Cai sữa không đau đớn

Từ VLOS
(đổi hướng từ Cai sữa Không Đau đớn)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hầu hết phụ nữ đều phải trải qua cảm giác khó chịu trong giai đoạn cai sữa cho bé. Hãy cùng tìm hiểu những phương pháp hiệu quả giúp giảm đau đớn trong quá trình cai sữa có thể giúp các bà mẹ đang cho con bú đạt mục tiêu cai sữa dễ dàng hơn. Các bà mẹ có thể áp dụng những bước đơn giản này để quá trình cai sữa nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Các bước[sửa]

Xác định Bạn Mong muốn Điều gì[sửa]

  1. Bắt đầu bằng việc xác định rõ bản thân mong muốn điều gì khi cai sữa bé. Cai sữa là một quá trình diễn ra từ từ, nhưng trong quá trình đó cũng có rất nhiều điều bất ngờ. Xác định rõ bạn mong muốn điều gì trước khi cai sữa sẽ giúp ích cho bạn.
  2. Dành thời gian đọc về quá trình cai sữa càng nhiều càng tốt. Bạn càng thu thập được nhiều thông tin, bạn càng có thêm kiến thức về lĩnh vực đó. Internet là một nguồn thông tin tuyệt vời nơi bạn có thể tìm thấy hàng ngàn trang web dành cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và đang tập cai sữa cho con. Thư viện cũng có rất nhiều sách về chủ đề này. Nhiều tài liệu gửi qua thư của các nhóm vận động cho con bú cũng có cung cấp thông tin về quá trình cai sữa.
  3. Chia sẻ với chuyên gia y tế có chuyên môn về quá trình cai sữa. Rất nhiều trung tâm cung cấp các buổi hội thảo giáo dục, gặp mặt hoặc các lớp học cho bà mẹ đang cho con bú có mong muốn tìm hiểu thêm về quá trình cai sữa. Những chuyên gia này thường cho bạn những mẹo thực tiễn từ những bà mẹ đã từng cho con bú và cai sữa.
  4. Chia sẻ với những bà mẹ đã có kinh nghiệm và tìm hiểu xem quá trình cai sữa đã diễn ra như thế nào. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi nghe một vài mẹo nhỏ mà họ chia sẻ. Thông thường, những bà mẹ khác chính là nguồn thông tin tuyệt vời cung cấp cho bạn những mẹo làm cha mẹ, cai sữa hoặc cho con bú.

Áp dụng Dần dần[sửa]

  1. Bắt đầu cai sữa bé dần dần và thật chậm. Ngừng cho bé bú đột ngột sẽ tác động lên cơ thể của bạn. Cơ thể vẫn đang trong quá trình hoạt động để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé dựa trên lượng sữa bé cần bú. Cơ thể không được lập trình để ngưng tiết sữa quá nhanh. Nó cần thời gian để nhận biết rằng không cần phải sản sinh thêm sữa nữa. Nếu bạn dừng cho bé bú đột ngột, cơ thể sẽ không thể thích ứng với sự thay đổi một cách dễ dàng, và bạn sẽ bị đau.
  2. Cố gắng rèn cho bé bú bình trước khi bạn bắt đầu cai sữa. Với nhiều bé, sữa công thức rất khó chịu so với sữa mẹ. Núm vú của bình sữa cũng lạ lẫm với bé. Toàn bộ quá trình bú sữa cũng sẽ khác so với trước và cảm giác an toàn khi bú mẹ cũng sẽ không còn. Bé sẽ cần thời gian để chấp nhận những thay đổi này.
  3. Bắt đầu từ từ giảm thời gian mỗi lần bạn cho bé bú để bắt đầu thay thế bằng thức ăn khác. Thay sữa mẹ bằng sữa công thức hoặc đồ ăn rắn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé khi bạn bắt đầu cai sữa. Những đồ ăn vặt nhẹ cũng rất quan trọng trong quá trình này.

