Chu Hi
Bản mẫu:Bảng tóm tắt triết gia Chu Hi (朱熹, bính âm: Zhū Xī; Wade-Giles: Chu Hsi), tự là Nguyên Hối, hiệu là Hối Am, sinh ngày 18 tháng 10, 1130 tại Vưu Khê, Phúc Kiến, Trung Quốc – mất ngày 23 tháng 4, 1200. Ông là người đã phát triển học thuyết lí - khí của Trình Hạo và Trình Di, đã đưa lí học lên thành một hệ thống duy tâm khách quan hoàn chỉnh, được gọi là Trình Chu lí học.
Mục lục
Cuộc đời[sửa]
Chu Hi là người gốc Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây. Ông là học trò bốn đời của Trình Di, và học trò của Chu Đôn Di. Từ thuở nhỏ, ông đã chịu nền giáo dục của nhà nho.
Năm 1151, Chu Hi được triều đình sai đến huyện Đổng An làm chức chủ bạ, thu thuế và coi cả việc giáo dục trong huyện.
Ông đậu Tiến sĩ trong niên hiệu Thiệu Hưng, làm quan tới chức Bảo Văn Các đãi chế kiêm Thị giảng cho vua Ninh Tông.
Trong suốt 15 năm làm quan, ông dành phần lớn thời gian cho việc học tập và trí thuật.
Tư tưởng[sửa]
Theo
Chu
Hi,
lí
và
khí
không
tách
rời
nhau:
"trong
thiên
hạ,
không
hề
có
khí
mà
không
có
lí,
cũng
không
hề
có
lí
mà
không
có
khí".
Nhưng
lại
khẳng
định
"trước
khi
có
trời
đất
đã
có
lí"[1],
"lí
có
trước,
khí
có
sau",
"có
lí
này
thì
có
khí
này,
nhưng
lí
là
gốc".
Ông
đã
kế
thừa
quan
điểm
"nhất
vật
lưỡng
thể"
của
Trương
Tải,
cho
rằng
"Phàm
là
vật
thì
không
đâu
là
không
tương
phản
để
tương
thành",
vật
chỉ
là
"một
chia
thành
hai,
mỗi
bước
đều
như
thế,
cho
đến
cùng,
tất
cả
đều
là
một
sinh
hai"[2].
Ông
cho
rằng
sự
vật
vận
động
qua
hai
hình
thức:
"hoá"
và
"biến",
"hoá"
là
biến
đổi
từ
từ,
chậm
chạp;
"biến"
là
biến
đổi
đột
xuất,
nhanh
chóng.
Về
quan
hệ
tri
hành
thì
cho
tri
trước
hành
sau,
nhưng
xét
về
tầm
quan
trọng
thì
cho
hành
quan
trọng
hơn
tri
và
nhấn
mạnh
vai
trò
của
hành
trong
nhận
thức.
Về
vấn
đề
tính
người
thì
cho
rằng
thánh
hiền
bẩm
thụ
khí
trong,
kẻ
ngu
hèn
bẩm
thụ
khí
đục,
cho
rằng
con
người
thì
có
tính
thiên
mệnh
(đạo
tâm)
và
tính
khí
chất
(nhân
tâm).
Nhấn
mạnh
sự
đối
lập
giữa
"thiên
lí"
và
"nhân
dục",
chủ
trương
vứt
bỏ
"tư
dục"
và
phục
tùng
"thiên
lí".
Về
quan
niệm
lịch
sử,
Chu
Hi
cho
rằng
thời
cổ
đại
lưu
hành
thiên
lí,
còn
thời
sau
thì
thiên
lí
mất
đi
và
nhân
dục
xuất
hiện
ngày
càng
nhiều.
Lí luận của Chu Hi về thiên lí và nhân dục yêu cầu mọi người phải tự an với phận mình, không được mưu cầu thay đổi số phận gọi là Tồn thiên lí, khắc nhân dục.
Giáo dục[sửa]
Sau khi từ quan, Chu Hi về dạy học ở Lô Sơn, tỉnh Giang Tây. Ông dành hết thời gian cho việc giáo dục và viết sách. Theo ông, học nên tuần tự từ từ, không nên tham lam, vội vã. Học tập tất phải kết hợp với suy nghĩ. Học tập phải bao quát hai phương diện là đọc sách và thực hành.
Các lời giảng của Chu Hi được chấp nhận là chính thống trong một thời kì dài suốt hơn 800 năm, kể cả hai triều đại Minh và Thanh, cho tới thế kỉ XX, khiến hình thức Tống nho này thật sự ảnh hưởng sâu sắc trong quá trình kết cấu xã hội Trung Hoa, và có lẽ chỉ bớt đi từ lúc bỏ khoa cử, năm 1905, và bị tạm gián đoạn kể từ năm 1949, khi Cộng sản nắm chính quyền.
Công trình chính[sửa]
- Cận tư lục
- Tứ thư chương cú tập chú
- Thi tập chú
- Thông giám cương mục
- Tống danh thần ngôn hành lục
- Sở từ tập chú
- Dịch học khởi mông
Ảnh hưởng[sửa]
Lí học Chu Hi có ảnh hưởng lớn về sau ở Trung Quốc và trở thành tông phái chính của Nho học thời Minh - Thanh. Học thuyết của Chu Hi cũng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước khác ở Á Đông. Ở Việt Nam, thế kỉ XVI - XVIII, các nội dung lí học của Chu Hi thường được nhắc tới. Ở Nhật Bản, vào thời Đức Xuyên (1603 - 1867) việc nghiên cứu Chu Tử (Chu Tử học) rất thịnh hành.
Tôn giáo[sửa]
Chu Hi bắt đầu như một người theo học Phật giáo nhưng vì không thể chấp nhận ý tưởng về vô ngã - không có bản ngã cố định - nên ông hướng tới truyền thống Nho giáo và rồi trở thành người trình giải chính của Tống Nho.
Tham khảo[sửa]
- J. Percy Bruce. Chu Hi và His Masters, Probsthain & Co., London, 1922.
- Daniel K. Gardner. Học để trở thành một hiền nhân, Đại học Báo chí California, Berkeley, 1990.
- Bruce E. Carpenter. 'Chu Hi và nghệ thuật của việc đọc' trong Tổng quan Trường đại học Tezukayama (Tezukayama daigaku ronshū), Nara, Japan, no. 15, 1977, pp. 13–18. ISSN 0385-7743
- Wing-tsit Chan, Chu Hi: Cuộc sống và Tư tưởng (1987)
- Wing-tsit Chan, Chu Hi: Nghiên cứu mới (1989)
- Wm. Theodore de Bary, Neo-Confucian Orthodoxy and the Learning of the Mind-and-Heart (1981), on the development of Zhu Xi's thought after his death
- Wing-tsit Chan (ed.), Chu Hi và Lí học (1986), a set of conference papers
Xem thêm[sửa]
Ghi chú[sửa]
Liên kết ngoài[sửa]
- Chu Hi và phòng triển lãm thư pháp tại Bảo tàng Trực tuyến Trung Quốc
- Chu Hi và toán thuật - Joseph A. Adler
- Tĩnh và động - Joseph A. Adler
- Bản mẫu:Gutenberg author
|
Bài
này
còn
sơ
khai. Mời bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp về cách sửa bài. |