Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chuẩn bị làm mẹ
Từ VLOS
Làm mẹ là một bản năng tự nhiên. Do vậy, bên cạnh việc tham khảo thông tin từ sách vở, chuyên gia và người thân, BẠN cần tự tin vào bản năng của mình và thường xuyên giao tiếp với đứa trẻ. Hơn ai hết người mẹ hiểu rõ con mình đang cần gì.
Mục lục
Tự tin vào bản thân[sửa]
- Bạn hiểu con mình hơn bạn nghĩ. Đó là bản năng và giác quan thứ 6. Đứa trẻ cũng học thế giới qua cách bạn đối xử với nó. Từ những giao tiếp hàng ngày với mẹ, đứa trẻ tự mình khôn lớn, khám phá thế giới, trải nghiệm, học hỏi và xây dựng các mối quan hệ xã hội với mọi người xung quanh.
- Bạn tự mình đã có những kiến thức làm mẹ từ chính tuổi thơ của mình. Nên nhớ, giao tiếp là quá trình 2 chiều: đứa trẻ sẽ chịu ảnh hưởng từ bạn và nó cũng sẽ thay đổi chính bạn, để bạn trở nên "mẹ hơn". Làm mẹ là một nấc thang trưởng thành trong cuộc đời. Hãy tận hưởng điều đó.
Làm mẹ trong thế giới hiện đại[sửa]
- Thế giới đang thay đổi hàng ngày. Có quá nhiều điều đã thay đổi kể từ tuổi thơ của bạn.
- Chìa khóa thành công chính là tính linh hoạt. Bạn là người quyết định cuối cùng của việc chấp nhận hay không chấp nhận những thay đổi. Đôi khi bạn phải lựa chọn giữa truyền thống và hiện đại. Bí quyết: giữ vững những giá trị nền tảng của gia đình và cởi mở với những thay đổi của cuộc sống hiện đại.
Những kỳ vọng vào con cái[sửa]
- Luôn nghĩ về mục đích nuôi dạy con cái của mình. Người làm cha, làm mẹ sẽ luôn bận rộn với những câu hỏi Như thế nào? và Vì sao? trong khi nuôi dạy con. Đó cũng là trải nghiệm tuyệt vời để bạn tìm ra những điều gì là giá trị cốt yếu và quan trọng của cuộc sống con người.
Cha mẹ cũng là chỉ là con người[sửa]
- Bậc làm cha mẹ cũng có những nhu cầu riêng của mình. Quá trình nuôi trẻ là một cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ. Nhiều lúc cũng có những thất vọng, mệt mỏi và chán nản. Cha mẹ đôi khi cũng dễ kích động chẳng khác gì đứa trẻ của họ.
- Lý do có con cái là vì bạn yêu trẻ con và muốn nuôi dạy đứa trẻ theo cách của mình. Bạn muốn dành tình thương cho đứa trẻ của mình như cách mà cha mẹ bạn đã dành cho bạn. Chăm sóc con mình, nhìn nó lớn lớn từng ngày và dõi theo từng tiến bộ nhỏ của đứa trẻ là những niềm vui và tự hào lớn của bậc làm cha mẹ.
- Bạn sẽ có một khối lượng lớn công việc bất khả kháng và phải từ bỏ khá nhiều những thú vui và thói quen bản thân khi nuôi dạy trẻ. Bất cứ cặp vợ chồng nào cũng sẽ cảm thấy ức chế vì điều này. Nhưng bạn sẽ thích nghi với thói quen mới trong khoảng từ 2 đến 4 tháng.
- Luôn cố gắng duy trì một tình yêu bền vững và giây phút hạnh phúc với người bạn đời của mình. Cũng không quên ngắm nhìn nhau, cùng chia sẽ những việc nội trợ hàng ngày và có đời sống tình dục riêng tư và đầy đủ. Hạnh phúc trong cuộc sống riêng tư của bạn cũng chính là một trong những điều tốt nhất bạn có thể dành cho đứa trẻ của mình. Hình ảnh về một gia đình hạnh phúc sẽ là trải nghiệm tuyệt vời ảnh hưởng tới quá trình trưởng thành của con bạn sau này.
Tự nhiên và nuôi dưỡng[sửa]
- Bạn luôn chịu trách nhiệm mọi điều? Mặc dù là cha là mẹ nghĩa là bạn là người ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình hình thành tính cách của con bạn, nhưng bạn không thể toàn quyền điều khiển được việc này. Đứa trẻ cần phải cảm thấy chấp nhận được sự áp đặt của bạn cũng như thấy bạn chấp nhận những cá tính của nó. Bạn phải chấp nhận thực tế là con mình có thể lười ăn, ương bướng, hiếu động, hay khóc, hay ốm vặt hơn so với đứa con hàng xóm.
- Mọi đứa trẻ đều không giống nhau. Bạn cũng không thể quyết định hay tự mình thiết kế tính cách và đặc điểm của con cái. Hãy dành cho đứa trẻ tình yêu thương và đừng tỏ ra quá thất vọng về con cái dù mong đợi của bạn không thành hiện thực. Cũng có thể đứa trẻ cần một thời gian nhất định để định hình tính cách hoặc nó sẽ có một năng kiếu nào đó như món quà bất ngờ thượng đế dành cho bạn.
- Rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm liệu họ có thể khiến đứa trẻ thông minh hơn và nếu có thì bằng cách nào. Thực tế, tài năng của một đứa trẻ được quyết định bởi cả yếu tố di truyền và quá trình nuôi dạy (dinh dưỡng, trải nghiệm và tình huống đột xuất .v.v). Một bậc làm cha làm mẹ có hiểu biết là người biết giúp đỡ con cái tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, hỗ trợ chúng phát triển tài năng riêng cũng như hiểu rõ rằng mỗi người đều có những giới hạn nhất định (chỉ số thông minh, tài năng đặc biệt) mà phải chấp nhận.
- Con bạn có phải là thiên tài? Điều tốt nhất cho mọi đứa trẻ là tình thương, hạnh phúc, thư giãn và hoạt động tự nhiên và chủ động theo mong muốn của chúng. Mọi tác động cưỡng bức lên não bộ, trí nhớ đều có thể gây nên ức chế có hại với sự phát triển bình thường của trẻ em. Hãy quan sát con mình bằng bản năng làm mẹ, ghi nhận những cử chỉ mừng vui, hạnh phúc của trẻ còn tốt hơn là sử dụng các công nghệ khoa học hiện đại quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Tình yêu và những giới hạn[sửa]
- Chỉ có một phương thức nuôi dạy một đứa trẻ khỏe mạnh về thể chất và tâm hồn là cung cấp cho nó tình yêu, nuôi dưỡng và đối xử một cách coi trọng.
- Tình yêu là chấp nhận bản thân đứa trẻ là một đứa con tuyệt vời dù rằng nó không hoàn hảo. Yêu thương một đứa trẻ nghĩa là bạn phải thay đổi những kỳ vọng của bản thân để phù hợp với con cái chứ không phải là cố gắng gò ép con mình giống như mong đợi chủ quan.
- Một cách khác thể hiện tình yêu là chia sẻ hạnh phúc. Đứa trẻ không cần bạn ở bên nó suốt cả ngày nhưng nó cần bạn cùng chia sẽ những giây phút hạnh phúc bên nhau hàng ngày.
- Tất nhiên, đứa trẻ cũng cần những điều khác ngoài tình yêu. Hiểu được nhu cầu của trẻ và đáp ứng nhu cầu một cách khoa học và hợp lý chính là quá trình nuôi dưỡng. Luôn nhớ nhu cầu của trẻ thay đổi trong các giai đoạn của quá trình trưởng thành. Một đứa trẻ sơ sinh cần bạn giúp mọi việc: ăn uống, vệ sinh, nói chuyện, bế ẵm. Dần dần, chúng cần được chủ động tự làm các việc. Chúng cũng cần những thử thách đủ khó để luyện tập các kỹ năng nhưng phải đủ dễ để còn thấy thích thú. Đôi khi trẻ nhỏ cũng cần phải trải nghiệm sự nguy hiểm (ví dụ tập cho trẻ đứng tênh tênh) và sự thất bại. Cha mẹ phải là người chủ động kiểm soát được sự nguy hiểm và thất bại cho phép đối với con mình.
- Đối xử một cách coi trọng là một dạng khác của những giới hạn cho phép. Trẻ em cần phải học sự khác biệt giữa mong muốn và nhu cầu. Trẻ cần hiểu nó sẽ luôn nhận được thứ nó cần (như một nhu cầu) nhưng không phải luôn nhận được thứ nó muốn (như mong muốn). Nó cũng cần hiểu mọi người khác cũng có nhu cầu và mong muốn riêng. Chúng cần học rằng cha mẹ đối xử với chúng bằng tình thương và sự coi trọng và cũng yêu cầu sự coi trọng và hợp tác của chúng.
- Tóm lại, ngoài tình yêu, trẻ em còn cần cả những giới hạn cho phép
Sự đa dạng trong gia đình[sửa]
- Luôn có rất nhiều con đường để nuôi dạy trẻ em đúng cách và hợp lý. Nói cách khác là không có cách thức tốt nhất dành cho mọi đứa trẻ kiểu như chân kinh. Trẻ em có thể được nuôi dạy tốt trong gia đình có đầy đủ bố mẹ, hoặc chỉ có bố hoặc mẹ, hoặc với ông bà hay bố mẹ nuôi, hoặc thậm chí trong gia đình có nhiều hơn một ông bố, bà mẹ.
- Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trẻ em cần phải được làm quen và trải nghiệm đầy đủ về cuộc sống, văn hóa và tình thương. Có đôi khi, gia đình phải đối mặt với những thử thách khó khăn như nghèo đói, bạo lực, bệnh tật trong gia đình hoặc cộng đồng. Mặt khác, những khó khăn bạn có thể gặp phải đến từ bệnh tật và những khiếm khuyết của đứa trẻ. Tuy nhiên, có rất nhiều bố mẹ đã vượt qua được những khó khăn như vậy bằng tình thương và lòng can đảm để đem lại cho đứa con mình một điều kiện phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần.
Nguồn[sửa]
- Tóm lược từ cuốn Dr. Spock's Baby and Childcare