Cơ sở khoa học của phương pháp Bàn tay nặn bột

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” (BTNB), tiếng Pháp là La main à la pâte viết tắt là Lamap; tiếng Anh là Hands-on, là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi – nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên[1]

Phương pháp này được khởi xướng bởi Giáo sư Georges Charpak. Theo phương pháp Lamap, dưới sự giúp đỡ của giáo viên chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra từ đó hình thành kiến thức cho mình.

Tiến trình dạy học theo Lamap được xây dựng dựa trên sự tìm tòi nghiên cứu. Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu là một phương pháp dạy và học khoa học xuất phát từ sự hiểu biết về cách thức học tập của học sinh, bản chất của nghiên cứu khoa học và sự xác định các kiến thức khoa học cũng như kĩ năng mà học sinh cần nắm vững.

Tiến trình dạy học Lamap được xây dựng dựa trên sự kết hợp của

- Dạy học giải quyết vấn đề.

- Dạy học định hướng hành động.

- Thuyết kiến tạo.

Chú thích[sửa]

  1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Phương pháp bàn tay nn bt trong sinh hc cp THCS, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây