Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chuẩn bị để mang thai sau khi sảy
Từ VLOS
Sảy thai là hiện tượng mất thai ngoài ý muốn trước tuần thứ 20 của thai kỳ và không may đây lại là một hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ. Khoảng từ 10%-25% thai kỳ kết thúc do sảy thai và hậu quả để lại cho bạn là nỗi lo âu, buồn phiền và băn khoăn về việc cố gắng có thai lại.[1] Nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng sảy thai là bất thường về nhiễm sắc thể, và hiện tượng này ít khi xảy ra hơn một lần. Hầu hết phụ nữ từng sảy thai sau đó vẫn mang thai và sinh con khỏe mạnh, miễn là không có yếu tố đe dọa nghiêm trọng nào phát sinh và chỉ có chưa đến 5% thai phụ bị sảy thai hai lần liên tiếp.[2]
Các bước[sửa]
Phục hồi sau Sảy thai[sửa]
-
Cần
đợi
một
đến
hai
tháng
trước
khi
cố
gắng
thụ
thai
lần
nữa.
Rất
khó
để
ổn
định
cảm
xúc
sau
khi
sảy
thai
và
bạn
có
thể
cảm
thấy
mình
nên
thử
có
thai
lại
càng
sớm
càng
tốt
để
vượt
qua
chuyện
này.
Một
số
người
cảm
thấy
trống
rỗng
và
muốn
lấp
đầy
sự
trống
rỗng
ấy
bằng
cách
cố
gắng
có
thai
lại
sau
vài
ngày
hoặc
vài
tuần
sau
sảy
thai.
Nhưng
khuyến
nghị
được
đưa
ra
là
bạn
cần
cho
cơ
thể
thời
gian
để
hồi
phục
và
nghỉ
ngơi
bằng
cách
đợi
ít
nhất
một
hoặc
hai
tháng,
hay
hai
kỳ
kinh
nguyệt
mới
thử
có
thai
lần
nữa.[3]
- Về mặt thể chất, chỉ cần vài giờ cho đến vài ngày để cơ thể hồi phục từ quá trình sảy thai và kinh nguyệt của bạn sẽ quay lại trong vòng bốn đến sáu tuần. Nhưng điều quan trọng là không nên vội vàng trong thời gian bạn còn đang đau buồn và bạn nên dành thời gian để chấp nhận và vượt qua sự mất mát đó.[4]
- Một số chuyên gia hành nghề y lại khuyên nên đợi sáu tháng trước khi cố gắng có thai lại, nhưng không có nghiên cứu nào xác nhận phải cần thiết đợi lâu đến vậy mới thụ thai sau một lần sảy thai. Nếu bạn khỏe mạnh, bạn đã có ít nhất một kỳ kinh sau đó, và bạn đã sẵn sàng để có thai lại, thì bạn không cần phải đợi.[4]
-
Tìm
ra
bất
cứ
vấn
đề
y
khoa
hoặc
biến
chứng
nào
do
sảy
thai
gây
ra.
Hãy
nói
chuyện
với
bác
sĩ
về
bất
cứ
nguy
cơ
hoặc
biến
chứng
nào
có
thể
xảy
ra
do
sảy
thai
gây
nên.[4]
- Một số phụ nữ có thể mang thai giả, nghĩa là có một khối u không phải ung thư phát triển trong dạ con của họ. Hiện tượng này xảy ra khi nhau thai phát triển thành một túi khối bất thường và ngăn không cho có thai. Nếu bạn mang thai giả, bạn nên đợi từ sáu tháng đến một năm trước khi thử thụ thai lại lần nữa.
- Nếu bạn bị sảy thai vì có thai ngoài tử cung hay đã từng có thai ngoài tử cung trước kia, bác sĩ sẽ kiểm tra ống dẫn trứng của bạn để đảm bảo một bên hoặc cả hai bên đều không bị tắc hay tổn thương. Nếu bạn bị tắc hay tổn thương một bên ống dẫn trứng, bạn sẽ có nguy cơ có thai ngoài tử cung một lần nữa.[3]
-
Cần
nói
chuyện
với
bác
sĩ
về
nguy
cơ
có
thể
xảy
ra
nếu
bạn
đã
có
hai
hay
nhiều
lần
sảy
thai.
