Chuẩn bị cho thụ tinh trong ống nghiệm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization hay IVF) bao gồm một loạt các thủ thuật dùng để điều trị vô sinh và các vấn đề khác về di truyền nhằm hỗ trợ bạn thụ thai. IVF là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiệu quả nhất hiện nay, nhưng cơ hội thụ thai nhờ kỹ thuật IVF còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác và nguyên nhân khiến bạn hay bạn tình của bạn vô sinh.[1] Sau đây là một số bước bạn có thể áp dụng để chuẩn bị về tinh thần và thể chất trước khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, nhằm đạt được tỷ lệ thành công cao hơn. Chế độ ăn lành mạnh đầy đủ dinh dưỡng, giàu protein là yếu tố quan trọng để kích thích sản xuất trứng ở phụ nữ, trong khi đó về mặt tinh thần bạn cần chuẩn bị cho các lần tiêm thuốc định kỳ và xét nghiệm kiểm tra khả năng thụ thai.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Hiểu về toàn bộ quá trình[sửa]

  1. Hiểu về quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Trước khi tiến hành điều trị bạn nên tìm hiểu đầy đủ về quá trình thực hiện kỹ thuật IVF, để bản thân và bạn tình có sự chuẩn bị nếu bạn dự định tiến hành IVF với sự hỗ trợ của họ. IVF có năm bước chính sau: kích thích rụng trứng, lấy trứng, lấy tinh trùng, thụ tinh và chuyển phôi. Một chu kỳ IVF cần khoảng hai tuần và bạn thường phải thực hiện nhiều hơn một chu kỳ để thụ thai. Quá trình thụ tinh trong ống nghiệm bao gồm ba giai đoạn:[2][3]
    • Giai đoạn 1: Tiêm thuốc tăng sản xuất nang trứng và ngừng rụng trứng. Bạn phải đến gặp bác sĩ nhiều lần để xét nghiệm máu và siêu âm âm đạo.
    • Giai đoạn 2: Sau khi trứng chín sẽ tiến hành một phẫu thuật nhỏ để lấy trứng ra. Chuyên gia phôi học chuẩn bị trứng và đặt chúng vào đĩa Petri, sau đó tiêm một con tinh trùng vào mỗi quả trứng.
    • Giai đoạn 3: Sau khi trứng đã thụ tinh, vỏ trứng tiếp tục phân chia cho đến Ngày 3 hoặc Ngày 5 khi phôi được chuyển vào tử cung. Nếu muốn, bác sĩ có thể kiểm tra phôi tìm các khuyết tật như xơ nang, loạn dưỡng cơ và hội chứng Down. Sau đó bạn phải quyết định số lượng phôi muốn chuyển vào tử cung, và quyết định có cần giữ đông các phôi còn lại không.
    • Nên nhớ bạn không thể dự đoán được khả năng thụ thai thành công qua kỹ thuật IVF, vì mỗi cặp vợ chồng có xác suất thành công khác nhau, chịu ảnh hưởng của tuổi tác và sức khỏe sinh sản. Bác sĩ có thể cho bạn biết sơ về khả năng thụ thai thành công, dựa vào nền tảng sức khỏe và tiền sử bệnh. Tuy nhiên, IVF là kỹ thuật điều trị vô sinh khả thi nhất hiện nay và có tỷ lệ thành công cao.[4][3]
  2. Nhận thức về các rủi ro của IVF. IVF là thủ thuật tốn nhiều tiền và thời gian thực hiện, đồng thời cũng khiến bạn căng thẳng, đặc biệt khi vợ chồng bạn đang muốn có con nhưng phải trải qua nhiều chu kỳ IVF để đạt được kết quả. Căng thẳng và bồn chồn có thể trở thành những rủi ro lớn trong quá trình tiến hành kỹ thuật IVF. Các rủi ro về mặt y khoa khi trải qua kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là:[5]
    • Đa thai: IVF tăng nguy cơ mang đa thai nếu có nhiều hơn một phôi được cấy vào tử cung, và nếu mang đa thai thì khả năng bạn sinh non cao hơn.
    • Sinh non và trẻ nhẹ cân.
    • Hội chứng quá kích buồng trứng: Hội chứng này xảy ra khi buồng trứng bị sưng và đau, nguyên nhân do bạn sử dụng thuốc tiêm kích thích buồng trứng. Có một số triệu chứng thường gặp như đau bụng, phù, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Nếu thụ thai thành công bạn sẽ thấy các triệu chứng này trong nhiều tuần.
    • Sảy thai: Mặc dù tỷ lệ sảy thai ở phụ nữ thụ tinh bằng ống nghiệm cũng tương tự với phụ nữ thụ thai tự nhiên, nhưng tỷ lệ này sẽ tăng lên cùng với tuổi tác của người mẹ. Sử dụng phôi đông lạnh trong quá trình thực hiện IVF có rủi ro sảy thai hơi cao hơn.
    • Biến chứng xảy ra trong khi lấy trứng: Bác sĩ phải dùng kim hút trứng ra và có thể khiến bạn chảy máu, nhiễm trùng hoặc làm tổn thương trực tràng, bàng quang hay mạch máu.
    • Mang thai ngoài tử cung: Thai ngoài tử cung là khi phôi thai làm tổ ngoài tử cung, thường ở trong ống dẫn trứng. Có khoảng 2-5% phụ nữ trải qua thụ tinh trong ống nghiệm bị mang thai ngoài tử cung.
    • Khiếm khuyết ở thai nhi: có bằng chứng cho thấy tỷ lệ khiếm khuyết ở thai nhi trong các ca thụ thai bằng IVF hơi cao hơn thụ thai tự nhiên, nhưng người ta vẫn không rõ cơ chế xảy ra thế nào.
  3. Thảo luận về nghĩa vụ tài chính khi thực hiện IVF. IVF là một trong những cách điều trị vô sinh tốn kém nhất hiện nay. Chi phí thực hiện một chu kỳ IVF tại Việt Nam thường từ 50-60 triệu đồng. Đa số các công ty bảo hiểm sẽ chịu chi phí xét nghiệm chẩn đoán như siêu âm hay chụp x-quang tử cung vòi trứng, nhưng đa số không chịu chí phí IVF. Chi phí còn phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân của bạn, cũng như phí tiêu chuẩn tại từng bệnh viện. Các hạng mục chi phí khi điều trị vô sinh bằng IVF bao gồm:[6]
    • Thuốc kích thích buồng trứng
    • Xét nghiệm khả năng thụ thai ban đầu
    • Siêu âm và theo dõi
    • Xét nghiệm máu
    • Bạn có thể cần một số phương pháp điều trị bổ sung như tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) tốn khoảng 10 triệu đồng, nghĩa là bác sĩ tiêm trực tiếp một tinh trùng vào trứng, hoặc kiểm tra tiền chuyển phôi (PGD) là kỹ thuật phân tích di truyền của phôi và tốn khoảng 30 triệu đồng. Nếu quyết định giữ đông phôi bạn có thể phải chi thêm vài triệu đồng cho lần giữ đông ban đầu.
    • Bác sĩ sẽ cho bạn biết chi phí tổng quát của phương pháp điều trị vô sinh bằng IVF, và cung cấp thông tin về các nguồn tài trợ thay thế nếu bạn không có đủ tiền. Tại Mỹ một số phòng khám có chương trình hoàn tiền IVF, nghĩa là bạn phải trả trước một khoản phí (20.000-30.000 đô-la) và phòng khám sẽ trả lại một phần tiền nếu bạn không thể thụ thai sau 3-4 chu kỳ. Tuy nhiên, bạn phải làm rõ với phòng khám về thế nào là kết quả tốt, vì kết quả mang thai sau khi rời phòng khám không chắc bạn có thể sinh con thành công sau đó. Có khả năng bạn bị sảy thai hoặc có biến chứng, và khi đó bạn mất cơ hội được hoàn tiền.
    • Một số công ty bảo hiểm cũng chịu một phần chi phí điều trị bằng IVF hoặc các thủ thuật chẩn đoán khả năng thụ thai. Bạn nên trao đổi với họ về chính sách đối với chi phí điều trị vô sinh bằng IVF. Có thể bạn phải chuyển sang phòng khám khác để được công ty bảo hiểm của mình chấp nhận.
