Chống rụng tóc ở thanh thiếu niên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Rụng tóc, đặc biệt đối với thanh thiếu niên, có lẽ là một thử thách khó chịu và xấu hổ. Rụng tóc xảy ra khi có vấn đề gì đó ngăn cản tóc phát triển, gia tăng rụng tóc, hay gãy tóc. Nếu tóc của bạn đã ngừng phát triển, nó sẽ không phát triển lại cho đến khi bạn xác định và giải quyết những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra rụng tóc. Một số nguyên nhân có thể gây rụng tóc ở thanh thiếu niên bao gồm căng thẳng, ít chăm sóc tóc, hoặc do vấn đề sức khỏe.

Các bước[sửa]

Xác định nguyên nhân gây rụng tóc[sửa]

  1. Nói chuyện với nhà tạo mẫu tóc về phương pháp điều trị và kiểu tóc.[1] Một số quy trình hóa học có thể khiến tóc bị gãy hay bị rụng tạm thời gồm có: tẩy tóc, nhuộm màu, duỗi thẳng, và uốn gợn sóng. Nhiệt tỏa ra từ máy duỗi tóc hay máy sấy cũng sẽ gây rụng tóc.
    • Các kiểu tóc búi hay buộc chặt có thể gây ra "tình trạng kéo rụng tóc" với các nang tóc bị hư tổn theo thời gian. Nếu bạn cảm thấy đau phần da đầu, tránh vuốt hết tóc ra sau để buộc kiểu đuôi ngựa hay những kiểu kéo căng tóc.
  2. Xem xét tiền sử gia đình. Hỏi cha mẹ xem gia đình bạn có tiền sử rụng tóc hay không. Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng rụng tóc ở người lớn — chứng hói đầu ở nam hoặc nữ — là do di truyền. Tuy nhiên, sự kết hợp của yếu tố di truyền và nội tiết tố có thể gây ra chứng rụng tóc này ở độ tuổi 15 đến 17.[2]
    • Nghiên cứu gần đây cho thấy rụng tóc do di truyền có thể được thừa hưởng từ cha hoặc mẹ ở cả nam và nữ.[3]
  3. Theo dõi hiện tượng tóc rụng quá nhiều. Số lượng tóc rụng khoảng 50 đến 100 sợi tóc mỗi ngày là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, căng thẳng hoặc những biến cố chấn thương tâm lý (như tai nạn, phẫu thuật, bệnh tật) có thể gây rụng tóc rất nhiều.[1] Thông thường hiện tượng rụng tóc quá nhiều sẽ trở lại bình thường trong vòng 6 đến 9 tháng, nhưng căng thẳng liên tục có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc thường xuyên.[4]
  4. Cẩn thận khi kéo căng tóc. Thanh thiếu niên thường đùa với mái tóc của họ bằng những cách lơ đãng như xoay hay kéo tóc. Trong một số trường hợp, nó được coi là một triệu chứng rối loạn mang tên "Trichotillomania" (tạm gọi là triệu chứng nhổ tóc), biểu hiện ở việc một người tự kéo nhổ tóc khi họ lo lắng hoặc bị phân tâm.[5] Mặc dù hành vi này thường xảy ra trong vô thức, nó để lại hậu quả hói đầu.[1]
    • Rối loạn này thường xảy ra do căng thẳng. Hãy gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia tóc và da đầu "trichologist" (chuyên nghiên cứu về lông tóc) để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