Phụ
nữ
đã
từng
hơn
một
lần
bị
sảy
thai
trong
đời
nên
đi
kiểm
tra
để
xác
định
liệu
có
vấn
đề
sâu
xa
nào
đó
trước
khi
cố
gắng
có
thai
lại
lần
nữa.
Bác
sĩ
có
thể
tiến
hành
các
kiểm
tra
như:[5]
- Kiểm tra yếu tố hooc-môn: Bác sĩ sẽ kiểm tra mức giáp trạng của bạn và có thể là cả mức hooc-môn prolactin và progesterone. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho bạn sau đó kiểm tra lại vào một ngày khác để kiểm tra mức độ.
- Chụp cản quang tử cung vòi trứng: Kiểm tra này được tiến hành nhằm kiểm tra hình dạng và kích thước của tử cung và xem có bất cứ vết sẹo nào ở tử cung hay không, cũng như các polyp, u xơ hoặc vách ngăn. Những bất thường này có thể ảnh hưởng đến quá trình cấy trứng khi thụ tinh trong ống nghiệm IVF nên cần phải xem xét tử cung xem có xuất hiện những vấn đề này không. Bác sĩ cũng có thể tiến hành nội soi tử cung ở bên trong tử cung, đây là cách kiểm tra dùng một chiếc camera nhỏ đi qua cổ tử cung của bạn.
- Các kiểm tra khác có thể được tiến hành bao gồm kiểm tra máu hoặc thậm chí xét nghiệm ADN của cả cha và mẹ hoặc tiến hành siêu âm.
-
Tiến
hành
kiểm
tra
và
điều
trị
khi
bị
lây
nhiễm.
Để
đảm
bảo
mang
thai
thuận
lợi
sau
khi
sảy
thai,
bạn
nên
tiến
hành
kiểm
tra
xem
mình
có
bị
lây
nhiễm
như
các
bệnh
lây
truyền
qua
đường
tình
dục
hay
không
và
tiến
hành
điều
trị
cho
bất
cứ
bệnh
lây
nhiễm
nào
trước
khi
cố
gắng
thụ
thai
lại.
Những
loại
lây
nhiễm
nhất
định
có
thể
làm
tăng
nguy
cơ
sảy
thai
lần
nữa,
bao
gồm:[3]
- Chlamydia: Đây là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI), thường không có triệu chứng gì cả. Nếu bạn hoặc đối phương có thể bị nhiễm, hãy đi kiểm tra và điều trị trước khi cố gắng mang thai.
- Lây nhiễm ở tử cung hoặc âm đạo: Bác sĩ có thể kiểm tra cho bạn xem có bị lây nhiễm gì ở những vùng này không và tiến hành điều trị.
- Nhiễm khuẩn Listeria: Loại nhiễm khuẩn này do ăn phải phô mai hoặc sữa không hợp vệ sinh.
- Toxoplasmosis: Loại lây nhiễm này truyền qua các loại hoa quả, rau cũng như thịt bẩn. Phải luôn nấu thịt thật kỹ và rửa sạch hoa quả và rau trộn. Đeo găng tay khi vệ sinh khay vệ sinh cho mèo và khi làm vườn, vì mèo mang loại vi khuẩn lây nhiễm này trong ruột của chúng.
- Parvovirus: Đây là lây nhiễm do virus, còn được gọi là “má vả”. Nó có thể gây sảy thai, mặc dù hầu hết phụ nữ mang thai khi bị nhiễm virus này đều có thai kỳ bình thường.
-
Tìm
các
biện
pháp
trị
liệu
hoặc
tư
vấn
nếu
bạn
cảm
thấy
buồn
bã
hoặc
chán
nản.
Bác
sĩ
có
thể
giới
thiệu
bạn
đến
nhóm
hỗ
trợ
hoặc
nhà
tư
vấn
để
bạn
và
đối
phương
có
thể
cùng
vượt
qua
giai
đoạn
đau
buồn
và
vượt
qua
lần
sảy
thai
này.
Nói
chuyện
với
những
người
từng
trải
qua
mất
mát
như
bạn
có
thể
giúp
bạn
tìm
được
một
chút
yên
bình
và
thân
thuộc.
