Một số kỹ thuật quan sát khi dự giờ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Dự giờ là một hoạt động thường xuyên mà bất cứ một người giáo viên nào cũng trải qua, hoặc là đi dự giờ của đồng nghiệp hoặc là được đồng nghiệp dự giờ mình. Dưới đây là một số kỹ thuật quan sát khi dự giờ.

Vị trí quan sát của người dự[sửa]

- Người dự giờ nên đứng ở vị trí có thể quan sát học sinh một cách tốt nhất, tránh di chuyển nhiều làm ảnh hưởng tới lớp học.

- Nên đứng ở hai bên hoặc phía trước lớp học

- Vẽ sơ đồ chỗ ngồi của từng học sinh:

+ Khi bắt đầu giờ học người dự giờ cần vẽ sơ đồ chỗ ngồi của học sinh.

+ Trong quá trình quan sát người dự giờ cần đánh dấu, ghi chép những biểu hiện tâm lý, thái độ, hành vi của một số học sinh (có thể quan sát được) trong các hoạt động/ tình huống cụ thể như: Hoạt động nào? Bài tập nào? Thời điểm nào? Biểu hiện của học sinh đó như thế nào? Vì sao lại như vậy?...

Sơ đồ vị trí quan sát của giáo viên khi dự giờ

Quan sát học sinh học và suy ngẫm[sửa]

  • Thái độ của học sinh khi tham gia học thể hiện qua nét mặt, hành vi: thích thú, tích cực, chán nản, uể oải... (xem minh họa phần phụ lục).
  • Khả năng thực hiện các nhiệm vụ học tập (có vừa sức không, có hiểu lời hướng dẫn không?...)
  • Hoạt động nào học sinh hứng thú hay không hứng thú? Vì sao?
  • Hoạt động nào thu hút được tất cả học sinh tham gia? Vì sao?
  • Giáo viên làm thế nào để cuốn hút học sinh tham gia?
  • Những học sinh nào chưa/không tham gia vào hoạt động?
  • Chú ý đến những học sinh rất tích cực và những học sinh chưa tích cực chưa?
  • Quan sát khi học sinh làm việc cá nhân/hoạt động nhóm. Thời gian có đủ để học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc nắm được nội dung bài học không? Có bao nhiêu học sinh tham gia vào việc thực hiện nhiệm vụ? Có học sinh nào không tham gia? Vì sao? Trong trường hợp đó, chúng ta có thể làm gì để tất cả học sinh đều tham gia một cách có ý nghĩa?
  • Có học sinh nào không làm việc khi giáo viên giao nhiệm vụ cho cá nhân? Vì sao?
  • Giáo viên có biết khai thác kinh nghiệm/ kiến thức của học sinh không?
  • Những kiến thức/ những kỹ năng mới nào mà học sinh học được thông qua hoạt động/ giờ học?
  • Giáo viên khai thác tình huống thực trong lớp học để ứng dụng cho hoạt động dạy và học thật linh hoạt, sống động.

Ghi chép theo phiếu quan sát[sửa]

Sử dụng phiếu quan sát để ghi chép nhanh các thông tin một cách ngắn gọn, cụ thể, và dễ dàng đối chiếu tổng hợp thông tin một cách hệ thống, khoa học.

Phiếu quan sát

Nội dung hoạt động Biểu hiện của học sinh Nguyên nhân, biện pháp
Hoạt động 1

- Tên hoạt động

- Nội dung của hoạt động, nhiệm vụ, câu hỏi, bài tập...

Hoạt động 2

- Cảm xúc, thái độ, hành vi, trả lời câu hỏi của học sinh A,

- Bài tập, sản phẩm...

Vì...

Nên...

Có thể là.......

Nguồn[sửa]

  • TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH, 2015

Xem thêm[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này