị khởi động đầu tiên. Nếu bạn cài đặt từ USB thì cắm USB vào máy rồi chọn USB là thiết bị khởi động đầu tiên.
    • Sau khi chọn đúng ổ đĩa, lưu thay đổi và thoát Setup. Máy tính sẽ khởi động lại.
  3. Chạy thử Linux trước khi cài đặt, Linux thường đi kèm một bản sao có thể tải trực tiếp từ đĩa cài đặt. Bản sao này cho phép bạn “chạy thử ổ cứng” với hệ điều hành mới trước khi tiến hành cài đặt. Một khi sẵn sàng cài đặt, nhấp chuột vào trình cài đặt ở màn hình nền.
    • Tùy chọn này chỉ có trên Linux. Windows không cho phép bạn chạy thử hệ điều hành trước khi cài đặt.
  4. Đợi chương trình Setup tải. Dù bạn chọn hệ điều hành nào thì chương trình cài đặt cũng cần phải sao chép một số tập tin trước khi tiếp tục. Quá trình này có thể kéo dài vài phút, tùy thuộc vào tốc độ phần cứng của máy tính.
    • Bạn cần thiết lập một số tùy chọn cơ bản, chẳng hạn như ngôn ngữ và giao diện bàn phím.
  5. Nhập mã sản phẩm. Nếu cài đặt Windows 8, bạn cần nhập mã sản phẩm trước khi cài đặt. Phiên bản Windows đời cũ thì cài xong mới yêu cầu nhập. Người dùng Linux không cần mã sản phẩm trừ khi mua phiên bản Red Hat.
  6. Chọn kiểu cài đặt. Windows cung cấp lựa chọn Upgrading (Nâng cấp) hoặc tiến hành cài đặt Custom (Tùy chỉnh). Dù bạn nâng cấp từ phiên bản cũ của Windows thì cũng nên chọn Custom và thiết lập lại từ đầu. Lựa chọn này sẽ hạn chế tối đa các vấn đề sau xung đột giữa cai đặt cũ và mới.
    • Nếu cài Linux, bạn được cung cấp lựa chọn cài song song với hệ điều hành có sẵn (Windows) hoặc xóa ổ đĩa và cài mới Linux. Chọn tùy chọn phù hợp với nhu cầu của bạn. Nếu chọn cài song song với Windows, bạn sẽ được lựa chọn dung lượng ổ cứng muốn dành cho Linux.
  7. Định dạng phân vùng. Nếu cài đặt Windows, bạn cần chọn phân vùng ổ cứng cài Windows lên đó. Xóa phân vùng sẽ quét sách toàn bộ dữ liệu trong phân vùng đó và trả lại không gian cho vùng Unallocated (Chưa được gán). Chọn không gian chưa được gán và tạo phân vùng mới.
    • Nếu cài đặt Linux, phân vùng phải ở định dạng Ext4.
  8. Thiết lập tùy chọn Linux. Trước khi cài đặt, trình cài đặt Linux sẽ hỏi múi giờ và đăng ký tài khoản. Bạn sử dụng thông tin tài khoản để đăng nhập Linux cũng như ủy quyền thay đổi hệ thống.
    • Người dùng Windows sẽ điền thông tin cá nhân sau khi cài đặt xong.
  9. Đợi hoàn tất cài đặt. Tùy thuộc vào tốc độ của máy tính mà quá trình cài đặt có thể kéo dài hàng giờ. Bạn hầu như không phải can thiệp vào quá trình này. Máy tính sẽ khởi động lại vài lần trong quá trình cài đặt.
  10. Tạo đăng nhập Windows. Sau khi hoàn tất cài đặt Windows, bạn cần tạo tên người dùng. Bạn có thể đặt mật khẩu, mặc dù không bắt buộc. Sau khi tạo thông tin đăng nhập, bạn được yêu cầu nhập mã sản phẩm.
    • Trong Windows 8, bạn được yêu cầu tùy chỉnh màu sắc trước. Sau đó, bạn có thể chọn đăng nhập bằng tài khoản Microsoft hay sử dụng tên đăng nhập Windows truyền thống.
  11. Cài đặt trình điều khiển và chương trình. Sau khi hoàn tất cài đặt, bạn đăng nhập vào màn hình nền mới. Tại đây, bạn có thể tiến hành cài đặt chương trình và đừng quên cài đặt, cập nhật trình điều khiển. Nhớ cài đặt chương trình diệt virút nếu muốn kết nối internet.

Cài đặt Hệ điều hành Cụ thể[sửa]

  1. Cài đặt Windows 7. Windows 7 hiện là hệ điều hành phổ biến nhất của Microsoft. Tham khảo các bài hướng dẫn trên mạng để biết cách cài đặt.
  2. Windows 8. Windows 8 là hệ điều hành đời mới của Microsoft. Tham khảo thêm các bài viết trên mạng để biết cách cài đặt.
  3. Cài đặt Ubuntu. Ubuntu là một trong những bản phân phối phổ biến nhất của Linux. Nhấp chuột vào bài viết trên để xem hướng dẫn.
  4. Cài đặt Mac OS X. Nếu muốn nâng cấp bản sao của Mac OS X, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết trên mạng.
  5. Cài đặt Linux Mint. Linux Mint là bản phân phối đời mới của Linux và đang dần trở nên phổ biến. Tham khảo bài viết này để biết cách cài đặt.
  6. Cài đặt Fedora. Fedora là bản phân phối đời cũ của Linux, có lịch sử lâu dài về sự ổn định. Tham khảo thêm các bài viết trên mạng để biết cách cài đặt.
  7. Cài đặt Mac OS X trên máy tính Intel hoặc AMD (Hackintosh)]]. Bạn muốn cài đặt Mac OS X trên máy tính cá nhân, tham khảo thêm các bài viết trên mạng.

Lời khuyên[sửa]

  • Có một mẹo để cài đặt Windows nhanh hơn: khi sao lưu dữ liệu, bạn đừng sao chép mà hãy di chuyển dữ liệu, sau đó chống phân mảnh ổ cứng. Hãy thử thực hiện vào đêm trước ngày cài đặt hệ điều hành mới, như vậy chương trình cài đặt có thể định dạng ổ đĩa nhanh hơn rất nhiều. Đặc biệt là khi bạn dùng ổ đĩa IDE dung lượng trên 40 gigabytes, hoặc Serial ATA (SATA) dung lượng trên 500 gigabytes.
  • Một số hệ điều hành, đặc biệt là Linux có phần cài đặt nâng cao và cài đặt thông thường. Nếu bạn không có kiến thức về phân vùng ổ cứng, hãy chọn cài đặt tự động. Nó sẽ tự phân vùng ổ cứng giúp bạn.

Cảnh báo[sửa]

  • Đảm bảo sao lưu mọi thứ trước khi cài đặt, nếu nâng cấp thì không cần. Tuy nhiên, sao lưu trước khi nâng cấp cũng là một lựa chọn khôn ngoan.
  • Windows không thể đọc phân vùng của Linux.
  • Nếu bạn cài đặt Windows và truy cập mạng, đừng quên cài đặt chương trình diệt virút.
  • Nếu bạn chuyển từ Windows sang Linux và không biết dùng Linux, hoặc cài đặt đầy đủ chưa chính xác. Nếu máy tính của bạn có thể khởi động từ USB, hãy cài đặt Linux vào thiết bị bên ngoài. Hoặc chọn khởi động từ CD để sử dụng Linux.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Máy tính
  • Đĩa cài đặt hệ điều hành
  • Kiến thức cơ bản