Vượt
qua
giai
đoạn
đau
buồn
cùng
nhau
giúp
thắt
chặt
thêm
mối
quan
hệ
của
bạn
và
đối
phương
cũng
như
chuẩn
bị
tốt
hơn
cho
cả
hai
người
với
lần
mang
thai
tiếp
theo.[6][3]
- Bạn cũng có thể tìm đến gia đình và bạn bè hỗ trợ. Đôi khi, chỉ cần có ai đó ở bên bạn lắng nghe nỗi lo âu và sợ hãi về việc cố gắng có thai lần nữa cũng đã giúp ích rồi.
Chuẩn bị Mang thai[sửa]
-
Duy
trì
một
chế
độ
ăn
cân
bằng
và
có
cân
nặng
lành
mạnh.
Để
giảm
nguy
cơ
bị
sảy
thai
lần
nữa,
bạn
nên
ăn
một
chế
độ
ăn
cân
bằng
thật
tốt,
có
chứa
cả
bốn
nhóm
thực
phẩm:
hoa
quả
và
rau,
protein,
sản
phẩm
từ
sữa
và
lương
thực.[3]
- Đảm bảo chế độ ăn hằng ngày của bạn có chứa năm phần hoa quả tươi hoặc đông lạnh, 170g hoặc chừng đó protein như thịt, cá, trứng, đậu nành hoặc đậu phụ, ba đến bốn phần rau tươi hoặc đông lạnh, sáu đến tám phần lương thực như bánh mì, cơm, mì, ngũ cốc ăn sáng, và hai đến ba phần sản phẩm từ sữa như sữa chua và phô mai cứng.[7]
- Điều quan trọng nữa là bạn cần duy trì cân nặng lành mạnh so với độ tuổi và tạng người.Tránh bị thiếu cân hoặc thừa cân. Bạn có thể tính toán Chỉ số khối cơ thể (BMI) bằng bảng tính trực tuyến và xác định xem mình cần tiêu thụ bao nhiêu calo một ngày để duy trì cân nặng lành mạnh.
-
Tập
thể
dục
hằng
ngày,
nhưng
tránh
hoạt
động
căng
thẳng.
Khi
bạn
đang
phục
hồi
sau
sảy
thai,
bạn
cần
tránh
tập
thể
dục
quá
căng
thẳng
và
chỉ
nên
tập
trung
vào
hoạt
động
nhẹ
nhàng,
như
đi
bộ,
tập
yoga
hoặc
thiền.
Duy
trì
thói
quen
tập
thể
dục
hằng
ngày
giúp
bạn
luôn
cảm
thấy
khỏe
mạnh
và
đầy
năng
lượng.
Nó
còn
giúp
đảm
bảo
cho
cơ
thể
bạn
luôn
ở
trạng
thái
tốt
nhất
và
sẵn
sàng
thụ
thai
lần
nữa.[3]
- Tập các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga còn có thể giúp bạn giảm căng thẳng hoặc lo âu bạn có thể đang phải trải qua do sảy thai. Kiểm soát được tình trạng căng thẳng của bản thân rất cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh và sẵn sàng mang thai.[4]
-
Uống
thêm
vitamin
tiền
sản,
axit
folic
và
thực
phẩm
bổ
sung.
Duy
trì
một
chế
độ
ăn
cân
bằng
và
cân
nặng
lành
mạnh
nhờ
tập
thể
dục
sẽ
cung
cấp
cho
cơ
thể
những
dưỡng
chất
và
khoáng
chất
cần
thiết.
Nhưng
vitamin
tiền
sản
và
các
loại
thực
phẩm
bổ
sung
khác
như
axit
folic
đã
được
chứng
minh
làm
giảm
nguy
cơ
sảy
thai
và
sinh
non
hoặc
bị
nhỏ
so
với
tuổi
thai.
Nên
nói
chuyện
với
bác
sĩ
về
thực
phẩm
bổ
sung
axit
folic
để
giúp
bạn
phục
hồi
sau
sảy
thai.[3][4]
- Thực phẩm bổ sung axit folic có thể giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống, xảy ra khi tủy sống của bé không phát triển bình thường. Khi bạn có thai, bạn sẽ được kê đơn uống thực phẩm bổ sung axit folic miễn phí.
-
Giảm
tiêu
thụ
đồ
chứa
cồn,
caffeine
và
hút
thuốc.
Nghiên
cứu
đã
chỉ
ra
rằng
uống
rượu
bia,
hút
thuốc
và
dùng
caffeine
có
thể
làm
tăng
nguy
cơ
bị
sảy
thai.[3]
- Hạn chế hoặc loại cồn ra khỏi chế độ ăn. Phụ nữ uống đồ uống có cồn hằng ngày hoặc uống nhiều hơn 14 đơn vị một tuần có nguy cơ sảy thai cao hơn. Chỉ uống một đến hai đơn vị cồn một tuần hoặc dừng hoàn toàn khi bạn đang cố gắng thụ thai. Nếu đối phương của bạn là người nghiện rượu bia nặng, nó cũng làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
- Luôn giữ an toàn và giảm hút thuốc hoặc bỏ hẳn thuốc khi bạn đang cố thụ thai.
- Phụ nữ có thai được khuyên nên hạn chế uống caffeine ở mức 200 mg một ngày hoặc chỉ hai tách cà phê. Nhớ rằng chất caffeine cũng có trong trà xanh, đồ uống tăng lực, và một số đồ uống nhẹ khác. Caffeine cũng có trong một số phương pháp trị cảm lạnh và cúm nhất định và có trong cả sô cô la. Cố gắng cắt giảm caffeine, đặc biệt khi bạn đang cố gắng thụ thai.
-
Tránh
tất
cả
các
loại
thuốc,
trừ
khi
cần
thiết.
Trừ
khi
bác
sĩ
khuyên
dùng
một
số
loại
thuốc
nhất
định
để
điều
trị
lây
nhiễm
hoặc
vấn
đề
y
khoa
khác,
nếu
không
bạn
nên
tránh
tất
cả
các
loại
thuốc
khi
đang
cố
gắng
mang
thai.
Tránh
dùng
thuốc
không
cần
kê
đơn,
cũng
như
các
liệu
pháp
thảo
dược.
Liệu
pháp
thảo
dược
không
được
quy
định
bởi
Cục
quản
lý
thực
phẩm
và
Dược
phẩm
(FDA)
nên
bạn
luôn
phải
kiểm
tra
lại
với
bác
sĩ
trước
khi
dùng
bất
cứ
liệu
pháp
thảo
dược
hoặc
thuốc
nào.[3]
- Nếu bạn dùng thuốc kháng sinh để điều trị lây nhiễm, hãy đợi cho đến khi bạn dùng hết liều kháng sinh và bệnh lây nhiễm khỏi hẳn thì mới nên thụ thai.
- Nếu bạn đang dùng thuốc vì có thai ngoài tử cung, hãy đợi ba tháng sau khi điều trị bằng thuốc methotrexate mới nên thử mang thai.
- Nếu bạn đang được điều trị bệnh hoặc lây nhiễm, hãy đợi đến khi bạn uống hết thuốc trước khi thử thụ thai.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://americanpregnancy.org/pregnancy-complications/miscarriage/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/pregnancy-after-miscarriage/art-20044134
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 3,6 3,7 3,8 http://www.miscarriageassociation.org.uk/wp/wp-content/uploads/2011/04/Thinking-about-another-pregnancy-Feb-2011.pdf
- ↑ 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/pregnancy-after-miscarriage/art-20044134?pg=2
- ↑ http://www.resolve.org/about-infertility/medical-conditions/multiple-miscarriage.html?referrer=http://www.bing.com/search?q=http%3A%2F%2Fwww.resolve.org%2Fabout-infertility%2Fmedical-conditions%2Fmultiple-miscarriage.html&pc=cosp&ptag=ACAE9C90E20&form=CONBNT&conlogo=CT3210127
- ↑ http://www.medicinenet.com/pregnancy_after_miscarriage_trying_again/views.htm
- ↑ http://www.heart.org/HEARTORG/GettingHealthy/NutritionCenter/HealthyEating/Suggested-Servings-from-Each-Food-Group_UCM_318186_Article.jsp