Ghi nhớ mọi thứ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bất cứ ai cũng đã có lần gặp trường hợp khi mà họ dường như không thể nhớ nổi thứ mình cần. Thật may là không ai có “trí nhớ kém” cả, và vì vậy mà với các mẹo nhỏ sau đây bạn có thể cải thiện trí nhớ của mình khiến việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn, bất kể là nhớ bài học, hay danh sách hàng hóa.

Các bước[sửa]

Nhớ Bài học[sửa]

  1. Đừng làm nhiều việc cùng lúc. Tập trung là cực kỳ quan trọng để duy trì sự ghi nhớ của bạn. Cần giữ cho mọi thứ thật đơn giản, đó là lý do tại sao bạn vào phòng và quên mất mình vào để làm gì. Bởi vì có thể cùng lúc đó bạn đang lên kế hoạch cho bữa tiệc, hay nghĩ về một chương trình TV mới xem và không tập trung được.
    • Khi bạn đang học cũng như đang cố ghi nhớ những thứ đã học, bạn hãy chú tâm vào việc đó thôi. Đừng nghĩ về bữa tiệc tại nhà bạn bè vào cuối tuần. Đừng cố làm nhiều việc cùng một lúc, bằng không bạn sẽ không thể hoàn thành bất cứ việc gì cả.
  2. Tránh sự phân tâm bên ngoài. Lúc bạn cần học, hãy cách ly khỏi các thứ xung quanh tiêu tốn thời gian của bạn. Điều này có nghĩa là hãy rời khỏi nhà, xa gia đình, bạn bè, thú cưng hay TV khi bạn đang học.
    • Tìm một nơi cho riêng mình và không làm việc gì khác khi ở đó (như trả hóa đơn, hoạt động giải trí…). Hãy đảm bảo khi ở đó, bạn chỉ học thôi, vì điều này sẽ giúp bộ não chỉ chú tâm vào việc học.
    • Chọn một nơi thông thoáng và sáng sủa để bạn có thể tỉnh táo hơn và không bị phân tâm.
    • Nếu thấy mình không thể học được và không nhớ được gì, hãy nghỉ một chút (không quá lâu và không làm việc gì khác tiêu tốn thời gian như sử dụng internet). Hãy đi dạo hoặc uống nước.
  3. Tránh sự phân tâm bên trong. Có đôi lúc sự phân tâm không đến từ bạn bè hay gia đình bạn, mà đến từ chính bộ não của bạn. Thông thường khi bạn đọc bài học ở trường, bạn cảm thấy bộ não không để tâm đến tài liệu, mà thay vào đó lại nghĩ đến bữa tiệc sắp tham dự hay việc bạn phải trả hóa đơn tiền điện.[1]
    • Hãy giữ cho mình một cuốn sổ riêng cho những ý nghĩ gây phân tâm này. Nếu đây là việc cần làm sau (như trả tiền điện), hãy ghi nó ra và loại bỏ nó để bạn có thể làm việc được.
    • Xem sự phân tâm như là một phần thưởng. Tự nhủ rằng một khi bạn hoàn thành việc đọc (cũng như hiểu và ghi nhớ) phần tới, bạn sẽ nghỉ ngơi một lát để nghĩ ngợi, hay là mơ mộng.
  4. Học vào buổi chiều. Các nghiên cứu đã cho thấy thời gian trong ngày tương quan rất mạnh với độ ghi nhớ của mọi người khi họ học. Ngay cả khi bạn tự cho mình là người hoạt động vào ban ngày hay ban đêm, hãy cố gắng học những thứ quan trọng nhất vào buổi chiều. Bạn sẽ nhớ lại thông tin tốt hơn.[2]
  5. Tóm tắt mỗi đoạn ra bên lề. Nếu bạn đang đọc một thứ mà mình cần phải nhớ, hãy viết một đoạn tóm tắt ngắn cho mỗi đoạn ra bên lề. Viết đi viết lại một thứ không chỉ giúp bạn ghi nhớ tốt, mà còn đóng vai trò kích thích bộ nhớ khi nhìn vào các ghi chú và đọc ra những gì có trong bài kiểm tra (hay bài học).
    • Viết ra những ý chính của mỗi thứ bạn đọc, để có thể kích thích trí nhớ của mình khi cần và cho thấy rằng bạn đã đọc qua và đã hiểu những gì mình đang đọc hay học.
  6. Viết đi viết lại. Viết một thứ gì đó nhiều lần sẽ giúp nó bám chặt trong bộ nhớ, đặc biệt với những thứ gây khó chịu như ngày tháng hay là từ vựng ngoại ngữ. Bạn càng viết nhiều, chúng càng nằm lâu trong đầu bạn.

Dùng Các Mẹo Ghi Nhớ[sửa]

  1. Sử dụng các thủ thuật ghi nhớ. Có một số thứ rất khó để nhớ thông qua việc liên tưởng hay quan sát, vì thế mà ta cần dùng đến các kỹ thuật ghi nhớ khác, gọi là các thủ thuật. Có rất nhiều thủ thuật khác nhau mà bạn có thể sử dụng. Vài cách áp dụng rất tốt đối với một số loại thông tin nhất định hơn các cách còn lại.[3]
    • Thiết lập từ tạo bởi các chữ đầu của các thứ cần nhớ. Lấy chữ cái đầu tiên của mỗi từ và ghép lại thành một từ dễ hiểu cho bạn. Ví dụ như bạn tạo ra từ H.O.M.E.S để nhớ các hồ lớn (Huron, Ontario, Michigan, Erie, Superior).
    • Trí nhớ rất hữu ích cho việc nhớ vần. Đặt một cụm từ có vần/không có nghĩa có sử dụng các chữ cái cho các từ. Lấy ví dụ để nhớ từ necessary, bạn có thể nhớ 'Never Eat Cake; Eat Salad Sandwiches And Remain Young'.
    • Tạo ra âm thanh tương đối. Về cơ bản thì đây là các cụm từ vô nghĩa giúp bạn nhớ những chữ cái đầu của một chuỗi thông tin (áp dụng rất nhiều trong toán học). Ví dụ: Thường Ngày Làm Thêm Nghiên Cứu Công Trình dùng để nhớ thứ tự các phép tính: Trong ngoặc, Lũy thừa, Nhân, Chia, Cộng, Trừ.
    • Ngoài ra bạn cũng có thể làm một bài thơ ngắn hay vài câu có vần để ghi nhớ các thông tin quan trọng. Ví dụ: “Nếu c không đứng trước/Hoặc khi phát âm a/Thì trước e i đứng/ Lấy ví dụ như weigh” giúp bạn nhớ ví trí của 2 chữ cái e và i khi chúng xuất hiện cùng nhau.[4]
  2. Dùng liên kết từ. Có nhiều loại liên kết từ khác nhau, nhưng điều quan trọng của tất cả các phương pháp liên kết từ đều là bạn kết nối những gì đã biết với những gì đang cố gắng để nhớ, và những gì bạn đã biết sẽ gợi ra phần còn lại.
    • Dùng những hình ảnh vui nhộn hoặc lạ mắt để gợi ra một điều mà bạn cần nhớ. Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng để nhớ sự dính dáng của JFK trong cuộc xâm lăng vào Vịnh Con Lợn (ở Cuba), bạn có thể tưởng tượng ra hình ảnh vị tổng thống đang bơi ở một vùng biển đầy lợn. Nghe có vẻ khá ngớ ngẩn, nhưng sự liên kết giữa biển và lợn sẽ gợi ra cái tên JFK mà bạn sẽ không quên được.
