Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Cách mua máy tính xách tay (Laptop)
Từ VLOS
Thị trường máy tính xách tay (laptop) đã thay đổi rất nhiều trong vòng một thập kỷ qua. Laptop không còn là của riêng giới kinh doanh nữa, mà giờ đây đã có mặt khắp mọi nơi cả ở trường học và trong các gia đình. Bạn có thể thay thế máy tính bàn (PC) bằng laptop, dùng nó để xem phim trên sô pha, hoặc mang theo mình để làm bài tập ở nhà bạn bè. Khi mua một chiếc laptop, việc có quá nhiều sự lựa chọn có thể gây lúng túng, đặc biệt là với những người mới mua lần đầu. Tuy nhiên bạn sẽ tự tin hơn nhiều khi chọn mua nếu chịu khó nghiên cứu tìm tòi và trang bị một chút kiến thức. Hãy xem Bước 1 dưới dây để biết cách chọn một chiếc máy tính xách tay phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Xác định bạn cần gì[sửa]
-
Cân
nhắc
những
tiện
lợi
của
chiếc
laptop.
Nếu
bạn
chưa
từng
dùng
laptop
thì
việc
cân
nhắc
những
lợi
ích
mà
nó
mang
lại
là
một
ý
tưởng
không
tồi.
Khi
so
sánh
với
một
chiếc
PC,
laptop
có
một
vài
ưu
điểm.
- Bạn có thể mang laptop đi mọi nơi, kể cả ra nước ngoài miễn là bạn mang theo cả bộ sạc.
- Nhiều mẫu laptop có thể làm được hầu hết mọi việc mà một PC có thể làm được. Có thể bạn chưa chắc đã chạy được những trò chơi mới ở thiết lập cao nhất, nhưng hầu hết các laptop hiện đại đều có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
- Laptop không chiếm nhiều diện tích khi sử dụng và dễ dàng di chuyển hơn. Điều này giúp nó phù hợp với các căn hộ nhỏ, hoặc để sử dụng trên bàn làm việc trong phòng ngủ.
-
Hãy
xem
xét
cả
những
nhược
điểm.
Mặc
dù
laptop
là
một
thiết
bị
có
tính
di
động
cao,
nó
cũng
có
một
số
nhược
điểm
nổi
trội
dưới
đây.
Nếu
bạn
thực
sự
muốn
mua
laptop,
những
hạn
chế
này
không
đến
nỗi
khiến
bạn
từ
bỏ
ý
định
mua,
nhưng
bạn
cũng
nên
lưu
ý
khi
chọn
mua
máy.
- Laptop dễ bị trộm hơn khi đi lại nếu bạn không trông coi cẩn thận.
- Thời lượng pin không phải là quá dài cho nên sẽ rất khó khăn nếu bạn phải làm việc trong khoảng thời gian dài mà không có điện, như ở trên máy bay hoặc trên bãi biển gần nơi nghỉ dưỡng. Nếu bạn phải đi lại nhiều, thời lượng pin sẽ rất quan trọng.
- Vì laptop không thường được nâng cấp như máy tính bàn, nên chúng cũng nhanh chóng trở nên lỗi thời hơn. Điều này có nghĩa là bạn có thể sẽ phải mua một chiếc máy mới sau vài năm.
- Suy nghĩ về mục đích sử dụng. Vì laptop có ứng dụng rất đa dạng, nên việc so sánh giữa các mẫu sẽ giúp bạn tập trung được vào mục đích sử dụng máy. Nếu bạn chỉ định dùng máy chủ yếu để lướt web hay viết email, thì nhu cầu của bạn sẽ khác rất nhiều so với việc mua máy để chơi trò chơi khi di chuyển hay để tự sản xuất nhạc.
- Lập ngân sách. Điều quan trọng là bạn phải biết rõ ngân sách của mình là bao nhiêu trước khi tìm mua máy nếu không bạn sẽ rất dễ bị cám dỗ bởi những nét hấp dẫn hoàn toàn không có ích về lâu dài để mua một thứ vượt quá khả năng của bạn. Có rất nhiều mẫu máy xách tay khác nhau và việc đặt giới hạn ngân sách sẽ giúp đảm bảo là bạn hài lòng với chiếc máy mà bạn có thể mua được. Và cũng chẳng có gì cản trở bạn mua một chiếc máy mới sau này bởi bạn đã sử dụng hết công suất và “khấu hao” đủ cho chiếc máy hiện tại rồi! Hãy quyết định những yếu tố nào quan trọng với bạn và điều chỉnh chúng cho vừa với ngân sách của mình.
