Cái án tú Khôi - cử Kỳ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Cái án tú Khôi - cử Kỳ  (năm 1931) 
của Hoàng Tích Chu

Bài đăng trên Đông tây tuần báo, Hà Nội, số 52 (7.2.1931)


Vào Sài Gòn vài bữa, tôi được cử ngay làm quan Tòa xử vụ án này. Vụ án ông Tú Phan Khôi với ông Cử Diệp Văn Kỳ thật có nhiều điều rắc rối, - rắc rối như cái tên của hai ông đã gom lại thành một tiếng gọi chung: kỳ khôi!

Phan Khôi, ông Tú nhà nho ta, mấy năm trời từ Quảng Nam vác bút vào đây đã từng làm rộn tiếng Chuông mai[1], lại sấn sổ khua trên đài Phụ nữ. Khi lấy tên Tân Việt, lúc mang tiếng Thông Reo, ông Tú chỉ nhận đứng vào địa vị bán văn kiếm tiền.

Chớ sao! Văn chương là món hàng của nhà văn tự. Nhà văn tự độc lập mới không chịu bán rẻ thân thế cho một ai.

Bén duyên tri ngộ, ông Khôi gặp ông Kỳ. Diệp Văn […][2] ngày quảy về nước chiếc va li giữ kín mảnh [….][3] Cử luật", liền xin nhập tịch vào làng báo quốc [.....][4] Đông Pháp trả lại, Thần chung mất tiếng, ông [….][5] còn căm cái nợ văn chương: lấy văn khua đời, [….][6] gì tao nhã hơn cái nghề bút mực.

[….][6] nghĩ vậy chăng? Ông Cử ngày nay dầu tay [….][7] có báo mà gặp dịp hay hay, thường sốt sắng [….][6] phô chút tài văn tự. Tội nghiệp! Trời quang con [….][6] phải hót, con gà phải gáy cúc-cu-cu! cái buổi [….][6] đông này.

[….][8] tiệc công đồng đãi đoàn xe máy Bắc Nam, ông [….][9] muốn đọc một bài diễn thuyết - diễn thuyết về [….][8] sơn xuyên trên con đường thiên lý tự Biên [….][10] đến Nam Quan. Cái ý hay mà khốn thay! con [….][11] ấy lại chẳng phải con đường ông Cử thuộc lòng [….][8] tiện việc, ông Cử Tây phóng xe hơi chạy kiếm [….][12] Tú ta. Đôi bên giao giá, bài hễ đưa ra, số tiền [….][8] bút phải thường là "nhị thập ngoan".

[…][13] mươi đồng một bài khảo cứu không là mắc. [....][8] lối khoa học, ông Tú ta vẫn ưa cái lối của cô Logique: tiền trao cháo múc. Nhưng ở đời cần phải [….][8] tình, thanh khí với khách tao nhân.

Một hai hôm, bài viết đã xong hai bốn hai nhăm trang giấy. Ông cử Tây đến lấy rồi đi, cám ơn, đi không trở lại. Còn món tiền? Mất đâu mà sợ. Nhưng ngày một ngày hai, ông Tú đợi hoài. Nghi lắm.

Một buổi sáng mai, ông Tú đọc báo, thấy bài Nước non nhà đăng to tướng, dưới ký tên ông Kỳ họ Diệp. Không xong rồi… Thằng cha dóc tổ… Nóng tiết lên, ông Tú ta vác dù đến kiếm ông Cử tây: Cái ví da kia nó chỉ hé có hai đồng. Bộ dạ giày của nhà nho than ôi! đương lép kẹp, ông Tú tạm nhận con số 2, còn số 18 đành để làm tiền ký quỹ cho dịp sau.

Việc hai ông qua tai vách ra ngoài: cái anh Đào Trinh Nhất rõ chẳng nể ai, xướng ngay lên câu chuyện "bao văn". Ông Tú ta bao văn cho ông Cử Tây, cũng như bao gạch, ngói, xi măng, nước mắm, nón lá, hồ tiêu, cái nghề kẻ phuộc-nít-sơ (fournisseur).

Một việc biến trong làng văn!

Một mối hoài nghi từ nay của quốc dân.

Ông Cử tây chẳng bằng lòng. Ông Tú ta thì vẫn tức.

