Chống lại bệnh cảm lạnh hay cảm cúm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cảm lạnh thông thường và cảm cúm là những bệnh nhiễm vi-rút đường hô hấp có triệu chứng tương tự nhau như nghẹt mũi, sốt, đau cơ, đau nhức người, đau họng, mệt mỏi và buồn nôn. Triệu chứng co thắt và tiêu chảy nặng là một bệnh do nhiễm vi-rút khác được gọi là “viêm dạ dày ruột” và cần điều trị theo cách khác. [1] Đáng tiếc là không có phương pháp nào giúp loại bỏ hoàn toàn các vi-rút này và bạn phải chờ hệ miễn dịch đánh bại chúng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách giúp giảm triệu chứng trong giai đoạn bệnh để hỗ trợ hệ miễn dịch.

Các bước[sửa]

Điều trị cảm lạnh hay cảm cúm tại nhà[sửa]

  1. Uống thuốc không kê đơn. Thuốc Acetaminophen (Tylenol) và Ibuprofen (Advil hoặc Motrin) đều giúp hạ sốt.[2] Hạ sốt 1-2 độ cũng giúp bạn thấy khỏe hơn. Các thuốc này cũng là thuốc giảm đau, giúp giảm cơn đau họng, đau cơ do cảm lạnh hoặc cảm cúm.[3]
    • Sử dụng Acetaminophen hoặc Ibuprofen cho trẻ nhỏ. Không được dùng Aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye đe dọa đến tính mạng.[4]
  2. Uống thuốc chữa nghẹt mũi. Bạn có thể uống thuốc chữa nghẹt mũi không kê đơn để giảm nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc cảm cúm. Nhiều thuốc hạ sốt không kê đơn có kết hợp thêm tác dụng giảm ho và giảm nghẹt mũi.[5] Uống thuốc theo hướng dẫn và không kết hợp thuốc hoặc uống thuốc lâu hơn chỉ dẫn.
    • Nếu không muốn uống thuốc, bạn có thể dùng nước muối sinh lý dạng nhỏ giọt hoặc dạng xịt, đặc biệt phù hợp hơn cho trẻ nhỏ vì chỉ là nước muối. [5] Luôn sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn.
  3. Súc miệng bằng nước muối ấm. Đây là cách đơn giản, an toàn để giảm đau cổ họng do cảm lạnh và cảm cúm. Hòa tan 1/2 thìa cà phê muối và 240 ml nước ấm. Ngậm một ít nước muối pha loãng trong cuống họng và súc miệng 30 giây.[5] Phương pháp này an toàn và có thể lặp lại nếu cần thiết.
    • Không nuốt nước muối để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu cho trẻ nhỏ súc miệng bằng nước muối, cần đảm bảo trẻ súc miệng mà không bị sặc.[5]
  4. Bù nước. Uống nhiều nước rất có lợi cho sức khỏe. Nhiều loại chất lỏng giúp pha loãng chất nhầy gây nghẹt mũi, dưỡng ẩm và xoa dịu cơn đau cổ họng, ngăn ngừa mất nước trong trường hợp nôn mửa khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. [5]
    • Nếu bị “viêm dạ dày ruột” gây nôn mửa và tiêu chảy, bạn nên uống nước uống thể thao như Gatorade để bù điện giải. [6] Đối với trẻ nhỏ, nên cho trẻ uống các loại nước đặc biệt giúp bù điện giải như Pedialyte thay vì dùng nước uống thể thao. [6]
    • Khi bị cảm lạnh, bạn có thể uống thêm nước ép hoa quả và nước hầm.[5]
    • Nam giới cần uống 13 cốc nước, phụ nữ cần uống 9 cốc nước mỗi ngày.[7]
  5. Tránh thức uống chứa caffeine và chứa cồn. Nên tránh cả thức uống chứa caffenine và thức uống chứa cồn khi bị bệnh. Các thức uống này đều có tính lợi tiểu, tức khiến tình trạng mất nước trầm trọng hơn thay vì bù nước cho cơ thể.[3][8]
  6. Nghỉ ngơi đầy đủ. Cảm lạnh và cảm cúm đều là do vi-rút gây ra. Hệ miễn dịch sẽ tự “chiến đấu” với vi-rút nhưng bạn vẫn nên nghỉ ngơi thật nhiều để hỗ trợ miễn dịch.[5] Nên xin nghỉ học hoặc nghỉ làm để ở nhà và ngủ thêm.
  7. Tắm nước nóng. Môi trường ẩm giúp pha loãng và phá vỡ chất nhầy, giảm nghẹt mũi và giảm đau cổ họng. Tắm nước nóng có thể mang đến những lợi ích kể trên.
  8. Sử dụng máy tạo ẩm. Bạn có thể dùng máy tạo ẩm để tăng độ ẩm cho không khí trong nhà. Cách này có hiệu quả giảm nghẹt mũi tương tự như tắm nước nóng. [5] Nên chọn chế độ phun sương mát và vệ sinh máy hàng ngày để tránh sinh nấm mốc hoặc vi khuẩn khiến triệu chứng trở nặng.[5]
  9. Sử dụng thuốc xịt họng hoặc thuốc ho dạng nhỏ giọt không kê đơn. Bạn có thể dùng viên ngậm không kê đơn hoặc thuốc xịt họng để giảm triệu chứng ho và đau họng.[9] Các sản phẩm này an toàn khi sử dụng kết hợp với các thuốc chữa cảm lạnh, cảm cúm khác và giúp giảm kích thích cổ họng để giảm ho.
  10. Tránh hút thuốc và các tác nhân kích thích cổ họng khác. Không những gây nhiều biến chứng về sức khỏe, hút thuốc lá còn khiến triệu chứng cảm lạnh trở nặng, kéo dài hơn do cổ họng bị kích thích. [3] Bên cạnh việc tránh hút thuốc, bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân kích thích cổ họng khác như khói thuốc lá, khói và ô nhiễm không khí.[3]