Chọn hệ điều hành Windows, Mac, hay Linux?[sửa]
-
Biết
được
các
tùy
chọn
dành
cho
bạn.
Hai
lựa
chọn
chính
là
máy
(dùng
hệ
điều
hành)
Windows
và
Mac,
cùng
với
Linux
dành
cho
những
ai
am
hiểu
hơn
về
kỹ
thuật.
Lựa
chọn
chủ
yếu
tùy
thuộc
vào
việc
bạn
thích
gì
và
quen
với
cái
gì,
nhưng
có
một
vài
thứ
quan
trọng
mà
bạn
cần
phải
cân
nhắc.
- Hãy chọn thứ mà bạn biết rõ. Nếu bạn đã quen với một hệ điều hành nào đó thì việc tiếp tục sử dụng nó sẽ dễ dàng hơn so với việc thử một cái mới. Nhưng cũng đừng để hệ điều hành đầu tiên bạn dùng quyết định mọi hệ điều hành và máy tính bạn mua về sau.
-
Xem
xét
các
chương
trình
bạn
cần.
Nếu
bạn
dùng
nhiều
các
sản
phẩm
Microsoft
Office,
thì
máy
tính
Windows
sẽ
đem
lại
khả
năng
tương
thích
cao
nhất.
Nó
không
có
nghĩa
là
bạn
không
thể
dùng
chúng
trên
hệ
điều
hành
khác,
nhưng
bạn
sẽ
mất
công
hơn
một
chút
để
chúng
có
thể
làm
việc
được.
Ngược
lại,
nếu
bạn
sản
xuất
âm
nhạc
hay
biên
tập
hình
ảnh,
thì
một
chiếc
máy
Mac
sẽ
cung
cấp
cho
bạn
những
chương
trình
mạnh
mẽ
nhất.
- Cho tới giờ Windows vẫn hỗ trợ nhiều trò chơi video nhất, dù hỗ trợ trên máy Mac và Linux cũng đang tăng dần.
- Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm với máy tính và sẽ cần tới sự trợ giúp, thì hãy mua loại máy mà người thân hoặc bạn bè bạn hiểu biết rõ và có thể giúp bạn được. Nếu không bạn sẽ phải trông cậy vào dịch vụ “hỗ trợ kỹ thuật”.
-
Hãy
cân
nhắc
Linux.
Một
vài
laptop
khi
mua
đã
cài
sẵn
Linux.
Bạn
có
thể
dùng
thử
Linux
trên
máy
hiện
tại
bằng
cách
sử
dụng
một
đĩa
LiveCD.
Nó
cho
phép
bạn
chạy
hệ
điều
hành
Linux
trên
máy
mà
không
cần
phải
cài
đặt.
- Hầu hết các hệ điều hành Linux là miễn phí cũng như hàng nghìn các chương trình và ứng dụng khác. Chương trình có tên WINE cho phép bạn chạy hàng loạt chương trình Windows trên hệ điều hành Linux. Bạn có thể cài đặt và chạy các ứng dụng này hệt như dùng chúng trên Windows. WINE vẫn đang được tiếp tục phát triển nên không phải chương trình nào cũng được hỗ trợ. Tuy nhiên vẫn có hàng triệu người đang sử dụng WINE để chạy các phần mềm Windows của họ trên Linux.
- Linux hầu như không bị vi rút tấn công. Linux là sự lựa chọn lý tưởng cho trẻ em bởi hệ điều hành này miễn phí, các chương trình đi kèm cũng miễn phí, và hầu như không bị vi rút tấn công. Nếu bọn trẻ có làm rối tung rối mù hệ điều hành lên thì bạn cũng chỉ việc cài lại và bắt đầu như mới. Linux Mint có giao diện và cách vận hành giống Windows nhất. Ubuntu Linux là bản Linux phổ biến hơn cả.
- Linux là một hệ điều hành đòi hỏi nhiều kinh nghiệm kỹ thuật nhất để khai thác triệt để khả năng của nó. Bạn cần phải quen thuộc với các dòng lệnh và hầu hết mọi thứ bạn cần biết hoàn toàn có thể tìm được trên mạng.
- Linux không hỗ trợ tất cả các phần cứng, và bạn có thể gặp khó khăn khi tìm kiếm các trình điều khiển làm việc được với Linux.
-
Nắm
được
các
ưu
và
nhược
điểm
của
máy
Mac.