Đứng vào ngôi quan tòa hòa giải, sau một hồi cân nhắc giá trị của hai ông, tôi nay tuyên án:

Gỗ lạt để làm nhà, chủ thầu chẳng lẽ biếu không. Tài liệu để viết thành bài diễn thuyết, nhà "bao văn" cũng không thể nạo óc cho người mà cầm hơi nước lã, vuốt xuôi bộ ngực bất bình.

Cử Kỳ phải hoàn nốt số bạc cho Tú Khôi.

[….][14] số bạc, ông Cử mới chỉ thoát được tội […][15] tội này to hơn nữa: là tội dối lừa độc [….][16], vì văn chương, ta [….][17] đoạn thơ, ta không [….][17] quên dùng cái đấu [….][17] sách xuất bản, nhà văn trưng [….][17] những sách cổ kim đã dùng để làm khảo [….][17] diễn thuyết "Nước non nhà" vụng về có chỗ ấy, đến nỗi ông Cử Kỳ mang tiếng "văn sĩ bịp". Đáng thương.

Còn ông Tú Phan Khôi, đã nhận là kẻ chỉ biết bán văn kiếm tiền, sao chẳng đợi tiền lòi thì văn mới ra. Cái hớ con nhà buôn, gặp buổi đồng tiền hiếm, ruộng nương nhà cửa còn hạ giá những 50%, huống chi văn chương vô bằng cứ, phải coi chừng! Ví ông Cử không trả xong món nợ, ông Tú nên tự trách mình.

Lại, làng báo làng văn, hiện đương trải một hồi điên đảo, nếu không mau dẹp ngôi hàng "bao văn", ông Tú Khôi sẽ là "tội chi khôi", vì ông sẽ gây ra những hạng "văn sĩ giả", "văn sĩ mượn", "văn sĩ ăn cắp". Đội đông người ấy rồi đè đầu ta mà nghênh ngang vênh váo có ngày. Ông mang tội "đẻ ra lũ bợm", quấy rối nền văn.

Thế là xong một vụ án văn.

Cử tọa vỗ tay reo: kỳ khôi!

Văn Tôi[18]

   




Chú thích cuối trang[sửa]

  1. Chuông mai : ý nói báo Thần chung, vốn có nghĩa là tiếng chuông buổi sáng sớm.
  2. Các chỗ này báo rách: chỗ này mất khoảng 2 - 3 từ; có lẽ là : Kỳ từ
  3. Mất khoảng 2 - 3 từ; có lẽ là : bằng "ông
  4. Mất khoảng 2 - 3 từ; có lẽ là : ngữ…
  5. Mất khoảng 2 - 3 từ
  6. 6,0 6,1 6,2 6,3 6,4 Mất khoảng 1 - 2 từ
  7. Mất khoảng 1 - 2 từ : có lẽ là : không
  8. 8,0 8,1 8,2 8,3 8,4 8,5 Mất 1 từ
  9. Mất 1 từ, có thể là "Kỳ"
  10. Mất 1 từ, có thể là "Hòa"
  11. Mất 1 từ, có thể là "đường"
  12. Mất 1 từ, có thể là "ông"
  13. Mất 1 từ, có thể là "Hai"
  14. Có lẽ là "Hoàn nốt"
  15. Mất khoảng 2 từ
  16. Có lẽ là "giả"
  17. 17,0 17,1 17,2 17,3 17,4 Mỗi chỗ mất khoảng 2-3 từ
  18. Văn Tôi: bút danh của Hoàng Tích Chu trên Đông tây tuần báo


PD-icon.svg Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì thời hạn bảo hộ bản quyền của nó đã hết ở Việt Nam. Nếu là tác phẩm khuyết danh, nó đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1960. Đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1974. (Theo Điều 27, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010 và điều khoản kéo dài bản quyền đối với tác phẩm khuyết danh từ 50 thành 75 năm nhưng không hồi tố)

Ngoài ra, một tác phẩm của Việt Nam thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam theo quy định này cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ chỉ nếu nó thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, tức là: tác phẩm khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1948; đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1948 tác phẩm chưa bao giờ được xuất bản tại Hoa Kỳ trước ngày 23 tháng 12 năm 1998. (Theo Tuyên cáo 7161 của Tổng thống Bill Clinton áp dụng Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam)