Chuyển đổi đơn vị từ gam sang mol

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mol là đơn vị đo lường tiêu chuẩn trong hóa học, dùng để xét các nguyên tố khác nhau trong một hợp chất.[1] Thông thường, khối lượng hợp chất được tính ở đơn vị gam (g) và cần được chuyển sang đơn vị mol. Cách chuyển đổi khá đơn giản, tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải tuân thủ một số bước quan trọng. Bằng cách áp dụng phương pháp dưới đây, bạn có thể chuyển đổi gam sang mol một cách dễ dàng.

Các bước[sửa]

Tính phân tử khối[sửa]

  1. Chuẩn bị những vật dụng cần thiết để giải toán hóa. Khi có đầy đủ dụng cụ, bạn sẽ giải quyết bài toán dễ dàng hơn. Những thứ bạn cần là:
    • Bút chì và giấy. Việc tính toán sẽ dễ dàng hơn khi bạn viết mọi thứ ra giấy. Bạn cần trình bày đầy đủ các bước thì mới đạt điểm tối đa.
    • Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: dùng để xác định nguyên tử khối của các nguyên tố.
    • Máy tính bỏ túi: dùng để tính toán những con số phức tạp.
  2. Xác định những nguyên tố trong hợp chất mà bạn cần chuyển sang đơn vị mol. Bước đầu tiên để tính khối lượng phân tử là xác định các nguyên tố cấu thành hợp chất. Việc này khá dễ vì ký hiệu viết tắt của các nguyên tố chỉ từ một đến hai ký tự.
    • Nếu một chất được viết tắt với hai ký tự, chữ cái đầu sẽ được viết hoa và chữ cái thứ hai viết thường. Ví dụ: Mg là tên viết tắt của nguyên tố ma-giê.
    • Hợp chất NaHCO3 gồm bốn nguyên tố: natri (Na), hydro (H), cacbon (C) và ôxy (O).
  3. Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong hợp chất. Bạn cần biết số nguyên tử của từng chất có trong hợp chất thì mới tính được phân tử khối của hợp chất đó.[2] Chữ số nhỏ bên cạnh tên viết tắt của nguyên tố thể hiện số nguyên tử của nguyên tố đó.
    • Ví dụ: hợp chất H2O có hai nguyên tử hydro và một nguyên tử ôxy.
    • Nếu một hợp chất được viết trong dấu ngoặc đơn, kèm theo là một chỉ số nhỏ thì có nghĩa là mỗi thành phần trong dấu ngoặc đơn đều nhân với chỉ số ấy. Ví dụ: hợp chất (NH4)2S gồm hai nguyên tử N, tám nguyên tử H và một nguyên tử S.
  4. Viết ra giấy nguyên tử khối của mỗi nguyên tố. Sử dụng bảng tuần hoàn là cách dễ nhất để tìm nguyên tử khối của một nguyên tố. Sau khi xác định được vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, bạn sẽ thấy khối lượng nguyên tử nằm ngay bên dưới biểu tượng của nguyên tố.
    • Ví dụ: nguyên tử khối của ôxy là 15.99.
  5. Tính khối lượng phân tử. Phân tử khối của một chất bằng số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố nhân với nguyên tử khối của nguyên tố đó.[2] Đại lượng này rất cần thiết trong việc chuyển đổi đơn vị gam sang mol.
    • Trước tiên, lấy số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong hợp chất nhân với nguyên tử khối của nguyên tố ấy.
    • Sau đó, cộng khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất lại với nhau.
    • Ví dụ: Khối lượng phân tử của hợp chất (NH4)2S = (2 x 14.01) + (8 x 1.01) + (1 x 32.07) = 68.17 g/mol.
    • Khối lượng phân tử còn được gọi là khối lượng mol.[3]

Chuyển đổi gam sang mol[sửa]

  1. Thiết lập công thức chuyển đổi. Muốn tìm số mol chất, ta lấy số gam hợp chất chia cho khối lượng mol của hợp chất đó.[4]
    • Công thức : số mol = khối lượng (gam)/khối lượng mol của hợp chất (gam/mol)
  2. Thay số liệu vào công thức. Sau khi thiết lập công thức phù hợp, bước tiếp theo là thay các số liệu mà bạn đã tính toán vào công thức. Nếu muốn chắc rằng số liệu đã được đưa vào đúng vị trí, bạn có thể kiểm tra bằng cách triệt tiêu đơn vị. Nếu sau khi đơn giản, đơn vị còn lại là mol thì bạn đã thiết lập đúng.
  3. Giải quyết phương trình. Sử dụng máy tính, lấy khối lượng chia cho phân tử khối của chất hoặc hợp chất. Thương số sẽ là số mol chất hoặc hợp chất mà bạn cần tìm.
    • Ví dụ, đề bài cho 2 g nước (H2O) và yêu cầu bạn đổi sang đơn vị mol. Ta có khối lượng mol của H2O là 18g/mol. Lấy 2 chia 18, vậy bạn có 0.1111 mol H2O.

Lời khuyên[sửa]

  • Đừng quên kèm theo tên nguyên tố hay tên hợp chất cùng với đáp số.
  • Nếu bạn được yêu cầu trình bày bài tập hay bài kiểm tra, chắc rằng bạn thể hiện đáp án thật rõ ràng bằng cách khoanh tròn hoặc vẽ khung quanh đáp số.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Bảng tuần hoàn hóa học
  • Bút chì
  • Giấy
  • Máy tính
  • Bài toán hóa học

Nguồn và Trích dẫn[sửa]