Máy
Mac
và
máy
Windows
có
trải
nghiệm
khác
nhau
cơ
bản,
cho
nên
nếu
bạn
định
chuyển
đổi
giữa
hai
hệ
máy,
bạn
có
thể
sẽ
gặp
nhiều
bỡ
ngỡ.
Máy
Mac
có
giao
diện
người
dùng
rất
thân
thiện,
và
là
hệ
điều
hành
hỗ
trợ
việc
sản
xuất
truyền
thông
rất
mạnh
mẽ.
- Máy Mac kết nối mượt mà với iPhone, iPod, iPad và các sản phẩm khác của Apple. Các sản phẩm mới của Apple cũng được hỗ trợ rất toàn diện bởi Apple Support.
- Máy Mac ít bị dính vi rút hơn máy Windows PC, nhưng bạn vẫn cần phải cảnh giác.
- Bạn có thể giả lập Windows trên máy Mac với Boot Camp. Để làm được điều này thì bạn cần phải có một bản sao Windows hợp lệ.
- Máy Mac thường có giá cao hơn nhiều so với các mẫu máy Windows hay Linux tương đương.
-
Xem
xét
các
mẫu
laptop
Windows
mới.
Các
máy
laptop/netbook
(máy
xách
tay
cỡ
nhỏ)
chạy
Windows
có
giá
cả
khá
hợp
lý,
và
có
rất
nhiều
lựa
chọn
từ
các
nhà
sản
xuất
khác
nhau
để
đáp
ứng
mọi
nhu
cầu
của
bạn.
Nếu
đã
lâu
bạn
chưa
dùng
Windows,
thì
bạn
sẽ
thấy
bây
giờ
nó
khác
xưa
khá
nhiều.
Màn
hình
khởi
động
(Start)
của
Windows
8
không
chỉ
có
các
chương
trình,
mà
còn
có
những
khu
vực
hiển
thị
nội
dung
cập
nhật
mới
(tin
tức
hay
thể
thao)
thay
cho
trình
đơn
Start
cũ
(các
khu
vực
này
gọi
là
“Live
Tiles”
–
Những
ô
cập
nhật
tin
liên
tục).
Internet
Explorer
10
còn
có
thêm
tính
năng
quét
vi
rút
và
phần
mềm
độc
hại
cho
tập
tin
trước
khi
người
dùng
tải
nó
về
máy.
- Không giống Mac, các máy Windows được sản xuất bởi rất nhiều công ty khác nhau. Điều này có nghĩa là chất lượng các máy laptop cũng khác nhau rất nhiều. Điều quan trọng là bạn cần xem xét những gì nhà sản xuất mời chào cả về mặt giá cả, các tính năng và hỗ trợ, sau đó đọc các đánh giá và các nguồn thông tin khác về độ tin cậy của sản phẩm do nhà sản xuất đó cung cấp.
- Các máy laptop chạy Windows thường có nhiều lựa chọn tùy biến hơn các máy Mac.
-
Lướt
qua
máy
Chromebook.
Bên
cạnh
ba
hệ
điều
hành
chính
ở
trên,
bạn
cũng
còn
có
một
vài
sự
lựa
chọn
khác.
Một
trong
những
lựa
chọn
phổ
biến
và
đang
phát
triển
nhất
là
Chromebook.
Các
máy
laptop
này
chạy
hệ
điều
hành
ChromeOS
của
Google
với
những
đặc
điểm
khác
biệt
hoàn
toàn
so
với
các
tùy
chọn
ở
trên.
Loại
máy
này
được
thiết
kế
để
kết
nối
thường
xuyên
tới
internet
và
kèm
sẵn
đăng
ký
lưu
trữ
trực
tuyến
với
Google
Drive.
- Có khá ít mẫu Chromebook khác nhau được bày bán. Trong khi các hãng HP, Samsung, và Acer đều có một mẫu giá rẻ, thì Google lại tạo ra Chromebook Pixel đắt đỏ hơn.
- ChromeOS được thiết kế để chạy các ứng dụng web của Google như Chrome, Google Drive, Google Maps và nhiều ứng dụng khác. Máy này phù hợp nhất với những người dùng đã quá quen thuộc với Google.
- Máy Chromebook không chạy được các ứng dụng được thiết kế cho hệ điều hành khác, bao gồm hầu hết trò chơi và chương trình ứng dụng văn phòng.
