Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chương trình môn Hóa học/Nội dung giáo dục
Từ VLOS
1. Nội dung khái quát[sửa]
1.1. Nội dung cốt lõi:[sửa]
Mạch nội dung | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
---|---|---|---|
Kiến thức cơ sở hoá học chung | |||
Cấu tạo nguyên tử | X | ||
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học | X | ||
Liên kết hoá học | X | ||
Năng lượng hoá học | X | ||
Tốc độ phản ứng hoá học | X | ||
Phản ứng oxi hoá - khử | X | ||
Cân bằng hoá học | X | ||
Pin điện và điện phân | X | ||
Hoá học vô cơ | |||
Nguyên tố nhóm VIIA | X | ||
Nitrogen và Sulfur | X | ||
Đại cương về kim loại | X | ||
Nguyên tố nhóm IA và nhóm IIA | X | ||
Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và phức chất | X | ||
Hoá học hữu cơ | |||
Đại cương về Hoá học hữu cơ | X | ||
Hydrocarbon | X | ||
Dẫn xuất halogen - Alcohol - Phenol | X | ||
Hợp chất carbonyl (Aldehyde - Ketone) - Carboxylic acid | X | ||
Ester - Lipid | X | ||
Carbohydrate | X | ||
Hợp chất chứa nitrogen | X | ||
Polymer | X | ||
Các chuyên đề học tập | X | X | X |
1.2. Chuyên đề học tập[sửa]
a) Mục tiêu[sửa]
Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, trong mỗi năm học, những học sinh có thiên hướng khoa học tự nhiên được chọn học một số chuyên đề học tập. Mục tiêu của các chuyên đề này là:
- Mở rộng, nâng cao kiến thức đáp ứng yêu cầu phân hóa sâu ở cấp trung học phổ thông.
- Tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành, hoạt động trải nghiệm thực tế làm cơ sở giúp học sinh hiểu rõ hơn các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến hoá học.
- Giúp học sinh hiểu sâu hơn vai trò của hoá học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến hoá học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này cũng như có đủ năng lực để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoá học và tiếp tục tự học hoá học suốt đời.
b) Nội dung các chuyên đề học tập[sửa]
Chuyên đề học tập | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO KIẾN THỨC | |||
Chuyên đề 10.1. Cơ sở hoá học | X | ||
Chuyên đề 12.3. Một số vấn đề cơ bản về phức chất | X | ||
Chuyên đề 12.1. Cơ chế phản ứng trong hoá học hữu cơ | X | ||
CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH | |||
Chuyên đề 10.3. Thực hành: Hoá học và công nghệ thông tin | X | ||
Chuyên đề 11.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học hữu cơ | X | ||
Chuyên đề 12.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học vô cơ | X | ||
CHUYÊN ĐỀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HÓA HỌC | |||
Chuyên đề 10.2. Hoá học trong việc phòng chống cháy nổ | X | ||
Chuyên đề 11.1. Phân bón | X | ||
Chuyên đề 11.3. Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ | X |