Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chăm sóc dê
Từ VLOS
Bài viết này sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bạn về vật dụng, thức ăn, chỗ ở phù hợp, v.v. cho dê. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình tại góc thảo luận hoặc bổ sung vào chính bài viết.
Mục lục
Các bước[sửa]
Tạo Môi trường An toàn[sửa]
- Dựng hàng rào kiên cố. Hàng rào phải đảm bảo đủ chiều cao để dê không thể nhảy ra ngoài và các loài thú dữ khác không thể xâm nhập vào. Chiều cao thích hợp cho chuồng dê tầm khoảng 1,5 m.
- Xây dựng chuồng trại thông thoáng. Dù kích cỡ chuồng lớn hay nhỏ, thì dê đều có thể dễ dàng thích nghi được. Chuồng dê cần phải đảm bảo khô ráo và thông thoáng. Ngoài ra nên dùng rơm để tạo ổ cho dê nằm. Sàn bằng xi măng thường có chi phí cao, tuy nhiên sẽ có độ bền lâu hơn các loại sàn làm từ vật liệu khác.
Chế độ ăn và Vệ sinh[sửa]
- Cho dê ăn đúng cách. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho dê bao gồm các loại cỏ khô, và thức ăn tinh hỗn hợp như yến mạch, cám, hạt lúa mạch, v.v. Để ngăn ngừa sự ẩm mốc và phá hoại của côn trùng, tất cả thức ăn cho dê cần được bảo quản ở nơi khô thoáng. Nếu bạn chọn cách này, việc dùng dụng cụ không thấm nước để chứa thức ăn sẽ là phương án tối ưu giúp giữ cho thức ăn luôn ở nơi cao ráo và sạch sẽ. Trong khi đó, để thức ăn trên sàn có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm.
-
Đặt
máng
nước
cố
định
và
cung
cấp
khoáng
chất
cho
dê
dưới
dạng
đá
liếm
có
thành
phần
Selenium.
Nếu
khu
vực
bạn
sống
thiếu
hụt
chất
Selenium
(tức
là
nồng
độ
Selenium
trong
đất
thấp
sẽ
dẫn
đến
việc
thiếu
hụt
chất
này
trong
cỏ
khô),
thì
việc
tiêm
“Bose”
mỗi
năm
một
lần
là
cách
tốt
nhất
để
bổ
sung
khoáng
chất
cho
những
chú
dê
của
bạn.
Selenium
và
Vitamin
E
có
trong
mỗi
mũi
tiêm
đóng
vai
trò
đặc
biệt
quan
trọng
trong
cấu
tạo
cơ,
xương
và
sức
khỏe
sinh
sản.
- Đối với dê cái đang mang thai, việc tiêm khoáng chất (thường khoảng một tháng trước khi sinh) là điều thật sự cần thiết, bởi vì khoáng chất có chức năng hỗ trợ thai nhi hình thành tim, phát triển cơ cũng như phòng tránh các biến chứng sinh nở.
- Cần tránh những loại thức ăn gây hại cho dê. Không cho dê ăn các loại cây cảnh, đặc biệt là các loại cây thuộc họ đỗ quyên. Bởi khi ăn phải những loại thức ăn như vậy, dê có thể mắc phải chứng rối loạn trao đổi chất như nôn mửa, tiêu chảy và thậm chí có thể bị chết nếu không được cứu chữa kịp thời. Hãy chú ý tới những người hàng xóm “thân thiện” của bạn, vì vô tình, họ có thể cho dê ăn phải những loại thực vật thuộc họ đỗ quyên. Bạn không thể lường trước được điều gì!
-
Thường
xuyên
vệ
sinh
cho
dê.
Vệ
sinh
hoàn
chỉnh
cho
dê
bao
gồm
tắm
rửa
đan
xen
với
chải
lông.
- Nếu xung quanh bạn có trẻ con, hãy để chúng chải lông cho dê vì chắc chắn chúng rất yêu thích công việc này. Tuy nhiên, cần để mắt đến những hành động của bọn trẻ.
- Cắt gọt móng cho dê. Cắt gọt móng là một công đoạn quan trọng và không tốn quá nhiều công sức. Tiến hành cắt tỉa mỗi tháng một lần để đảm bảo cho móng dê không bị cong, gãy nứt hay nhiễm trùng.
Đảm bảo Dê luôn Khỏe mạnh[sửa]
- Rèn luyện thể lực cho dê. Hãy tạo điều kiện cho dê leo núi nhiều. Những chú dê rất thích leo núi, vì vậy hãy cung cấp cho chúng những dụng cụ hỗ trợ hoạt động này. Dê cũng rất thích chơi bập bênh,với trò này, dê có thể giữ thăng bằng cũng như leo lên và leo xuống giống như khi leo núi.
-
Tẩy
giun
cho
dê.
Định
kỳ
tẩy
giun
cho
dê
bởi
hầu
hết
các
chú
dê
đều
dễ
mắc
phải
bệnh
nội
kí
sinh
(như
giun
sán).
Những
loại
giun
sán
phổ
biến
ăn
mòn
cơ
thể
dê
có
thể
kể
đến
như
giun
lươn
(giun
máu),
giun
móc
và
cầu
trùng.
Tùy
thuộc
vào
điều
kiện
môi
trường,
các
loài
ký
sinh
có
thể
gây
ra
nhiều
vẫn
đề
sức
khỏe
nghiêm
trọng
(hoặc
thậm
chí
có
thể
chết)
như
sụt
cân,
rụng
lông,
giảm
năng
suất
sinh
sản,
v.v.
- Khi dê con được 6-8 tuần tuổi, cần tiến hành tẩy giun cho dê. Có nhiều loại thuốc tẩy giun phù hợp cho dê tại các cửa hiệu thức ăn. Đảm bảo làm đúng theo chỉ dẫn sử dụng trên bao bì.
- Cầu trùng có thể gây hại nghiêm trọng đến cả những con dê con, dê già và cả những con bị suy giảm miễn dịch, tuy nhiên, thành phần chính của thuốc tẩy giun cho dê không có tác dụng chống lại cầu trùng. Có một vài sản phẩm thích hợp dùng để điều trị bệnh cầu trùng, trong đó Corid được xem là phương thuốc hiệu quả nhất. Khi bị nhiễm bệnh cầu trùng, dê thường có các triệu chứng như khó tăng cân, ủ rũ, biếng ăn, phân vón cục (như các biểu hiện bạn có thể thấy ở chó).
- Khi bạn có bất cứ thắc mắc gì về bệnh giun sán trên vật nuôi của bạn, hãy liên lạc với bác sỹ thú y để tiến hành phân tích mẫu phân trên những con dê khác nhau. Điều này sẽ cung cấp một đáp án xác thực, giúp cho bác sỹ thú y có thể đưa ra phương án chữa trị thích hợp cho đàn dê của bạn.
-
Tiêm
vắc
xin
cần
thiết.
Tiêm
vắc
xin
“CDT”
chứa
chất
phòng
bệnh
uốn
ván
cho
dê
mỗi
năm
1
lần.
- Tiêm chủng cho dê con mũi đầu tiên lúc 6-8 tuần tuổi, và tiêm chủng tăng cường 4 tuần sau mũi đầu tiên. Sau đó cứ mỗi năm tái chủng lại cho dê một lần.
- Hãy cẩn thận với chứng phù nề ở dê. Khi cho dê ăn quá nhiều thức ăn mọng nước, chúng có thể bị phù nề và thậm chí có thể chết nếu không được cứu chữa kịp thời.
Lời khuyên[sửa]
- Nếu bạn không am hiểu về cách cắt gọt móng cho dê, hãy mang dê của bạn đến bác sỹ thú y hoặc những người có chuyên môn về chăm sóc móng vuốt.
- Dê rất thích leo núi và nhảy nhót, vì vậy, hãy đặt cho chúng một vài tảng đá lớn hoặc bất cứ vật dụng nào mà chúng có thể nhảy qua được.
- Hãy đảm bảo rằng then chốt cửa của hàng rào được lắp đặt phía bên ngoài.
-
Nếu
bạn
muốn
những
chú
dê
không
sừng,
thì
hãy
cưa
khi
chúng
được
1
tuần
tuổi.
Đối
với
những
chú
dê
trưởng
thành,
hãy
đưa
chúng
đến
bác
sỹ
thú
y
để
được
cưa
sừng.
- Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về cách nuôi dê tại vùng bạn sinh sống, hãy đến thăm Câu lạc bộ 4H tại địa phương của bạn.
Cảnh báo[sửa]
- Một vài thông tin nêu trên có thể không phù hợp với loại dê bạn đang nuôi. Vì vậy, cần đọc kỹ thông tin và đưa ra các câu hỏi thắc mắc.