Luyện tập Tự chăm sóc Bản thân[sửa]

  1. Mát xa ngực ngay khi bạn bắt đầu cai sữa. Mát xa giúp tuyến sữa không bị tắc. Mát xa càng thường xuyên càng tốt và luôn nhớ phải mát xa theo đường tròn một cách nhẹ nhàng.
    • Theo dõi sự xuất hiện của bất cứ u cục hay cảm giác đau hoặc các vùng mẩn đỏ trên ngực. Nếu thấy có xuất hiện những dấu hiện trên, có thể bạn đã bị tắc tuyến sữa. Chú ý thêm đến vùng bất thường này và tích cực mát xa thêm. Điểm mấu chốt là bạn cần mát xa để thông tuyến sữa. Tắm nước ấm cũng giúp quá trình mát xa hiệu quả hơn.
    • Nếu triệu chứng biến chuyển xấu đi hoặc bạn bị sốt, tuyến sữa bị tắc có thể đã biến chuyển sang thành viêm vú. Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm vú, hãy liên lạc ngay với cơ sở y tế, vì viêm vú có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
  2. Đắp gạc mềm lên vú nếu bạn cảm thấy dễ bị đau. Hoặc dùng gạc lạnh cũng có tác dụng nếu vú có hiện tượng căng đau. Chọn phương pháp giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thực hành thường xuyên nếu cần.
  3. Mặc áo nịt ngực vừa vặn, trong cả khi bạn đi ngủ. Áo ngực quá chặt hoặc quá rộng sẽ không có tác dụng. Tránh mặc áo nịt ngực có nhiều dây.
    • Hãy đặt lá bắp cải vào trong cúp áo nịt ngực. Đây là cách làm đã được áp dụng hàng thế kỷ để đẩy nhanh quá trình cắt sữa.
    • Đặt vài tấm lót thấm sữa vào cúp áo nịt ngực nếu bạn bị rỉ sữa. Rất nhiều phụ nữ cảm thấy ngượng ngùng khi bị rỉ sữa ra áo. Dùng miếng lót thấm sữa là cách hữu dụng có thể thấm sữa rất tốt.
  4. Tiếp tục uống vitamin sau sinh để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể vì lúc này cơ thể đang cố gắng điều chỉnh với quá trình thay đổi.
  5. Hỏi ý kiến tại cơ sở y tế khi sử dụng thuốc giảm đau Ibuprofen nếu bạn cảm thấy quá đau và không thể chịu đựng được.
  6. Tiếp tục duy trì chế độ ăn cân bằng và phải uống đủ nước. Luôn giữ cho cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể hoạt động tốt hơn.
    • Nhiều người cho rằng uống trà cây xô thơm cũng có thể rất hữu ích.
  7. Cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ. Cơ thể bạn đang trải qua quá trình thay đổi lớn và cần bạn chú ý nhiều hơn. Ngủ là một trong những cách tốt nhất để cơ thể có thể tự tái tạo và phục hồi.
  8. Hãy nhớ rằng hooc môn thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Bạn sẽ trải qua nhiều dạng cảm xúc. Cai sữa là một trải nghiệm mang tính tâm lý cũng như thể chất. Hãy cho phép bản thân cảm nhận bất cứ cảm xúc gì bạn đang trải qua.
  9. Đừng hút hết sữa khi bạn đang bắt đầu quá trình giảm cữ bú của bé. Nếu bạn hút hết sữa ra sẽ khiến cơ thể tiếp tục sản sinh thêm sữa. Thay vào đó, hãy hút từng lượng nhỏ để tránh làm vú bị căng đau. Hút sữa thường xuyên nếu sữa quá đầy. Tắm nước ấm cũng giúp sữa tiết bớt ra chút ít.

Hiểu rõ Nhu cầu của Bé[sửa]

  1. Hãy nhớ rằng em bé cũng rất khó chịu khi phải điều chỉnh với sự thay đổi này. Không chỉ bé mất đi ti mẹ mà bé còn mất đi khoảng thời gian thoải mái bên mẹ.
  2. Tìm những cách thay thế giúp bé cảm thấy thoải mái và đảm bảo bé không còn bú nữa.
  3. Áp dụng nhiều cách để bé không đòi bú mẹ. Có rất nhiều phương pháp hiệu quả để bé quên ti mẹ có thể thực hiện dễ dàng. Bất cứ thứ gì có thể dời sự chú ý của bé khỏi ti mẹ đều là phương pháp thành công.
  4. Hãy kiên nhẫn với bé trong thời kỳ này. Quá trình cai sữa sẽ qua đi và bé cũng như bạn sẽ bước sang chương mới trong cuộc đời trước khi bạn nhận ra điều đó.

Cảnh báo[sửa]

  • Nhờ sự can thiệp y tế nếu dấu hiệu viêm vú đã rõ ràng. Viêm vú cần được xử lý và không bao giờ được bỏ qua không điều trị. Thuốc kháng sinh thường được dùng trong điều trị viêm vú.
  • Nhờ chuyên gia hỗ trợ nếu quá trình cai sữa căng thẳng kéo dài và khó khăn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây