Chăm sóc bê mồ côi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu bạn nuôi gia súc, đôi khi sẽ có những lúc bạn phải nuôi dưỡng và chăm sóc cho cả con bê mồ côi. Khi đó bạn sẽ thay thế bò cái để hoàn thành thiên chức khi chúng bỏ rơi con của mình. Trong trường hợp mọi nỗ lực khuyến khích bò mẹ nuôi con thất bại, bạn cần phải tự tay nuôi nấng những con thú nhỏ bị bỏ rơi.

Các bước[sửa]

  1. Sắp xếp ổ nằm giữ nhiệt, an toàn và đảm bảo cho con bê. Bạn chỉ cần tìm địa điểm bảo vệ con bê khỏi ảnh hưởng của thời tiết hoặc động vật khác, chẳng hạn như kho thóc kèm theo cánh cửa nhỏ, hoặc chuồng gia súc mua hay tự chế cũng đủ làm nơi trú ẩn cho bê. Hàng rào cần phải đủ kín để con bê không thoát ra ngoài trong trường hợp chúng muốn đi lang thang đó đây.
    • Trải rơm dưới nền đất để con bê có chỗ ngủ (phù hợp vào mùa đông hoặc đầu xuân). Không giữ bê trong kho chưa lót ổ đầy đủ. Bê rất dễ bị nhiễm lạnh so với bò trưởng thành, cho nên chúng cần chỗ nằm có rơm dày để cảm thấy dễ chịu và ấm áp.
    • Đối với những con bê sinh vào mùa hè, bạn cần chuẩn bị chuồng tránh nắng cho chúng. Tuy nhiên, bê cũng cần hấp thụ Vitamin D, vì thế bạn nên chừa khoảng trống cho ánh sáng mặt trời chiếu vào để chúng có thể nằm phơi nắng.
  2. Mua thực phẩm và dụng cụ chăm sóc y tế cần thiết càng sớm càng tốt. Bạn cần ưu tiên mua sữu non tại cửa hàng vật nuôi địa phương hoặc tại phòng khám thú y dành cho động vật lớn trước khi mua các vật dụng khác.
    • Bạn phải cho bê uống sữa non trong vòng 24 đến 72 giờ sau khi sinh. Nếu không bê sơ sinh có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe và mắc bệnh dễ gây nên tử vong.
      • Cho bê uống sữa non 2 đến 3 tiếng một lần. Tùy thuộc vào cân nặng của con bê, bạn cần cho chúng bú ¼ hoặc ½ lượng sữa mỗi lần. Nếu bê không biết cách uống sữa bình, bạn cần dùng ống trung chuyển thực quản để cung cấp sữa, đặc biệt nếu tình trạng sức khỏe của bê yếu do thời tiết lạnh hay sinh khó.
        • Trong trường hợp bê sơ sinh quá đói thì chúng sẽ uống sữa bình ngay lập tức, đặc biệt nếu bạn chà xát bột sữa nhẹ nhàng lên mũi và miệng chúng. Bê con chưa bao giờ bú sữa mẹ sẽ tiếp nhận bình sữa rất nhanh. Những con bê lớn hơn cần có thời gian thích nghi do chúng đã quen với núm vú của bò mẹ.
  3. Cho bê uống sữa bình hoặc xô từ 2 đến 3 tiếng mỗi ngày cho đến khi chúng được vài ngày tuổi. Trong thời gian đó bạn có thể thay đổi từ sữa non sang sữa bột dành cho bê thông thường. Sau đó bạn có thể cho chúng bú ba lần một ngày: sáng, chiều và tối. Bê cần nạp lượng sữa hằng ngày bằng 10% khối lượng cơ thể của chúng.
    • Khi bê con phát triển, bạn có thể giảm số lần cho bú sữa. Cho bú hai lần một ngày cho đến khi chúng được một tháng tuổi, sau đó là một lần một ngày khi bê được hơn 2 tháng tuổi. Khi bê được 3 đến 4 tháng tuổi, bạn có thể cai sữa cho chúng.
  4. Chuẩn bị nước sạch liên tục cho bê. Chọn xô đựng nước sao cho bê không thể hất đổ ra sàn. Chúng là loài vật hay tò mò, và sẽ sớm nhận ra rằng chất lỏng trong xô có thể uống được.
  5. Cho bê ăn thực phẩm gia súc chất lượng cao. Bạn có thể mua thức ăn dặm cho bê với thành phần đặc biệt tại cửa hàng thực phẩm gia súc tại địa phương, và phù hợp để bê con phát triển toàn diện. Các loại thức ăn này có hàm lượng cao protein, canxi, phốt-pho, năng lượng, và các dưỡng chất khác cần thiết cho sự phát triển.
    • Ngoài ra nên cho bê ăn cỏ khô chất lượng cao. Bạn cần thử nghiệm thành phần cỏ khô nhằm đảm bảo chất lượng hoàn hảo, vì có những lúc cỏ trông tươi mướt lại có chất lượng kém. Thành phần cỏ khô nên bao gồm ít nhất 60% rau đậu (cỏ linh lăng hoặc cỏ ba lá) và 40% cỏ tươi.
  6. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về loại vắc-xin và vitamin/khoáng chất cần thiết cho bê. Tùy vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi, cũng như môi trường sống, bê sơ sinh cần được tiêm Vitamin A, D và E, Xê-len (chỉ dành cho khu vực thiếu hụt Xê-len!), v.v...
    • Bạn cần đưa bê con đi tiêm ngừa thêm nếu chúng chưa được phòng bệnh chẳng hạn như tiêu chảy, hoặc không hấp thụ sữa non của bò mẹ. Bê từ 2 đến 3 tháng tuổi cần tiêm một số loại vắc-xin nhiều lần.
  7. Giữ gìn vệ sinh chuồng gia súc. Thay rơm mới mỗi ngày, dùng chĩa và xẻng (hoặc một trong số các loại chĩa dùng để hốt phân chuồng ngựa) để dọn sạch phân hoặc rơm bẩn. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra khu vực ăn uống để xem chúng có đi bậy hay không, nếu có thì đổ thức ăn đó ngay lập tức.
  8. Quan sát dấu hiệu bất thường ở bê. Nếu bê bị tiêu chảy, viêm nhiễm (ví dụ như viêm khớp hoặc rốn), có vấn đề hô hấp, hoặc bất cứ triệu chứng đáng ngờ, bạn cần gọi bác sĩ thú y ngay lập tức.
    • Đôi khi bạn sẽ trở nên hoảng loạn khi thấy bê con họ sặc sụa vì lý do nào đó. Có thể chúng ho hay hắt hơi do thức ăn bị mắc trong cổ họng hoặc vô tình hít phải bụi hay thức ăn quá nhiều. Nếu thỉnh thoảng bê mới bị ho hay hắt hơi thì không có gì đáng ngại. Nhưng trong trường hợp kéo dài và xuất hiện triệu chứng khác, bạn cần liên lạc với bác sĩ thú y ngay lập tức.
    • Không cho ăn theo thời gian cố định sẽ khiến dạ dày của bê khó chịu và tiêu chảy. Vì thế bạn cần cho chúng ăn theo lịch trình cố định nhằm tránh tình trạng này.
    • Kiểm tra bê con để phát hiện bọ ve, bọ chét, chấy rận và ký sinh trùng khác có nguy cơ lây bệnh. Ngoài ra, bạn cần dùng thuốc xịt để diệt ruồi muỗi.
  9. Tiếp tục cho ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc bê con, sau đó chúng sẽ chuyển sang giai đoạn cai sữa và trở thành chú bò khỏe mạnh!

