Cách quản lý, bao quát lớp học

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Bao quát lớp là 1 kỹ thuật quản lý lớp tạm định nghĩa là lắng nghe học sinh để theo dõi mức độ chính xác và lưu loát của các em, hoặc là để kiểm tra lại xem các hoạt có đúng như kế hoạch và xem học sinh có làm đúng nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, việc bao quát lớp thường được giáo viên thưc hiện 1 cách lơ là và đôi khi không hề thực hiện, trong khi đó bao quát lớp có hiệu quả là 1 kỹ năng cần được phát triển ở các hoạt động mang lại lợi ích cho học sinh , đặc biệt là các loại hình hoạt động cung cấp thông tin và tương tác trong nhóm.

Bao quát lớp lúc nào[sửa]

Luôn luôn bao quát lớp, nhưng đặc biệt là khi học sinh thực hiện các hoạt động nói, là lúc mà giáo viên quan tâm đến việc đánh giá tổng quát việc thực hiện hoạt động của học sinh trong mối tương quan đến sự tiến bộ chung hoặc là sự tiến bộ về ngôn ngữ và các kỹ năng của các em gần đây. Quan sát và lắng nghe từng học sinh trong khi các em thực hiện các bài tập thực hành viết, là lúc mà mục đích là chỉ ra cho các em các lỗi sai và khuyến khích các em tự sửa lỗi. Việc quan sát và lắng nghe các hoạt động thực hành theo hướng dẫn, đặc biệt là các hoạt động theo cặp, hướng vào việc học sinh sử dụng ngôn ngữ 1 cách chính xác, trong khi đó thì việc quan sát và lắng nghe các hoạt động tự do hơn được thực hiện theo nhóm lại hướng vào mục đích là kết quả của hoạt động và mức độ lưu loát của học sinh. Có thể bao quát lớp chung chung hoặc vì nhiều mục đích, tập trung vào 1 hoặc nhiều mục tiêu trong số các mục tiêu sau.

Mục đích của việc bao quát lớp[sửa]

Không phải tất cả học sinh đều có cùng tiến độ học tập. Bao quát lớp giúp đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh, và thường cho thấy chỗ nào cần dạy lại hoặc cần thực hành thêm. Mục đích cụ thể của việc bao quát lớp tùy thuộc vào giai đoạn của bài học và tùy vào hoạt động, bao gồm:

  • Biết rõ học sinh cả lớp. Giáo viên cần nắm vững tiến độ của lớp, tốc độ dạy có quá nhanh hay quá chậm, và học sinh nào cần được quan tâm riêng. Thường hay có khuynh hướng dạy theo thiết kế bài giảng và tài liệu 1 cách cứng nhắc mà không kể gì đế học sinh.
  • Lắng nghe các lỗi sai thuộc điểm ngữ liệu của bài học, đặc biệt là ở các hoạt động thực hành theo hướng dẫn. Việc sửa lỗi khi học sinh thực hiện các hoạt động này là cần thiết, bởi vì đây thường là các hoạt động đặt trọng tâm vào việc học sinh sử dụng đúng điểm ngữ liệu của bài học.
  • Lắng nghe để đảm bảo là học sinh đang thực hiện đúng nhiệm vụ. Qua đó có thể cần hướng dẫn lại, hoặc làm mẫu hoạt động, hoặc cung cấp thêm gợi ý cho học sinh.
  • Tận dụng cơ hội để dạy cá nhân học sinh hoặc các cặp học sinh nào chưa hiểu rõ điểm ngữ liệu của bài học.
  • Đánh giá từng học sinh và cả lớp. Bao quát lớp giúp giải quyết các khó khăn cũng như thúc đẩy sự tiến bộ của cá nhân học sinh và của các nhóm. Trên phương diện này, bao quát lớp là 1 loại hình phân tích nhu cầu thường xuyên và liên tục. Tất cả học sinh cần được quan tâm, dù chỉ là 1 vài lời động viên khuyến khích.
  • Thêm dữ liệu. Đặc biệt là ở các hoạt động đặt trọng tâm vào mức độ lưu loát, có khả năng học sinh không thể có được nhiều ý để tiếp tục thực hiện hoạt động . Nhiệm vụ của giáo viên ở đây là cung cấp thêm ngữ liệu và ý tưởng khi nào thích hợp để duy trì hoạt động.
  • Đánh giá sự tiến bộ về khả năng lưu loát của học sinh. Để thực hiện được việc này cần quan sát và lắng nghe từ xa, và nhiệm vụ của giáo viên là ghi chép các lỗi sai thông thường để rồi sẽ đề cập đến trong giai đoạn sửa lỗi sau đó, và cũng để lưu ý học sinh về cách dùng của điểm ngữ liệu bài học trong 1 ngữ cảnh rộng hơn.
  • Đánh giá hoạt động. Một vài hoạt động sẽ phát huy tác dụng ở 1 lớp này tốt hơn là ở 1 lớp khác, trong khi đó có những hoạt động khác mới được thử nghiệm lần đầu. Bao quát lớp tạo cơ hội cho giáo viên đánh giá sự thành công của 1 hoạt động và nhận được phản hồi từ học sinh.
  • Lập kế hoạch. Bao quát lớp giúp giáo viên quyết định xem cái gì cần làm kế tiếp, có cần sửa đổi giáo án ban đầu hay không, thiết kế bài giảng sắp đến và phản hồi cho học sinh về những gì các em đã thực hiện.
  • Duy trì kỹ luật. Các nhóm đông học sinh có thể sẽ không ngồi yên và cảm thấy chán nếu có học sinh làm xong phần việc của mình trước những người khác. Giáo viên cần chuẩn bị 1 vài hoạt động dự phòng ngắn dành cho các học sinh này, hoặc có thể sử dụng các học sinh nhanh nhẹn để hổ trợ các nhóm chậm hơn.

Cách bao quát lớp[sửa]

Bao quát lớp là 1 kỹ năng mà khi đạt được hy vọng rằng sẽ trở thành 1 thói quen tốt. Những giáo viên ít kinh nghiệm có thể có cảm giác là mình cần phải quan sát 1 cách chặt chẽ và lúc nào cũng phải kiểm soát các hoạt động, trong khi đó những giáo viên khác lại có cảm giác rằng mình phải luôn tham gia vào các hoạt động và rằng bao quát lớp là 1 giải pháp. Cả hai trường hợp đều có nguy cơ bao quát lớp nhiều hơn mức cần thiết, hoặc can thiệp sâu, và tạo nên sự căng thằng thay vì là không khí thoãi mái trong giai đoạn học sinh thực hành hoạt động tự do mà ở đó học sinh là trung tâm.

Việc bao quát kỹ cần được thực hiện 1 cách khéo léo, trong đó cần lưu ý yếu tố cá nhân và yếu tố văn hóa. Có những học sinh cảm thấy bực bội khi có người đứng gần, những học sinh khác thì cảm thấy khó chịu khi thấy giáo viên cứ lom khom trước mặt. Việc đứng ngay trước mặt học sinh để quan sát và lắng nghe làm học sinh phân tâm và đôi khi là 1 sự cản trở, có khuynh hướng làm gián đọan hoạt động và chuyển trọng tâm hoạt động sang giáo viên. Đến lúc này học sinh sẽ mong chờ giáo viên cung cấp thêm, hoặc cho nhận xét, hoặc sửa lỗi cho các em. Quan sát kín đáo để học sinh không nhận thấy là hiệu quả nhất, và tốt nhất là thực hiện từ phía sau học sinh. Sau đây là một vài kinh nghiệm chia sẻ:

  • Kéo ghế ra xa tường
  • Cần đảm bảo là có 1 lối dễ đi quanh phòng học
  • Xếp chỗ sao cho tất cả học sinh đều có thể nhìn thấy vị trí của giáo viên
  • Quan sát và lắng nghe các cặp hoặc nhóm 1 cách ngẫu nhiên không chủ định
  • Không bỏ quá nhiều thời gian với 1 cá nhân học sinh, 1 cặp hoặc 1 nhóm, mà cần đảm bảo rằng tất cả học sinh đều được quan sát và lắng nghe.
  • Ngồi cùng các cặp hoặc nhóm hơn là đứng hoặc cúi mình xuống. Ghế quay là 1 phương tiện lý tưởng để di chuyển từ nhóm này sang nhóm khác.

Khi bao quát lớp từ xa ở 1 vị trí không cố định trong lớp học sẽ giúp giáo viên có thể lắng nghe được hội thoại từ nhiều cặp khác nhau. Nếu lớp có đông học sinh, có thể giáo viên cần đi quanh phòng để quan sát và lắng nghe. Lưu ý là không ngồi cùng 1 nhóm trong suốt 1 hoạt động, điều đó cho thấy rằng giáo viên chỉ lắng nghe có mỗi nhóm này. Thông thường, vị trí quan sát tốt nhất là phía sau học sinh, và các em không để ý, để có thể tập trung vào hoạt động và các bạn trong nhóm hơn là tập trung vào giáo viên

Học sinh có thể thắc mắc muốn hỏi trong khi thực hiện các hoạt động thực hành tự do. Câu trả lời của giáo viên sẽ tùy thuộc vào hoạt động, nhưng việc hướng dẫn học sinh ghi ra các câu muốn hỏi ở cuối hoạt động là 1 cách rèn luyện rất ích lợi cho học sinh.

Có thể cho học sinh tự quan sát và lắng nghe cũng như quan sát và lắng nghe bạn. Để học sinh tự quan sát và lắng nghe cần phải tập cho các em khả năng tự sửa lỗi. Tất cả học sinh đều có thể tham gia quan sát và lắng nghe lẫn nhau, nhưng 1 cách làm hiệu quả là cho học sinh hoạt động theo nhóm 3 em thay vì là theo cặp, qua đó học sinh sẽ luân phiên nhau quan sát và lắng nghe 2 bạn còn lại trong nhóm.

Kết luận[sửa]

Có thể áp dụng các cách bao quát lớp kể trên vào mọi tình huống dạy học, nhưng trong 1 vài trường hợp, bao quát lớp cũng nhằm đạt mục đích thực hiện kỹ luật. Ở các lớp học sinh không được tích cực hoặc các lớp học sinh nhỏ tuổi, và thường là các lớp mà học sinh có cùng tiếng bản xứ và thuộc các trình độ khác nhau, việc tập trung quá nhiều vào học sinh có khả năng làm cho hoạt động bị xao lãng, để rồi chỉ có những học sinh khá giỏi thực hiện hoạt động hoặc là học sinh chuyển sang nói tiếng bản xứ của các em. Đôi khi sự hiện diện của giáo viên với vai trò giám sát là đủ rồi, nhưng bao quát lớp kỹ sẽ đảm bảo việc học sinh thực hiện hoạt động tốt nhất và giúp cho giáo viên có được sự phản hồi với nhiều thông tin bổ ích.

Sách đọc thêm[sửa]

  • Learning Teaching, Jim Scrivener. McMillan Heinemann
  • The Practice of English Language Teaching, Jeremy Harmer. Longman
  • A Course in Language Teaching : Practice and Theory, Penny Ur. Cambridge
  • Teaching Practice Handbook, Gower and Walters. Heinemann

Steve Darn, Izmir University of Economics, Turkey

Nguồn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này