  5. Gặp bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa da liễu để có thông tin về vấn đề sức khỏe. Có nhiều chứng bệnh và vấn đề gây rụng tóc. Những vấn đề nội tiết tố như tiểu đường không kiểm soát, bệnh tuyến giáp, hoặc hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây trở ngại cho việc sản sinh ra tóc. Những người mắc chứng luput cũng có nguy cơ bị rụng tóc.
    • Rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn vô độ có thể khiến cơ thể thiếu chất protein, vitamin, và khoáng chất thiết yếu, cần thiết cho sự tăng trưởng của tóc. Một số thanh thiếu niên ăn chay cũng bị rụng tóc nếu họ không nhận đủ chất đạm từ nguồn thức ăn không có thịt.
    • Vận động viên có nguy cơ rụng tóc cao hơn bởi vì họ có thường bị phát sinh bệnh thiếu máu thiếu sắt. Bệnh thiếu máu có thể dẫn đến rụng tóc.
    • Một nguyên nhân gây ra rụng tóc loang lổ, thường đi kèm với tróc vảy và gãy tóc, là bệnh ecpet mảng tròn của da đầu, được gọi là nấm da capitis. Nó thường không phổ biến ở tuổi thiếu niên, nhưng lại có nguy cơ xảy ra. Vấn đề này là do nhiễm trùng nấm và được điều trị bằng thuốc uống và dầu gội đặc biệt.
  6. Kiểm tra các mảng hói nhỏ tròn. Có một hoặc nhiều mảng hói trên da đầu có thể là dấu hiệu của bệnh về da gọi là "alopecia areata" hay "rụng tóc vùng" gây ra chứng rụng tóc. Đây là một rối loạn tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn phá hủy nang tóc.[6] May mắn là nó có thể được điều trị, và tóc thường mọc lại trong vòng một năm. Tuy nhiên, vẫn có một số người bị rụng tóc nhiều lần hoặc thậm chí thường xuyên.[7]
    • Nếu không được kiểm tra, chứng rụng tóc vùng đôi khi có thể dẫn đến hói toàn bộ hoặc thậm chí rụng hết tất cả các phần lông trên cơ thể, mặc dù điều này là rất hiếm.[8] Gặp bác sĩ da liễu để có chẩn đoán phù hợp và kiểm tra tóc đơn giản dưới kính hiển vi hoặc hẹn làm kiểm tra sinh thiết da.[9]
    • Vấn đề này không truyền nhiễm.[6]
  7. Trò chuyện với bác sĩ về thuốc điều trị. Hóa trị ung thư đặc biệt được biết đến là nguyên nhân gây ra rụng tóc. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc chỉ định theo toa — trong đó có một số loại được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, rối loạn lưỡng cực, và rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD — gây ra tác dụng phụ là rụng tóc.[1] Thuốc uống có tác dụng kích thích cũng có thể gây rụng tóc. Hãy cho bác sĩ xem danh sách chi tiết tất cả loại thuốc hiện tại bạn đang dùng, thuốc kê theo toa và không kê toa, để biết liệu chúng có gây ra vấn đề của bạn hay không.

Điều chỉnh chăm sóc tóc[sửa]

  1. Sử dụng sản phẩm đặc trị cho loại tóc của bạn. Bạn có thể thấy choáng ngợp khi phải đối mặt với nhiều kệ đầy ắp sản phẩm ở những lối đi tại cửa hàng chăm sóc tóc. Nhưng việc dành thời gian để đọc những nhãn hiệu và tìm dầu gội và dầu xả được điều chế cho nhu cầu cụ thể của bạn sẽ giúp ích cho việc điều trị. Ví dụ, nếu bạn nhuộm tóc, hãy sử dụng sản phẩm dành riêng cho tóc nhuộm đang được điều trị. Nếu tóc của bạn đã qua xử lý hóa chất hoặc bị hư tổn, hãy xem xét dùng dầu gội "2 trong 1".[10] Một số chuyên gia chăm sóc tóc khuyên bạn nên sử dụng dầu gội đầu em bé dịu nhẹ hơn cho tóc.[5] Không kể đến chi phí, nhiều nhãn hiệu dầu gội và dầu xả dành cho em bé mang lại những lợi ích tương tự. Đừng nghĩ là bạn phải tốn kém để có được một sản phẩm tốt dành cho loại tóc của bạn.
    • Cảnh giác với sản phẩm quảng cáo phòng chống rụng tóc hoặc giúp mọc tóc mà không có bằng chứng khoa học kiểm nghiệm.[11]
    • Tìm lời khuyên từ nhà tạo mẫu tóc hoặc bác sĩ da liễu để được tư vấn về những sản phẩm dành cho tóc phù hợp nhất với bạn.
  2. Duy trì thói quen gội đầu thường xuyên. Gội đầu với dầu gội và dầu xả dịu nhẹ một lần một ngày hoặc cách ngày, đặc biệt nếu bạn có tóc nhờn. Bạn có thể nghĩ rằng gội đầu hàng ngày thực sự sẽ đẩy nhanh tốc độ rụng tóc, nhưng nó không đúng như vậy. Nang tóc không thể hoạt động đúng chức năng khi chúng bị chặn bởi bụi bẩn hoặc chất nhờn.[5] Gội đầu thường xuyên sẽ cải thiện sức khỏe cho nang tóc và ngăn rụng tóc nhiều dẫn đến chứng rụng tóc.
    • Tập trung làm sạch da đầu với dầu gội đầu thay vì làm sạch tóc. Chỉ làm sạch tóc sẽ khiến tóc khô, dẫn đến tóc dễ bị gãy và rụng.[10]
    • Thoa dầu xả tóc sau mỗi lần gội đầu để dưỡng ẩm cho tóc và cải thiện độ chắc khỏe của tóc. Không giống như dầu gội đầu, bạn nên tránh để dầu xả tiếp xúc lên da đầu và làm theo lời khuyên dành cho tóc.[12] Thoa dầu xả lên da đầu có thể làm cản trở nang tóc và ảnh hưởng xấu đến chúng.[13]
    • Tránh dùng khăn chà xát mạnh lên tóc sau khi tắm - nó có thể làm tóc bị gãy và hư tổn.
  3. Bảo vệ mái tóc khỏi tác động nhiệt. Nhiệt từ máy sấy, máy uốn tóc, và máy duỗi tóc có thể gây tổn hại cho tóc, gây ra gãy tóc và rụng tóc.[14] Tránh các quá trình có thể gây tổn hại từ nhiệt: để không khí làm khô tóc tự nhiên, và thử kiểu tóc phù hợp với kết cấu tóc tự nhiên của bạn.
    • Có thể bạn phải sử dụng nhiệt để tạo kiểu tóc cho những dịp đặc biệt. Nếu phải tạo kiểu tóc bằng nhiệt, nên bảo vệ tóc với những sản phẩm bảo vệ tóc khỏi tác động của nhiệt.[15]
  4. Tránh kéo căng tóc.[14] Chứng rụng tóc gây ra bởi sự kéo căng liên tục lên các sợi tóc trong một khoảng thời gian. Tránh tết tóc chặt, buộc tóc đuôi ngựa, hay các kiểu tóc khác gây căng quá mức lên tóc. Khi chải, uốn hoặc duỗi tóc, cẩn thận tránh giật mạnh tóc. Sử dụng một chiếc lược mỏng để nhẹ nhàng gỡ những phần tóc rối.[1] Đồng thời, tránh nghịch tóc hoặc chải ngược tóc từ ngọn vào gốc.
  5. Chỉ tạo kiểu khi tóc khô. Tóc ướt dễ bị hư tổn, kéo căng và bị gãy khi kéo căng. Nếu bạn định tết tóc hay uốn xoăn bằng bất cứ cách nào, hãy chờ cho đến khi tóc khô.[1]
  6. Giảm tiếp xúc với hóa chất. Cẩn thận nếu bạn thường xuyên nhuộm tóc hoặc sử dụng hóa chất cho tóc. Các quá trình phản ứng hóa học như duỗi thẳng hoặc uống nóng có thể gây tổn hại tóc và làm suy yếu nang tóc, dẫn đến gãy và rụng tóc.[12] Tiếp xúc lâu với hóa chất trong hồ bơi cũng có thể gây ra tác động tương tự.[16]
    • Bất cứ khi nào có thể, hãy tránh sử dụng hóa chất cho tóc.
    • Đeo mũ bơi khi bạn trong hồ bơi để bảo vệ tóc. Sử dụng sản phẩm tóc dành riêng cho người bơi lội để bổ sung độ ẩm cho da đầu và tóc nếu bạn thường xuyên bơi lội.