Lời khuyên[sửa]

  • Sắp xếp thời gian biểu cho ăn, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe. Điều này giúp mọi việc diễn ra theo đúng quy trình, đảm bảo hệ tiêu hóa mỏng manh của bê không bị tác động xấu.
  • Nuôi bê ngoài trời (đầu xuân, hè, đầu thu) là một trong những biện pháp dễ dàng thực hiện nhất. Bạn có thể nuôi cùng với động vật khác (đặc biệt là dê) để tạo điều kiện cho bê làm quen với thực phẩm, nước uống, khu vực ăn uống và chuồng trại.
  • Luôn chuẩn bị sẵn sữa non trong mọi trường hợp. Có những lúc bạn sẽ cần đến loại thực phẩm này.
  • Nếu phù hợp, bạn có thể thả bê ra đồng ăn cỏ. Chúng bắt đầu ăn cỏ khi được vài ngày tuổi.
  • Cho bê uống lượng sữa hằng ngày tương đương 10% khối lượng cơ thể. Chia sữa thành 2 đến 3 phần hằng ngày.
  • Chuồng dây thép đủ chắc để giữ bê ở bên trong.
  • Cho bê ở khu vực thông thoáng và an toàn.

Cảnh báo[sửa]

  • Bê sữa dễ gặp rủi ro tử vong do bệnh tật hơn so với bê thịt. Bạn cần hết sức cẩn trọng khi nuôi bê sữa bằng sữa bình.
  • Bê là loài vật có sức mạnh, vì thế bạn cần biết cách tiếp xúc phù hợp để giảm thiểu nguy cơ bị húc đầu hoặc đá.
  • Không nuôi bò đực làm thú cưng. Chúng có thể gây nguy hiểm khôn lường vì không có bản tính phục tùng loài người. Nhằm tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, bạn không nên tiếp xúc gần gũi với bê đực hoặc nên triệt sản chúng càng sớm càng tốt.