Các câu hỏi thường gặp về Brucellosis ở người

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Các câu hỏi về Brucellosis[sửa]

1.Brucellosis là gì?[sửa]

Brucellois là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Brucella. Vi khuẩn này chủ yếu truyền lây giữa các động vật, chúng gây bệnh ở nhiều động vật có xương sống. Người có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với động vật hoặc sản phẩm của chúng có chứa mầm bệnh. Ở người, Brucellosis gây nên hàng loạt triệu chứng dễ nhầm với cảm cúm, có thể gây sốt, vã mồ hôi, đau đầu, đau lưng và mệt mỏi. Có thể gây nhiễm trùng thần kinh trung ương và tim nghiêm trọng. Brucellosis có thể trở thành mạn tính, với các triệu chứng như: sốt hồi quy, đau khớp xương và mệt mỏi.

2. Đường truyền bệnh cho người và đối tượng thường bị nhiễm bệnh?[sửa]

Người thường bị nhiễm bệnh bởi 3 đường sau: ăn hoặc uống những sản phẩm có chứa Brucella, hít phải, hoặc vi khuẩn xâm nhập qua da bị tổn thương. Thông thường chúng ta hay bị nhiễm bệnh do ăn, uống các sản phẩm từ sữa có chứa mầm bệnh. Khi cừu, dê, bò hoặc lạc đà bị nhiễm bệnh thì sữa của chúng đều chứa mầm bệnh. Nếu sữa không được khử trùng thì khi chúng ta uống sữa hoặc ăn phomát làm từ sữa này đều bị nhiễm bệnh. Hít phải vi khuẩn Brucella không phải là đường truyền bệnh chính, nhưng nó có thể nguy hiểm với những người thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh, ví dụ những người làm trong phòng thí nghiệm, nơi nuôi cấy vi khuẩn. Nhiễm bệnh qua da tổn thương thường xảy ra với những người làm ở lò mổ hoặc các công ty đóng gói thịt hoặc bác sỹ thú y. Những người đi săn cũng có thể nhiễm bệnh qua da tổn thương.

3. Brucellosis có thể truyền lây từ người sang người?[sửa]

Truyền lây trực tiếp từ người sang người cực kì hiếm khi xảy ra. Người mẹ đang cho con bú có thể truyền bệnh sang con. Bệnh cũng có thể truyền qua đường tình dục. Mặc dù không phổ biến nhưng bệnh cũng có thể xảy ra khi cấy ghép mô có chứa mầm bệnh.

4. Cách phòng bệnh?[sửa]

Không tiêu thụ và vận chuyển phomát, kem, sữa chưa khử trùng. Nếu không chắc chắn các sản phẩm này đã được khử trùng thì không nên ăn. Những người đi săn và chăn gia súc nên dùng găng tay cao su khi cầm nội tạng của con vật. Hiện nay vẫn chưa có vaccine cho người!!!

5. Con chó của tôi được chuẩn đoán bị Brucellosis. Tôi có nguy cơ nhiễm bệnh không?[sửa]

Brucella canis gây bệnh Brucellosis ở chó. Vi khuẩn này cũng gây bệnh cho người. Các bác sĩ thú y có nguy cơ bị bệnh khi tiếp xúc với máu của vật bệnh, tuy nhiên chủ vật nuôi lại được xem như không có nguy cơ mắc bệnh. Nhưng chỉ ở một chừng mực nào đó, bởi vì chúng ta không thể chắc chắn được họ không tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc nhau của chó bệnh. Vi khuẩn bị loại khỏi cơ thể con vật sau vài ngày điều trị, tuy nhiên tái nhiễm cũng thường xảy ra, một số con vật dịch thể của chúng có thể chứa mầm bệnh tới vài tuần. Với những người suy giảm miễn dịch ( bệnh nhân ung thư, người nhiễm HIV, người mới phẫu thuật) thì không nên tiếp xúc với chó nhiễm bệnh.

6. Chẩn đoán Brucellosis như thế nào?[sửa]

Brucellosis được chẩn đoán trong phòng thí nghiệm bằng cách tìm vi khuẩn Brucella từ mẫu máu hoặc tuỷ xương. Kiểm tra mẫu máu cũng có thể thực hiện để tìm kháng thể chống lại vi khuẩn. Nếu sử dụng phương pháp này thì cần có 2 mẫu máu thu thập cách nhau 2 tuần.

7. Có thể chữa trị Brucellosis được không?[sửa]

Có. Nhưng điều trị rất khó. Phải sử dụng các kháng sinh có hiệu quả cao. Thông thường Doxycycline Rifampin được dùng kết hợp trong 6 tuần để tránh tái nhiễm. Phụ thuộc vào thời gian điều trị và mức độ bệnh mà có thể khỏi sau vài tuần hoặc hàng tháng. Tỷ lệ tử vong thấp (<2%), và thường kéo theo viêm màng tim.

8. Tôi là bác sỹ thú y, tôi không may đâm kim chứa vaccine (RB-51 hoặc Strain 19 hoặc REV-1) khi tiêm caccine cho bò ( hoặc dê, cừu). Tôi nên làm gì?[sửa]

Đây là vaccine sống, và strain 19 gây bệnh ở người. Bạn nên xem xét tình hình sức khoẻ. Nên thu thập 1 mẫu máu để kiểm tra kháng thể. Bạn nên điều trị bằng kháng sinh (doxycycline rifampin đối với strain 19 và REV-1, hoặc chỉ dùng doxycycline với RB-51) trong 3 tuần. Sau đó bạn đi kiểm tra lại và thu thập 1 mẫu máu nữa. ( Mẫu này cũng có thể thu thập sau 2 tuần). Cũng điều trị như vậy nếu bị vaccine phun vào mắt ( 6 tuần điều trị với trường hợp này) hoặc bị phun vào da tổn thương.

Các câu hỏi thường gặp về RB-51[sửa]

1. Brucella abortus RB-51 là gì?[sửa]

Brucella abortus là vi khuẩn gây bệnh Brucellosis ở gia súc và người. B.abortus là dòng đặc biệt được phát triển đặc biệt để gây miễn dịch cho gia súc chống lại Brucellosis. RB-51 được lựa chọn vì nó ít gây bệnh thể điển hình cho gia súc hơn là các dòng khác. Miễn dịch chống lại Brucellosis được bắt đầu từ năm 1941. RB-51 được xem là tạo miễn dịch an toàn cho gia súc. Vaccine này được cấp phép sử dụng ở gia súc vào năm 1996, năm 2003 thì được cấp phép đầy đủ, được dùng ở 49 bang của Mỹ, Puerto Rico và US Virgin Islands.

2. RB-51 có thể gây bệnh cho người?[sửa]

Nếu không may người bị nhiễm RB-51, mặc dù không phổ biến, nhưng cũng có thể bị bệnh. Nó xảy ra khi bị kim tiêm đâm, bị bắn vào mắt hoặc vết thương, hoặc phơi nhiễm với các chất chứa mầm bệnh. Theo báo cáo của CDC, có 26 trường hợp phơi nhiễm với vaccine RB-51 từ 1-1998 đến 12-1999. Trong đó 21 người(81%) do kim đâm, 5 người(19%) bị vaccine bắn vào( 4người bị bắn vào mắt, 1 người bị bắn vào vết thương). Hầu hết đều điều trị bằng kháng sinh, 73% có ít nhất 1 triệu chứng. Trong số bị ốm, 12% có triệu chứng tại chỗ, 26% có triệu chứng trong suốt 16 tháng. Một bệnh nhân yêu cầu phẫu thuật và RB-51 đã phân lập được từ vết thương. Có rất ít tài liệu đánh giá sự phơi nhiễm RB-51 ở phòng thí nghiệm.

3. Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh ở những người bị phơi nhiễm?[sửa]

RB-51 là dòng vi khuẩn ít gây bệnh, dù vậy nó vẫn chứa yếu tố bệnh lý, vì vậy phơi nhiễm có thể nguy hiểm cho sức khoẻ. Sử dụng rifamicin để phòng hoặc trị bệnh tốt cho nhiều loại vi khuẩn khác nhưng lại không hiệu quả với RB-51. Với trường hợp nguy cơ cao nên dùng doxycycline 100mg, uống, 2 lần/ngày, liệu trình ít nhất 21 ngày. Với các trường hợp chống chỉ định doxycycline, có thể dùng trimethoprim-sulfamethoxazole 160mg/800mg, uống, 2 lần/ngày, liệu trình ít nhất 21 ngày. Với những người chống chỉ định với các chất kháng khuẩn thì nên tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ. Trường hợp nguy cơ thấp cũng nên có các biện pháp phòng bệnh. Cả trường hợp nguy cơ cao hay thấp nên theo dõi tiến triển của bệnh. Tiến hành serologic test. Các triệu chứng có thể kéo dài và giảm dần sau 6 tháng.

Các triệu chứng của bệnh :

- Triệu chứng chủ yếu: sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau lưng phía dưới, đau khớp, mệt mỏi, có trường hợp bị tiêu chảy.

- Ngoài ra : đau cơ, đau cổ, toát mồ hôi.

- Mạn tính : biếng ăn, giảm cân, đau bụng, đau khớp, đau đầu, đau lưng, mệt mỏi, cáu kỉnh, mất ngủ, suy nhược, táo bón.

<<<< trang trước

Liên kết đến đây