  4. Yêu cầu sự hỗ trợ từ bạn tình và/hoặc thành viên gia đình. Kỹ thuật IVF yêu cầu bạn phải tiêm 8-10 mũi mỗi ngày, trải qua nhiều xét nghiệm, cũng như phải đến gặp bác sĩ nhiều lần. Trong quá trình điều trị bạn cần được bạn tình và/hoặc thành viên gia đình giúp đỡ. Bạn phải nhờ một người học cách tiêm hóc môn sinh sản cho bạn nhiều lần mỗi ngày, và bạn cũng cần họ giúp đỡ khi đối mặt với tác dụng phụ của các liều hóc môn.
    • Tác dụng phụ của kỹ thuật IVF bao gồm kích ứng da tại chỗ tiêm thuốc, phù bụng, đau ngực khi sờ, nhức đầu và buồn nôn. Bạn cũng phải đến gặp bác sĩ theo định kỳ trong một chu kỳ IVF để theo dõi sự tiến triển. Không ngại nhờ bạn tình và/hoặc người thân giúp đỡ trong thời gian điều trị bằng IVF, đặc biệt khi đang gặp tác dụng phụ từ các liều tiêm hóc môn.
  5. Tham gia nhóm hỗ trợ IVF. Nhiều cặp vợ chồng đang trải qua quá trình điều trị bằng IVF cảm thấy việc tham gia nhóm hỗ trợ là hữu ích. Bạn có thể tìm trên mạng một nhóm hỗ trợ IVF trong địa phương nơi mình sống. IVF là quá trình điều trị căng thẳng và bạn sẽ thấy thư giãn hơn khi kết nối với những người khác cũng trong tình trạng tương tự, như vậy vợ chồng bạn sẽ đối phó tốt hơn với các vấn đề gặp phải.[7]

Bắt đầu quá trình thụ tinh trong ống nghiệm[sửa]

  1. Xét nghiệm tìm các vấn đề về sinh sản. Trước khi thực hiện kỹ thuật IVF bác sĩ phải làm nhiều xét nghiệm cho vợ chồng bạn để xác nhận khả năng sinh sản của mỗi người, trong trường hợp chồng bạn là người hiến tinh trùng.[8]
    • Bác sĩ tiến hành xét nghiệm dự trữ buồng trứng để xác định số lượng và chất lượng trứng. Việc này có thể làm thông qua xét nghiệm máu được tiến hành trong những ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Các kết quả xét nghiệm cùng với hình ảnh siêu âm buồng trứng giúp bác sĩ dự đoán được phản ứng của buồng trứng với thuốc kích thích sinh sản.
    • Họ cũng có thể tiến hành xét nghiệm siêu âm buồng tử cung, đây là thủ thuật tiêm dịch lỏng vào tử cung qua cổ tử cung và siêu âm tạo hình ảnh khoang tử cung. Ngoài ra bác sĩ phải nội soi tử cung bằng một ống nội soi mềm có gắn đèn, lồng qua âm đạo và cổ tử cung để đi vào tử cung, sau đó họ quan sát xác định tình trạng khoang tử cung.
    • Một thủ thuật phổ biến khác là HSG. Họ sẽ tiêm thuốc nhuộm qua cổ tử cung và chụp X-quang quan sát hình dạng khoang tử cung, đây cũng là cách để xác nhận ống dẫn trứng đang mở.
  2. Kiểm tra khả năng sinh sản của bạn tình. Người nam cần phải trải qua xét nghiệm phân tích tinh dịch trước khi bắt đầu thực hiện kỹ thuật IVF nếu đó là người hiến tinh trùng cho bạn. Đây là cách tìm ra những vấn đề về sinh sản ở họ.
    • Bạn và bạn tình của mình cần phải xét nghiệm tầm soát các bệnh lây truyền, bao gồm HIV, trước khi quá trình IVF bắt đầu.
  3. Tham gia chu kỳ IVF giả. Khoảng một tháng trước khi tiến hành chu kỳ IVF đầu tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tham gia một chu kỳ IVF giả. Đây là phương pháp để thấy được bạn và/hoặc người hiến tặng tinh trùng có phản hồi tốt với liệu pháp hóc môn hay không.[9]
    • Trong thời gian thực hiện chu kỳ giả, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm sau khi bạn trải qua chu kỳ tăng cường estrogen 10-12 ngày. Siêu âm giúp họ xác định chiều sâu khoang tử cung và kỹ thuật nào là phù hợp nhất để đặt phôi vào tử cung.[8] Bạn cũng bắt đầu uống thuốc ngừa thai để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt sao cho đồng bộ với chu kỳ của người hiến tặng nếu bạn muốn dùng tinh trùng hiến tặng.
    • Bác sĩ có thể cho bạn uống hóc môn kích thích giải phóng gonadotropin để ức chế không cho hóc môn LH tăng cao, mục đích để đảm bảo thành tử cung ở trạng thái sẵn sàng trước khi cấy phôi.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ ăn[sửa]

  1. Uống viên dầu cá bổ sung omega 3 và thực phẩm chức năng bổ sung axít folic. Axít béo omega 3 vốn là chất cải thiện hình thái phôi trong quá trình điều trị bằng IVF. Phụ nữ mang thai sử dụng axít folic để tăng cường sức khỏe thai nhi, và việc bổ sung chất này trong giai đoạn chuẩn bị thụ thai bằng kỹ thuật IVF sẽ giúp cơ thể ở vào trạng thái sẵn sàng.[9][10]
    • Thực phẩm chức năng không thuộc quyền quản lý của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), vì vậy bạn nên chọn những nhãn hiệu đã được bên thứ ba kiểm tra về độ sạch và được bác sĩ khuyên dùng. Ngoài ra bác sĩ cũng cho bạn biết nên dùng với liều lượng bao nhiêu.
  2. Tập thể dục nhẹ đến vừa phải. Những phụ nữ quá cân hay có thể chất yếu có xác suất thụ thai thấp hơn trong một chu kỳ IVF.[11] Tập thể dục nhẹ hằng ngày như đi bộ hoặc yoga có thể giảm căng thẳng trong thời gian chuẩn bị cho thụ tinh trong ống nghiệm, và điều hòa tuần hoàn máu. Tập thể dục nhẹ đến vừa phải không có tác động xấu đến phương pháp điều trị bằng IVF.
    • Tuy nhiên, bạn nên tránh hoạt động gắng sức và các hoạt động đòi hỏi hệ tim mạch phải làm việc nhiều như chạy bộ hay thể dục nhịp điệu, vì có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai trong quá trình điều trị.[11]
  3. Duy trì giờ giấc ngủ lành mạnh. Để tăng khả năng thụ thai bạn nên duy trì dinh dưỡng tốt và các thói quen lành mạnh tối thiểu 4-6 tuần trước khi bước vào chu kỳ IVF đầu tiên, bao gồm duy trì giờ giấc ngủ phù hợp với thời gian ngủ mỗi đêm ít nhất 8-9 tiếng.[10]
    • Cố gắng ngủ trong bóng tối hoàn toàn để đẩy mạnh sản xuất melatonin trong cơ thể. Melatonin là hóc môn giúp phát triển nang trứng đạt yêu cầu. Tạo điều kiện để cơ thể sản sinh melatonin một cách tự nhiên luôn tốt hơn sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung melatonin.
  4. Ăn thực phẩm chất lượng cao ít béo. Thực hiện chế độ ăn giống như đang chuẩn bị mang thai, và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh ít béo với thực phẩm chất lượng cao, bao gồm các nguồn thực phẩm giàu chất sắt, kali và magiê. Xây dựng chế độ ăn nhiều rau có lá, hoa quả, canxi và protein.[9]
    • Tránh cách ăn kiêng khắt khe như ăn ít calo hoặc ít cacbohydrat. Thay vào đó bạn nên ăn sao cho duy trì được cân nặng lành mạnh để không gây ra rủi ro cho quá trình điều trị bằng IVF.
  5. Hạn chế tiêu thụ caffein và rượu bia. Cũng giống như khi có thai, bạn nên hạn chế tiêu thụ caffein và tránh uống rượu bia hay hút thuốc lá, như vậy cơ thể sẽ đảm bảo ở trạng thái tốt nhất trước khi thực hiện thụ tinh qua ống nghiệm.[9]

Lời khuyên[sửa]

  • Khi nhờ chuyên gia IVF tư vấn bạn cần phải biết rõ về khả năng thành công của mình.
  • Có bằng chứng cho thấy sử dụng phôi đông lạnh dẫn đến tỷ lệ thụ thai cao hơn so với sử dụng phôi tươi.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này