Nhận biết dấu hiệu nên đi khám bác sĩ[sửa]

  1. Theo dõi cơn sốt. Trẻ nhỏ sốt cao hơn 39 độ C cần đi khám bác sĩ. [3] Ngoài ra, người lớn và trẻ nhỏ đều nên đi khám bác sĩ nếu sốt kéo dài hơn 3 ngày hoặc thấy thuốc hạ sốt không kê đơn không có tác dụng.[3]
  2. Theo dõi tình trạng nạp chất lỏng. Nên đi khám bác sĩ ngay nếu triệu chứng “viêm dạ dày ruột” bao gồm nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng khiến cơ thể khó giữ nước.[3] Mất nước và mất các khoáng chất, vitamin cần thiết khác do nôn mửa và tiêu chảy được xem là biến chứng nghiêm trọng. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể tiến hành các bước giúp bù nước cho bạn.
  3. Quan sát tình trạng da xanh xao ở trẻ (nếu có). Nếu trẻ nhỏ có triệu chứng cảm cúm, bạn nên quan sát xem da trẻ có xanh xao không. [3] Nếu có, đây là dấu hiệu hạ nồng độ oxy, tức trẻ đang bị khó thở. Trong trường hợp đó, cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay cho trẻ.
  4. Theo dõi thời gian bệnh. Hầu hết người bệnh cảm lạnh và cảm cúm đều phục hồi hoàn toàn trong vòng 2 tuần. Nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nặng trong 10 ngày, bạn nên đi khám bác sĩ ngay. [3] Đây có thể là dấu hiệu cho thấy triệu chứng bệnh là do nguyên nhân khác. Hoặc bác sĩ sẽ phải kê đơn thuốc kháng vi-rút để hỗ trợ hệ miễn dịch.
  5. Theo dõi để phát hiện triệu chứng khó thở (nếu có). Nên đi khám bác sĩ nếu bị khó thở, rung vai khi thở, có dấu hiệu thở khò khè, thở gấp. [3] Đây là dấu hiệu cho thấy cảm lạnh hoặc cảm cúm đã dẫn đến tình trạng nhiễm vi-rút nghiêm trọng hơn như viêm phổi hoặc viêm phế quản. Các bệnh này cần có sự can thiệp của bác sĩ để giảm triệu chứng bệnh.
  6. Quan sát tình trạng đau tai hoặc mủ trong tai (nếu có). Nếu cảm lạnh hoặc cảm cúm trở thành nhiễm trùng tai hoặc nhiễm trùng xoang, bạn sẽ thấy tai đau hoặc chảy mủ.[3] Đây là dấu hiệu nhiễm khuẩn và cần được điều trị bằng kháng sinh.
  7. Đi khám bác sĩ nếu trạng thái tinh thần thay đổi. Nên đi khám bác sĩ ngay nếu có triệu chứng lú lẫn, mất phương hướng, ngất xỉu hoặc các trạng thái tinh thần thay đổi khác.[3] Đây có thể là biến chứng do sốt cao, mất nước hoặc triệu chứng cảm cúm đáng lo ngại khác.

Ngăn lây lan cảm lạnh và cảm cúm[sửa]

  1. Tiêm vắc-xin ngừa cảm cúm. Cách tốt nhất để tránh hoặc ngừa cảm cúm là tiêm vắc-xin ngừa hàng năm. [10] Vắc-xin này bảo vệ bạn khỏi nhiều chủng vi-rút cúm khác nhau mà các chuyên gia cho rằng sẽ xuất hiện nhiều trong mùa cúm sắp đến. Bạn có thể đến bệnh viện, trạm xá phường để tiêm vắc-xin ngừa cúm.
    • Đáng tiếc là vắc-xin ngừa cúm không bảo vệ bạn khỏi bệnh cảm lạnh thông thường và cũng không đảm bảo có thể bảo vệ bạn khỏi tất cả các chủng vi-rút cúm. Tuy nhiên, vắc-xin giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm vi-rút.
  2. Rửa tay thường xuyên. Thường xuyên rửa tay với nước ấm, xà phòng là cách tốt nhất để tiêu diệt vi-rút cảm lạnh, cảm cúm. [3] Cách này sẽ giúp tránh lây lan vi-rút (nếu bạn bị bệnh) và tránh nhiễm vi-rút (nếu bạn chưa bệnh).
  3. Không dùng chung cốc hoặc dụng cụ ăn uống. Vật dụng tiếp xúc trực tiếp với miệng (cốc hoặc dụng cụ ăn uống) là phương thức trực tiếp lây truyền vi-rút cảm lạnh và cảm cúm. Dùng chung vật dụng với người bệnh sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Nếu đã bị bệnh, bạn nên tránh dùng chung những vật dụng này với người khác để giảm nguy cơ lây bệnh.
    • Đối với trẻ nhỏ, không cho trẻ dùng chung đồ chơi, núm vú và các vật dụng tương tự mà trẻ có thể đưa vào miệng. [3]
  4. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Ho và hắt hơi sẽ làm bắn vi-rút vào không khí, khiến mọi người xung quanh nhiễm vi-rút. Vì vậy, bạn nên luôn che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Các chuyên gia khuyên nên che miệng bằng ống tay áo hoặc khuỷu tay thay vì dùng bàn tay.[3]
    • Nếu phải dùng bàn tay, bạn nên rửa tay với nước ấm, xà phòng sau khi che miệng.
  5. Uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C. Nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin C khi bị bệnh chỉ có ảnh hưởng nhỏ đến vi-rút. Tuy nhiên, uống trước khi bệnh khởi phát có thể giúp giảm thời gian bệnh. [11] Cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết giúp rút ngắn thời gian bệnh.
  6. Uống thuốc kháng vi-rút. Nếu ở gần người bị cảm cúm, người khỏe mạnh vẫn nên uống thuốc kháng vi-rút để giảm nguy cơ nhiễm vi-rút. Uống thuốc sớm có thể giảm nguy cơ nhiễm vi-rút đến 70-90%.[12]
    • Các thuốc này ở dạng viên, dạng lỏng hoặc thuốc hít và cần có đơn thuốc của bác sĩ. Phổ biến nhất là thuốc Oseltamivir (Tamiflu), Zanamivir (Relenza), Amantadine (Symmetrel) và Rmantadine (Flumadine).[12]

Lời khuyên[sửa]

  • Ngay cả biện pháp phòng ngừa tốt nhất không phải lúc nào cũng hiệu quả. Bạn nên tránh tiếp xúc với người khác khi bị bệnh để tránh lây vi-rút cảm lạnh và cảm cúm.

Cảnh báo[sửa]

  • Không uống kháng sinh để điều trị cảm lạnh thông thường hoặc cảm cúm. Kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt vi-rút và có thể gây tình trạng kháng thuốc nếu uống thuốc khi không cần thiết.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]