Thay đổi phong cách sống[sửa]

  1. Duy trì chế độ ăn cân bằng và dinh dưỡng. Chế độ ăn thích hợp sẽ cung cấp cho bạn vitamin và khoáng chất cần thiết cho mái tóc chắc khỏe. Chế độ ăn không cân bằng (đôi khi ở người ăn chay hoặc người bị rối loạn ăn uống) thường dẫn đến rụng tóc.[1] Để ngăn chặn điều này, hãy bổ sung những chất sau vào chế độ ăn của bạn:[17]
    • Sắt và kẽm: khoáng chất này có trong thịt nạt đỏ, đậu nành và đậu lăng. Chúng giúp ích cho sự phát triển của nang tóc.[18]
    • Protein: thịt, cá, đậu, các loại hạt, sữa chua thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi cho tóc.[19]
    • Axit béo Omega-3: cá béo như cá hồi cải thiện độ chắc khoẻ và độ bóng của tóc. Một số lợi ích khác bao gồm giảm trầm cảm và cải thiện sức khỏe tim mạch.
    • Biotin: loại vitamin B này có trong trứng, rất quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của tất cả tế bào, bao gồm tóc.[20]
  2. Bổ sung vitamin đầy đủ vào chế độ ăn. Một số vitamin, như vitamin D, giúp ích cho sự tăng trưởng của tóc nhưng sẽ khó để bổ sung nó qua việc ăn uống. Vitamin D bổ sung (khoảng 1.000 IU mỗi ngày) có thể giúp cải thiện mái tóc của bạn.[21] Sử dụng vitamin B như biotin, vitamin E, kẽm và magiê bổ sung mỗi ngày một lần để đảm bảo bạn đang tiêu thụ các vitamin và khoáng chất thiết yếu.
    • Mặc dù không có sự tương quan trực tiếp giữa những chất bổ sung vitamin và ngăn ngừa rụng tóc, chất bổ sung sẽ giúp duy trì sức khỏe cho tóc và cơ thể.
  3. Giải quyết bất kỳ nguyên nhân gây căng thẳng trong cuộc sống. Rụng tóc có thể liên quan đến căng thẳng kéo dài hoặc biến cố chấn thương tâm lý như tai nạn hoặc phẫu thuật. Trong trường hợp của rụng tóc trong giai đoạn ngừng phát triển "Telogen effluvium", bạn có thể rụng mất 1/2 đến 3/4 mái tóc và nhìn thấy tóc rụng thành nắm khi bạn gội, chải, hoặc dùng tay vuốt qua mái tóc.[21] Vấn đề này thường là tạm thời và sẽ trở lại bình thường trong 6 tháng đến 9 tháng, nhưng nó có thể trở thành mãn tính nếu bạn không giải quyết căng thẳng của mình. Khi căng thẳng đã được giải quyết, thường thì tóc sẽ phát triển trở lại.[22]
    • Thực hiện hoạt động giải tỏa căng thẳng như yoga, thiền, hoặc chạy bộ. Dành thời gian cho những điều yêu thích trong thói quen hàng ngày của bạn, và tập trung mang lại cảm giác bình tĩnh và bình yên cho cuộc sống.
    • Nếu cảm thấy không thể giải quyết căng thẳng, hãy trò chuyện với bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia tư vấn để giúp bạn giải tỏa căng thẳng và phục hồi.

Nhờ đến điều trị y tế[sửa]