- Chạy thử các hệ điều hành. Hãy thử nhiều nhất có thể mọi hệ điều hành khác nhau ở cửa hàng hoặc trên máy tính của bạn bè. Hãy xem xem hệ điều hành nào hợp với thói quen dùng máy của bạn nhất. Kể cả với cùng một hệ điều hành thì bạn cũng sẽ có cảm nhận rất khác với bàn phím và bàn di chuột,v.v...
Chọn kiểu dáng máy[sửa]
-
Hãy
cân
nhắc
kích
cỡ
cho
chiếc
laptop
phù
hợp
với
bạn
nhất.
Laptop
có
rất
nhiều
kích
cỡ/trọng
lượng
khác
nhau:
máy
netbook,
máy
laptop,
hoặc
những
máy
xách
tay
thay
thế
được
cho
PC.
Mặc
dù
người
ta
đều
gọi
chung
chúng
là
"máy
xách
tay",
nhưng
tính
khả
dụng
sau
cùng
của
chúng
rất
khác
nhau
và
có
thể
ảnh
hưởng
tới
lựa
chọn
của
bạn.
- Có một số điều quan trọng phải xem xét khi bàn đến kích cỡ laptop: trọng lượng, kích cỡ màn hình, thiết kế bàn phím, hiệu năng, và thời lượng pin. Thông thường bạn có thể thấy các máy netbook là lựa chọn rẻ nhất nhưng cũng nhỏ nhất, trong khi một laptop thông thường sẽ phải cân bằng giữa các yếu tố để phù hợp với bạn hơn.
- Khả năng đẽ dàng di chuyển là một mối quan tâm lớn đối với các máy laptop. Màn hình to hơn đồng nghĩa với máy nặng hơn và khó mang xách hơn. Hãy tính đến kích thước túi xách của bạn khi chọn lựa giữa các máy.
-
Quyết
định
xem
bạn
có
muốn
một
chiếc
netbook
hay
không.
Các
máy
netbook,
hay
còn
gọi
là
mini
notebook,
ultrabook,
hoặc
ultraportable,
là
những
máy
laptop
cỡ
nhỏ
với
màn
hình
di
động
cỡ
7"-13"/Bản
mẫu:Convert-Bản
mẫu:Convert.
Các
máy
này
có
kích
cỡ
nhỏ
gọn
và
nhẹ,
thường
phù
hợp
cho
việc
gửi
nhận
email,
duyệt
web
hoặc
làm
việc
đơn
giản
qua
web
bởi
bộ
nhớ
của
chúng
khá
khiêm
tốn.
Vì
các
máy
netbook
thường
không
có
bộ
nhớ
RAM
nhiều
như
laptop
nên
khả
năng
chạy
các
ứng
dụng
phức
tạp
của
chúng
là
rất
hạn
chế.
[1]
- Bàn phím trên netbook khác biệt đáng kể so với trên laptop kích cỡ tiêu chuẩn. Hãy đảm bảo là bạn đã dùng thử trước khi chọn mua, bởi việc gõ trên netbook mới đầu khá là kỳ cục.
- Hiện tại đã có thêm các máy lai máy tính bảng. Các máy này có bàm phím tháo rời hoặc có thể xoay được, và thường dùng màn hình cảm biến. Hãy xem xét mua chúng nếu bạn tự thấy mình cần một chiếc máy tính bảng nhưng không đủ tiền chi cho một chiếc iPad.
-
Xem
xét
các
máy
laptop
tiêu
chuẩn.
Các
máy
này
có
màn
hình
cỡ
13"-15"/Bản
mẫu:Convert-Bản
mẫu:Convert.
Chúng
có
trọng
lượng
trung
bình,
mỏng
và
nhẹ,
đồng
thời
có
dung
lượng
bộ
nhớ
lớn.
Việc
chọn
dung
lượng
máy
thế
nào
hoàn
toàn
tùy
thuộc
vào
sở
thích
cá
nhân
của
bạn
như
kích
cỡ
màn
hình
rồi
dung
lượng
RAM
mà
bạn
cho
rằng
là
cần
thiết
(Xem
phần
tiếp
theo).
- Laptop có nhiều kiểu dáng và kích cỡ khác nhau. Chúng ngày càng mỏng và nhẹ hơn nhờ các cải tiến công nghệ. Bạn sẽ thấy các máy Mac không nhất thiết phải mỏng đến kích cỡ như thế. Nếu bạn chọn máy Mac, hãy cân nhắc nhu cầu di chuyển khi chọn lựa các mẫu khác nhau.
-
Cân
nhắc
một
chiếc
laptop
thay
thế
cho
PC.
Những
máy
này
có
màn
hình
cỡ
17"-20"/Bản
mẫu:Convert-Bản
mẫu:Convert.
Chúng
to
hơn
và
nặng
hơn,
có
đầy
đủ
tính
năng,
và
thường
để
dùng
trên
bàn
hơn
là
mang
đi
mang
lại
trong
ba
lô
của
bạn.
Mặc
dù
khó
mang
xách
hơn
như
hai
kiểu
trên,
khi
cần
bạn
vẫn
có
thể
mang
xách
nó
đi
và
đối
với
nhiều
người
việc
máy
nặng
hơn
một
chút
cũng
không
vấn
đề
gì.
Nếu
bạn
không
chắc
có
nên
mua
kích
cỡ
này
hay
không,
hãy
cân
nhắc
giữa
nhu
cầu
dùng
tại
bàn
hay
nhu
cầu
di
chuyển
của
mình.
- Một vài mẫu laptop thay thế máy bàn có khả năng nâng cấp được một phần, cho phép bạn cài đặt thêm card hình mới.
- Các laptop này phù hợp nhất cho những người nghiền chơi trò chơi trên máy tính.
- Các laptop lớn hơn thường có thời lượng pin ngắn hơn, đặc biệt là nếu bạn chạy các chương trình nặng như trò chơi video hoặc các chương trình thiết kế đồ họa.
-
Xem
xét
độ
bền
cần
thiết.
Cân
nhắc
xem
bạn
thích
lớp
vỏ
máy
bằng
kim
loại
hay
nhựa
tổng
hợp.
Ngày
nay
việc
chọn
vỏ
máy
chủ
yếu
phụ
thuộc
vào
sở
thích
cá
nhân,
vì
trọng
lượng
vỏ
máy
hiện
khá
tương
đương,
laptop
có
vỏ
kim
loại
bền
cũng
không
nặng
hơn
các
máy
có
vỏ
làm
bằng
nhựa
bao
nhiêu.
Nếu
xét
về
độ
bền,
vỏ
bằng
kim
loại
sẽ
hợp
hơn
một
chút
cho
các
máy
phải
va
chạm
nhiều
nhưng
tốt
nhất
là
bạn
vẫn
nên
tham
khảo
tư
vấn
của
nhà
bán
lẻ.
- Nếu bạn phải mang máy đi thực địa hoặc di chuyển đến những nơi khó khăn thì bạn phải cần tới những phụ kiện tùy biến để bảo vệ máy. Hãy yêu cầu màn hình chắc hơn, gắn chống sốc cho các linh kiện bên trong, cũng như trang bị thêm để bảo vệ chống nước và bụi.
- Nếu bạn là một chuyên gia thực địa và bạn thực sự cần một chiếc máy bền bỉ thì có một loại laptop phù hợp gọi là Toughbook, thường khá là đắt nhưng bạn có thể cho xe tải cán qua nó hoặc thậm chí nướng trong lò mà không bị hỏng.
- Hầu hết các mẫu laptop tiêu dùng ở các cửa hàng bán lẻ không được thiết kế để hoạt động bền bỉ. Nếu bạn cần sự bền bỉ thì hãy tìm một mẫu laptop cho doanh nghiệp được thiết kế với vật liệu kim loại hoặc vật liệu tổng hợp.
- Lưu ý cả về phong cách. Laptop bản thân chúng đã là những thiết bị rất công khai. Cũng giống như đồng hồ, ví, kính, và các phụ kiện khác, laptop cũng có phong cách của nó. Hãy đảm bảo rằng chiếc laptop bạn muốn không phải là cái mà bạn chê xấu, hoặc bạn chẳng mấy khi dùng nó khi đi ra ngoài.[2]
Kiểm tra các thông số kỹ thuật[sửa]
- Xem xét kỹ thông số kỹ thuật của từng mẫu laptop. Khi mua laptop, bạn thường mất thời gian với phần cứng bên trong máy. Điều đó có nghĩa là bạn muốn cực kỳ chắc chắn rằng máy bạn mua có cấu hình mà bạn cần.
-
Kiểm
tra
Bộ
xử
lý
Trung
tâm
(CPU).
Các
máy
laptop
cao
cấp,
xử
lý
nhanh
hơn
với
các
bộ
CPU
đa
lõi
như
Intel,
AMD
và
ARM.
Các
bộ
CPU
này
thường
không
được
dùng
trên
các
máy
netbook
hoặc
các
máy
laptop
bình
dân.
Sự
khác
biệt
của
CPU
ảnh
hưởng
đến
hiệu
năng
về
mặt
tốc
độ
của
máy
laptop.
- Khi công nghệ phát triển, các bộ xử lý cũ sẽ rất nhanh chóng bị lạc hậu. Nếu bạn mua các bộ xử lý của Intel, hãy tránh các dòng chip Celeron, Atom và Pentium bởi chúng là những dòng sản phẩm đã cũ. Thay vì thế, hãy chọn mua các bộ CPU Core i3 và i5. Nếu bạn mua của AMD, đừng mua các bộ xử lý dòng C hay E mà nên mua dòng A6 hoặc A8.[3]
-
Xem
xét
dung
lượng
bộ
nhớ
(RAM).
Hãy
cân
nhắc
lượng
RAM
bạn
thực
sự
cần
cho
máy
mới.
Lượng
bộ
nhớ
RAM
có
thể
là
một
thông
số
quan
trọng
cần
cân
nhắc.
Thông
thường
thì
các
ứng
dụng
mà
bạn
chạy
sẽ
bị
giới
hạn
bởi
dung
lượng
bộ
nhớ.
Các
ứng
dụng
lớn
hơn
đòi
hỏi
nhiều
bộ
nhớ
hơn
để
chạy.
Nhìn
chung,
càng
có
nhiều
bộ
nhớ
thì
máy
laptop
của
bạn
sẽ
càng
chạy
nhanh
hơn.
- Hầu hết các máy laptop tiêu chuẩn thường có 4GB bộ nhớ RAM. Lượng RAM này là đủ dùng cho đa số người dùng. Các máy netbook có thể chỉ có tầm 512MB nhưng giờ cũng hiếm hơn. Bạn có thể thấy nhiều mẫu máy với bộ nhớ 16GB hoặc hơn, tuy nhiên nếu bạn chạy nhiều ứng dụng đòi hỏi nhiều bộ nhớ thì mới phải cần lớn đến vậy.
- Mua máy có nhiều RAM nghe thì rất hấp dẫn nhưng thường thì các nhà bán lẻ hay đưa lượng RAM lớn vào thiết bị nhằm để che giấu sự thật rằng các linh kiện khác chỉ ở mức dưới trung bình (ví dụ bộ xử lý chậm hơn). Vì RAM rất dễ để nâng cấp, nên bạn không cần phải quá tính toán về RAM khi cân nhắc một mẫu máy laptop.
- Kiểm tra khả năng đồ họa. Nếu bạn muốn chơi trò chơi, hãy kiểm tra bộ nhớ đồ họa. Bạn nên dùng card đồ họa với bộ nhớ video rời để chơi các trò 3D, mặc dù với hầu hết các trò thông thường thì không cần thiết. Cần lưu ý là một card đồ họa rời cũng sẽ ngốn pin nhiều hơn.
-
Xem
xét
dung
lượng
lưu
trữ
sẵn
có.
Dung
lượng
ổ
cứng
được
liệt
kê
ra
thường
không
chính
xác
lắm,
vì
con
số
đó
chưa
tính
tới
hệ
điều
hành
và
các
chương
trình
cài
sẵn.
Thông
thường
dung
lượng
ổ
cứng
bạn
dùng
được
ít
hơn
so
với
con
số
được
liệt
kê
(ví
dụ)
40GB.
- Bên cạnh đó, các ổ dạng rắn (ổ SSD) đem lại hiệu năng cao hơn nhiều, không gây tiếng ồn và giúp tăng thời lượng pin, nhưng lại có dung lượng lưu trữ nhỏ hơn hẳn (thường là 30GB-256GB ở thời điểm của bài viết này) và cũng đắt đỏ hơn. Nếu bạn muốn có hiệu năng tốt nhất, ổ SSD là điều phải có, nhưng bạn có thể cũng cần mua một ổ cứng gắn ngoài để lưu trữ những thứ như các thư viện nhạc, ảnh hay video.
-
Kiểm
tra
các
cổng
có
sẵn.
Máy
có
sẵn
bao
nhiêu
cổng
USB
để
cắm
thiết
bị
ngoại
vi?
Nếu
bạn
định
dùng
bàn
phím
và
chuột
rời,
thì
bạn
sẽ
cần
ít
nhất
hai
cổng
USB
dành
riêng
cho
nó.
Bạn
cũng
phải
cần
cổng
để
cắm
máy
in,
ổ
cứng
gắn
ngoài,
ổ
di
động
và
nhiều
thứ
khác.
- Nếu bạn muốn kết nối laptop vào TV, hãy đảm bảo là máy có sẵn cổng HDMI để cho kết nối tốt nhất có thể. Bạn cũng có thể dùng cổng VGA hay DVI để kết nối máy vào TV.
- Kiểm tra các ổ quang của máy laptop. Nếu bạn muốn ghi đĩa CD hoặc cài phần mềm từ đĩa, bạn sẽ phải cần tới một ổ DVD. Nếu laptop không có ổ quang, bạn vẫn có thể mua một ổ DVD gắn ngoài rồi cắm vào máy khi cần. Laptop cũng có thể dùng các ổ Blu-ray. Nếu bạn muốn xem phim Blu-ray thì hãy đảm bảo là bạn chọn mua ổ Blu-ray (đôi khi còn gọi là BD-ROM) thay vì ổ DVD.
-
Xem
xét
độ
phân
giải
màn
hình
phù
hợp.
Độ
phân
giải
càng
cao
thì
màn
hình
càng
thể
hiện
được
nhiều
nội
dung
hơn.
Các
hình
ảnh
cũng
sẽ
hiển
thị
mịn
hơn
với
độ
phân
giải
cao.
Phần
lớn
các
laptop
tầm
trung
đều
có
độ
phân
giải
gốc
là
1366
x
768.
Nếu
bạn
muốn
hình
ảnh
mịn
hơn,
hãy
chọn
laptop
với
màn
hình
có
độ
phân
giải
1600
x
900
hoặc
1920
x
1080.
Độ
phân
giải
này
thường
có
trên
các
laptop
cỡ
lớn
hơn.[4]
- Kiểm tra xem màn hình laptop hiển thị dưới ánh mặt trời như thế nào. Các màn hình rẻ tiền thường "mờ tịt" dưới ánh sáng ngoài trời, khiến cho khả năng "di động" của chúng trở nên hơi vô dụng với bạn.
- Kiểm tra các tính năng không dây (Wi-Fi). Laptop của bạn phải nên có tính năng Wi-Fi. Hầu hết mọi laptop đều có card không dây kèm sẵn, nên bạn gần như không phải để ý tới điều này.
Vào cửa hàng (hoặc trang web)[sửa]
-
Thực
hiện
việc
tìm
hiểu.
Cho
dù
là
bạn
mua
ngoài
hàng
hay
mua
trực
tuyến,
bạn
đều
muốn
đảm
bảo
là
mình
biết
rõ
về
máy
laptop
mình
định
mua
hoặc
cấu
hình
mình
cần
càng
nhiều
càng
tốt.
Điều
này
sẽ
giúp
bạn
hiểu
rõ
mình
đang
mua
gì
và
không
bị
nhiễu
thông
tin
từ
những
nhân
viên
bán
hàng.
- Nếu bạn định mua ở ngoài cửa hàng, hãy in thông tin về máy bạn muốn mua ra, hoặc lưu thông tin trong điện thoại của bạn. Điều này sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vi và giúp bạn tập trung vào thứ bạn cần.
-
Tìm
một
nhà
bán
lẻ
thích
hợp
để
mua
máy.
Ngày
nay
có
nhiều
nơi
bạn
có
thể
mua
laptop.
Từ
những
cửa
hàng
đồ
sộ
cho
đến
những
gian
hàng
máy
tính
nhỏ
bé,
hoặc
từ
Craigslist
cho
tới
Amazon,
có
rất
nhiều
nơi
bán
khác
nhau
và
tất
cả
đều
có
những
mức
giá
và
chất
lượng
dịch
vụ
khác
nhau.
- Các cửa hàng lớn hoặc các cửa hàng chuyên về máy tính là nơi tốt nhất để bạn thử các mẫu máy trước khi chọn mua. Nếu bạn định mua trên mạng, hãy ra cửa hàng máy tính/điện tử gần nhà và thử lấy vài mẫu, rồi mang những gì ghi chép được về nhà.
- Kiểm tra bảo hành. Hầu hết các nhà sản xuất laptop đều bảo hành sản phẩm của họ. Dịch vụ bảo hành này có thể khác nhau, và một số cửa hàng còn cung cấp dịch vụ bảo hành bổ sung có trả phí. Ngược lại, nếu bạn mua máy đã qua sử dụng trên Craigslist, nhiều khả năng là máy không còn bảo hành nữa.
-
Hiểu
rõ
rủi
ro
khi
mua
máy
đã
qua
sử
dụng,
máy
được
chứng
nhận
lại,
hoặc
tân
trang
lại.