    • Liên kết số là dạng liên kết các con số với hình ảnh trong đầu. Đây là một phần lý do vì sao người ta đặt mật mã là những con số có ý nghĩa với mình (như sinh nhật của mình, sinh nhật của con mèo, ngày kỷ niệm…). Vì thế nếu bạn đang cố nhớ số thư viện của mình (ví dụ 52190661), bạn có thể nghĩ tới Tháng 5 ngày 21 năm 1990 là ngày sinh của em mình (chứa các số 52190). Sau đó nghĩ rằng mẹ bạn năm nay 66 tuổi và bạn chỉ có 1 mẹ mà thôi (các số 661). Khi cần nhớ lại số đó, bạn chỉ việc nghĩ đến sinh nhật người em và mẹ mình.
  3. Hiển thị hóa. Nếu muốn giữ thứ gì đó cố định trong bộ nhớ, bạn hãy nỗ lực quan sát thật kỹ nó. Tập trung vào các chi tiết. Ví dụ, nếu bạn đang học thuộc một tiểu thuyết, hãy chú trọng vào hình ảnh các nhân vật và các cảnh chi tiết cũng như đảm bảo rằng mình đã có “phương tiện quan sát” để có thể nhớ lại được các nhân vật và vài cảnh cụ thể.
  4. Tạo ra câu chuyện. Khi cần nhớ một chuỗi các hình ảnh (hay từ, chẳng hạn danh sách mua hàng), hãy tạo ra một câu chuyện nhỏ hơi ngớ ngẩn cho dễ nhớ. Câu chuyện sẽ gắn chặt hình ảnh trong đầu bạn, vì vậy bạn sẽ nhớ lại được sau này.[5]
    • Ví dụ nếu cần nhớ mua chuối, bánh mì, trứng, sữa, và xà lách trong cửa hàng. Bạn hãy tạo nên một câu chuyện khác trong đó chuối, một mẩu bánh mì và một quả trứng phải giải cứu xà lách ra khỏi một cái hồ sữa. Câu chuyện hết sức ngớ ngẩn, nhưng nó kết nối toàn bộ các yếu tố trong danh sách mua hàng và giúp bạn ghi nhớ.
  5. Thay đổi vị trí các đồ vật trong nhà. Một cách hay để tự nhắc bản thân làm gì đó là đặt một số thứ trong nhà tại những nơi hiển nhiên sai vị trí. Ví dụ, đặt một cuốn sách nặng trước cửa ra vào để nhắc bản thân nộp bài tập về nhà cuối kỳ. Khi thấy một thứ bị đặt sai vị trí, nó sẽ tác động lên bộ nhớ của bạn.