  1. Dùng thuốc ghi toa trị rụng tóc. Thuốc ghi toa cũng như thuốc mọc tóc Rogaine sẽ phát huy tác dụng tốt nếu sử dụng liên tục, nhưng chỉ dùng với mục đích ngăn chặn rụng tóc chứ không phải để mọc tóc.[23] Tuy nhiên, tóc có thể mọc lại trong một số trường hợp. Bạn có thể thấy tóc mới mọc sẽ ngắn hơn và mỏng hơn tóc bình thường và nó sẽ mọc chậm lại nếu bạn ngưng dùng thuốc.[24]
    • Đừng dùng thuốc Rogaine nếu bạn đang hoặc có kế hoạch mang thai.
  2. Nói chuyện với bác sĩ da liễu nếu bạn có biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng.[21] Vấn đề rụng tóc nhanh ở độ tuổi thanh thiếu niên cần có sự giúp đỡ của chuyên gia y tế để được giải quyết ngay lập tức. Rụng tóc với hình thức khác thường, nhiều mảng rụng hoặc chỉ trong một khu vực, cũng có thể là một dấu hiệu của triệu chứng nghiêm trọng. Đau, ngứa, mẩn đỏ, nhiều vảy, hoặc bất thường đáng chú ý cần được báo cáo lại nếu rụng tóc đi kèm với tăng cân, yếu cơ, hoặc bị lạnh hay dễ mệt mỏi.
    • Bác sĩ da liễu sẽ xem xét tiền sử bệnh án của bạn và thực hiện bài kiểm tra cho tóc và da đầu để chẩn đoán nguyên nhân gây ra rụng tóc.
    • Họ cũng có thể làm xét nghiệm khác như xét nghiệm máu để loại trừ bệnh; kiểm tra dưới kính hiển vi cho tóc gãy; hoặc kiểm tra sinh thiết da.
  3. Cung cấp cho bác sĩ da liễu thông tin chính xác. Trong lúc kiểm tra và xét nghiệm, bác sĩ da liễu sẽ đặt ra một loạt câu hỏi. Hãy sẵn sàng cung cấp những thông tin sau:[21]
    • Bạn chỉ đang rụng tóc ở đầu hay còn rụng lông ở những bộ phận khác trên cơ thể?
    • Bạn có nhận ra dạng rụng tóc của mình như chân tóc bị thụt hoặc phần tóc trên trán thưa dần, hoặc tóc rụng khắp đầu không?
    • Bạn có nhuộm tóc không?
    • Bạn có dùng máy sấy tóc không? Mức độ có thường xuyên không?
    • Bạn dùng loại dầu gội nào? Bạn có dùng những sản phẩm cho tóc khác như gel hoặc thuốc xịt tóc không?
    • Bạn có bị bệnh hay sốt cao gần đây không?
    • Bạn có gặp căng thẳng bất thường gần đây không?
    • Bạn có thói quen lo lắng như kéo tóc hoặc chà xát da đầu không?
    • Bạn có dùng bất cứ loại thuốc điều trị nào không, bao gồm cả các loại thuốc ghi toa?
  4. Xin thuốc kê đơn để trị hói đầu.[24] Bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc finasteride (hiệu Propecia). Nó sẽ được kê dưới dạng thuốc viên và cần uống hàng ngày. Tuy nhiên, mục đích dùng thuốc này là để ngừng rụng tóc chứ không phải để mọc tóc lại.
    • Propecia thường được kê cho nam giới, vì nó có thể gây ra nguy cơ dị tật bẩm sinh nếu được sử dụng ở phụ nữ mang thai.
  5. Yêu cầu bác sĩ thay đổi thuốc nếu cần thiết.[1] Nếu rụng tóc là tác dụng phụ của một loại thuốc mà bạn đang dùng cho việc điều trị khác — như mụn trứng cá hoặc Rối loạn Tăng động giảm Chú ý (tiếng Anh: Attention-deficit hyperactivity disorder-ADHD) — bác sĩ có thể thay đổi thuốc điều trị của bạn.
    • Đừng bao giờ ngừng dùng thuốc điều trị vì nó có thể khiến tình trạng của bạn trầm trọng thêm.
    • Trường hợp bạn đang bị chứng đái tháo đường hay bệnh tuyến giáp, nếu có sự chăm sóc thích hợp sẽ giảm hoặc ngăn ngừa rụng tóc.
  6. Cân nhắc dùng thuốc corticosteroid để điều trị rụng tóc vùng. Nếu bác sĩ da liễu chẩn đoán bạn bị tình trạng tự miễn dịch, hãy thảo luận với họ về thuốc corticosteroid. Những loại thuốc chống viêm mạnh ngăn chặn hệ thống miễn dịch và điều trị chứng rụng tóc vùng. Bác sĩ da liễu có thể sử dụng corticosteroids trong ba cách sau:[25]
    • Tiêm thuốc tại địa phương: Tiêm trực tiếp nhóm hợp chất cấu trúc nhân steroid vào những vùng bị hói tóc. Một số tác dụng phụ có thể bao gồm đau tạm thời và suy thoái tạm thời ở làn da và thường sẽ tự khôi phục.
    • Thuốc dạng viên: Tác dụng phụ của thuốc corticosteroid bao gồm tăng huyết áp, tăng cân, và loãng xương. Do đó, thuốc viên hiếm khi được kê đơn điều trị rụng tóc, và nếu dùng thì chỉ trong thời gian ngắn.
    • Bôi thuốc mỡ: Thuốc mỡ hoặc kem có chứa steroid có thể được dùng bôi trực tiếp vào khu vực hói đầu. Cách này sẽ ít gây ra chấn thương hơn so với tiêm thuốc và thường áp dụng đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, thuốc mỡ dạng bôi và các loại kem ít có hiệu quả hơn so với dạng thuốc tiêm. Bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc bôi lên những khu vực bị hói đầu.