Điều
quan
trọng
là
máy
phải
có
dịch
vụ
bảo
hành
tốt
và
được
mua
từ
nhà
phân
phối
có
danh
tiếng.
Laptop
doanh
nghiệp
loại
bền
bỉ
được
tân
trang
lại
có
thể
là
gánh
nặng
cho
bạn.
Rủi
ro
ở
chỗ
là
máy
đã
không
được
dùng
đúng
cách
và
không
ở
trong
tình
trạng
tốt.
Nếu
giá
cả
hợp
lý,
và
đặc
biệt
nếu
vẫn
còn
bảo
hành
một
năm,
thì
nguy
cơ
sẽ
giảm
đi
đáng
kể.
- Đừng mua các loại laptop hàng tồn kho giảm giá trừ khi vẫn còn nhiều thời gian bảo hành từ nhà phân phối có tiếng. Những máy này nhiều khả năng đã được dùng liên tục, cũng như đầy bụi bặm, dấu tay, hay liên tục bị đập phá bởi bọn trẻ chơi chán hoặc người dùng không biết sử dụng.
- Chăm sóc laptop của bạn thật tốt. Dù còn tùy thuộc vào thương hiệu và kiểu laptop, một chiếc laptop được chăm sóc tốt sẽ hoạt động lâu hơn vài năm trước khi bạn phải đầu tư cho một chiếc máy mới. Hãy dành thời gian lau chùi và bảo dưỡng laptop để giúp nó chạy mượt mà nhiều năm liền.
Lời khuyên[sửa]
- Hãy tìm kiếm trên web các trang mà bạn có thể đọc được những đánh giá tin cậy từ khách hàng. Hãy học hỏi từ kinh nghiệm của người khác.
- Hầu hết các nhãn hiệu laptop nổi tiếng hơn đều kèm sẵn nhiều ứng dụng phần mềm, được gọi là bloatware. Phần mềm kiểu này thường là những phần mềm thông dụng. Đa phần chúng đều khá đơn giản. Nhà sản xuất laptop đưa chúng vào máy để kiếm chác thêm. Họ mua quyền sử dụng từ người nắm bản quyền để đưa chúng vào máy nhằm tăng thêm độ cạnh tranh. Quá nhiều boatware sẽ ảnh hưởng tới hiệu năng hệ thống của máy, nên bạn cần kiểm tra từng chương trình xem chúng có cần thiết hay không. Nếu không thì bạn nên gỡ bỏ chúng càng sớm càng tốt.
- Hãy vào những trang như Consumer Reports (Đánh giá của người tiêu dùng) để tìm hiểu xem máy tính được so sánh ở các hạng mục khác nhau như thế nào.
- Những giao dịch tốt thường đến từ việc mua trực tuyến, nhưng cũng có thể xuất hiện ở những cửa hàng bán laptop với số lượng lớn, .
- Bạn chỉ nên dùng Chromebook nếu bạn luôn kết nối tới internet. Nếu bạn mua laptop chỉ để phục vụ công việc chứ không phải cho đa phương tiện thì Chromebook sẽ là lựa chọn của bạn.
Cảnh báo[sửa]
- Nếu bạn mua máy đã qua sử dụng từ các trang đấu giá trực tuyến như eBay, hãy đọc mọi thứ. Xem xem máy có vấn đề gì không. Đọc phản hồi của người dùng. Nếu không phải là máy mới, thì bạn chỉ nên mua nếu giá rất tốt, và đảm bảo là bạn cài mới lại hoàn toàn. Bạn không thể biết được người chủ cũ đã cài gì lên máy và sẽ chịu rủi ro khi mua một chiếc máy đã qua sử dụng mà bạn không biết gì về nó. Hãy chắc chắn là bạn có thể trả lại nó nếu có chuyện gì xảy ra.
- Phần lớn các giao dịch tốt hơn đều đến từ mua hàng trực tuyến.
- Hãy đảm bảo là bạn cảm thấy hài lòng với laptop trước khi mua nó. Ở phần lớn các cửa hàng, nếu bạn đã mua máy và dùng qua nó thì bạn sẽ không được hoàn tiền hay đổi máy nữa.
- Các máy laptop được tân trang tại nhà sản xuất và bán trực tiếp trên trang của nhà sản xuất thường không đắt và có kèm theo bảo hành, nhưng lời lãi của bạn đến đâu thì còn tùy.
- Nếu bạn chọn mua máy trực tuyến, bạn có thể sẽ phải trả thêm phí chuyển phát.