Kinh nghiệm dạy học/Giai đoạn chuẩn bị lên lớp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

1. Xác định mục tiêu bài giảng[sửa]

Cần xác định trước mình muốn người học đạt được những gì sau khi kết thúc bài giảng/buổi giảng.

Các mục tiêu cụ thể này cần xuất phát từ mục tiêu tổng quát của môn học/mô đun.

Ví dụ: Sau buổi học/ giờ học này, người học có khả năng:

  • Trình bày đúng các khái niệm: ……..
  • Vận dụng định luật ……. để giải quyết các bài toán/tình huống cụ thể . . .
  • Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm

2. Kiểm tra cơ sở vật chất[sửa]

Trước khi lên lớp, cần kiểm tra xem thử:

  • Bài giảng, tài liệu tham khảo, các phương tiện hỗ trợ đã sẵn sàng?
  • Giảng đường có trang bị đủ các phương tiện (projector, đèn chiếu, màn, máy tính...)? điều kiện ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ đã đảm bảo?

3. Chuẩn bị cho các hoạt động[sửa]

Để một buổi học không nhàm chán, cần phải tổ chức một số hoạt động như: thí nghiệm minh họa, thảo luận nhóm, người học làm việc theo cặp, … Muốn vậy, GV cần phải chuẩn bị trước về nội dung, câu hỏi, phương tiện hỗ trợ.

4. Chuẩn bị người trợ giảng[sửa]

Nên có người trợ giảng cho lớp đông. Trợ giảng thường là GV trẻ đang thực tập giảng dạy. Trợ giảng sẽ hỗ trợ GV khi tổ chức các hoạt động cho các nhóm nhỏ, trả lời các thắc mắc của người học, tổ chức và chấm thi-kiểm tra,...

Tham khảo[sửa]

Tham khảo tài liệu "Hoạt động giảng dạy và đánh giá" năm 2008 của TS. Lê Văn Hảo, PHÒNG ĐÀO TẠO ĐH & SĐH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Liên kết đến đây