Cảnh báo[sửa]

  • Phương pháp điều trị thay thế như châm cứu, điều trị bằng laser và ánh sáng, phương pháp xoa bóp bằng dầu thơm, dầu hoa anh thảo vào buổi tối, và loại thảo mộc Trung Quốc không được chứng nhận bởi những thử nghiệm lâm sàng và không được xem là biện pháp hiệu quả đối với chứng rụng tóc.[25]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 1,7 http://kidshealth.org/teen/diseases_conditions/skin/hair_loss.html#
  2. ttp://kidshealth.org/teen/diseases_conditions/skin/hair_loss.html#
  3. http://www.wsj.com/articles/SB122393553747430381
  4. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/health-and-beauty/hair-care/hair-loss-vs--hair-shedding
  5. 5,0 5,1 5,2 http://www.theguardian.com/lifeandstyle/2007/oct/28/healthandwellbeing
  6. 6,0 6,1 https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/a---d/alopecia-areata
  7. http://www.healthofchildren.com/A/Alopecia.html
  8. https://www.naaf.org/alopecia-areata
  9. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/a---d/alopecia-areata/diagnosis-treatment
  10. 10,0 10,1 https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/health-and-beauty/hair-care/tips-for-healthy-hair
  11. http://articles.chicagotribune.com/2014-04-23/lifestyle/sns-201404220000--tms--premhnstr--k-a20140423-20140423_1_hair-loss-minoxidil-male-pattern-baldness
  12. 12,0 12,1 https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/health-and-beauty/hair-care/tips-for-healthy-hair
  13. http://www.huffingtonpost.com/2013/08/22/hair-mistakes_n_3790579.html
  14. 14,0 14,1 http://www.huffingtonpost.com/2014/03/30/hair-loss-causes-_n_5027844.html
  15. http://www.webmd.com/beauty/hair-repair/how-not-to-wreck-your-hair
  16. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/health-and-beauty/hair-care/stop-hair-damage
  17. http://www.health.com/health/gallery/0,,20734150,00.html
  18. http://www.health.com/health/gallery/0,,20734150_4,00.html
  19. http://www.health.com/health/article/0,,20410520,00.html
  20. http://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/lifestyle-guide-11/supplement-guide-biotin
  21. 21,0 21,1 21,2 21,3 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003246.htm
  22. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/expert-answers/stress-and-hair-loss/faq-20057820
  23. http://articles.chicagotribune.com/2014-04-23/lifestyle/sns-201404220000--tms--premhnstr--k-a20140423-20140423_1_hair-loss-minoxidil-male-pattern-baldness
  24. 24,0 24,1 http://www.drweil.com/drw/u/ART03030/Hair-Loss-Alopecia-Baldness.html
  25. 25,0 25,1 http://www.niams.nih.gov/health_info/alopecia_areata/#8