Ghi Nhớ Dài Hạn[sửa]

  1. Tập thể dục. Có một sự tương quan mạnh mẽ giữa thể chất và tinh thần, vì vậy hãy duy trì sức khỏe và tập thể dục, điều đó sẽ giúp sức khỏe tinh thần được duy trì và cải thiện trí nhớ.[6]
    • Đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Đây là một cách tập thể dục nhẹ nhàng (và bạn có thể khám phá xung quanh nữa!). Lợi ích của việc luyện tập sức khỏe tinh thần sẽ kéo dài được lâu.
    • Không chỉ đi bộ, còn có nhiều cách khác để luyện tập và làm cho bản thân vui vẻ! Hãy thử tập yoga, hoặc bật nhạc lên và nhảy.
  2. Luyện tập trí óc. Vận dụng trí óc sẽ giúp ngăn ngừa việc mất trí nhớ và giúp cải thiện trí nhớ tổng thể. Những thứ khiến bộ não của bạn hoạt động là những thứ khiến bạn mệt mỏi sau khi hoàn thành và làm bạn muốn nghỉ ngơi. Bao gồm: giải toán, học may vá, đọc các tài liệu dày đặc chữ.[7]
    • Thay đổi mọi thứ. Nếu bạn muốn tránh việc bộ não của mình tỏ ra tự mãn, thì hãy tiếp tục học và thử làm những điều mới. Việc này sẽ thúc đẩy bộ náo thoát khỏi trạng thái trì trệ và giúp cải thiện trí nhớ. Ví dụ: Bạn có thể học từ mới mỗi ngày, hay học về lịch sử đất nước. Những thứ này sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ và thông minh hơn.
    • Ngoài ra bạn có thể học thuộc một bài thơ trong vài tuần. Điều này sẽ giúp bạn có trò hay trong bữa tiệc (nếu là người mê sách) và cải thiện trí nhớ. Hãy thử với bài thơ “Con cáo và chùm nho”!
  3. Ngủ đủ giấc. Giấc ngủ rất quan trọng trong việc cái thiện và duy trì trí nhớ. Đó là lý do tại sao bạn không nên thức khuya hàng đêm để học thi, mà hãy học một chút vào buổi chiều rồi sau đó ngủ đủ giấc để bộ náo có thể xử lý tất cả thông tin bạn mới đưa vào.
    • Hãy cố gắng ngủ đủ 8 tiếng mỗi tối, để bộ não có thể đi qua hết các giai đoạn quan trọng của giấc ngủ và bạn sẽ cảm thấy thư giãn.
    • Tắt toàn bộ các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi ngủ để bộ não dịu xuống và sẵn sàng cho giấc ngủ. Thiết bị điện tử nghĩa là toàn bộ: điện thoại, máy tính…
  4. Đọc to. Đọc to những gì bạn đang học sẽ giúp bạn nhớ được chúng. Nếu bạn hay quên vài thứ như việc đã tắt lò sưởi hay chưa, thì khi tắt lò sưởi hãy nói to lên “Tôi đã tắt lò sưởi rồi”. Bạn sẽ thấy rằng mình nhớ được việc mình đã tắt lò sưởi sau này tốt hơn .
    • Lặp lại tên người mà bạn đã được giới thiệu (nhưng phải làm thật tự nhiên). Hãy nói “Xin chào Anna, rất vui được gặp bạn.” Điều này sẽ giúp thắt chặt liên kết giữa người đó và cái tên, từ đó giúp dễ gợi nhớ hơn cho bạn.
    • Cũng có thể áp dụng cách này để ghi nhớ ngày tháng và địa điểm. Ví dụ, nếu được mời tham dự một sự kiện nào, hãy lặp lại lời mời với người mời bạn, như là “Tại rạp Hát Trung Tâm lúc 6 giờ phải không? Nóng lòng quá đi!”
  5. Hãy tinh ý. Tất nhiên, ngay cả khi đã hoạt động trí óc, bạn vẫn sẽ không thể trở thành Sherlock Homes được, nhưng luyện tập kỹ năng quan sát sẽ giúp cho bạn rất nhiều trong việc ghi nhớ mọi thứ (con người, gương mặt, tên, nơi để chìa khóa xe). Sẽ mất thời gian để phát triển kỹ năng này, nhưng kết quả trong thời gian dài là rất xứng đáng.
    • Luyện tập kỹ năng này bằng cách nhìn thật sâu vào một cảnh (có thể thực hiện ở bất cứ đâu: ở nhà, trên xe buýt, nơi làm việc) và sau đó nhắm mắt lại, cố gắng nhớ về cảnh đó chi tiết nhất có thể.
    • Bạn cũng có thể áp dụng điều này với các bức ảnh, miễn là những bức không thân thuộc với bạn. Nhìn vào bức ảnh một vài giây rồi lập úp nó lại, cố gắng nhớ những chi tiết có trong bức ảnh nhiều nhất có thể. Lặp lại với bức ảnh khác.
  6. Ăn những thức ăn bổ dưỡng. Có nhiều loại thức ăn có thể giúp bạn tăng cường trí nhớ trong thời gian dài. Bạn nên ăn chúng tùy ý như là một phần của việc ăn kiêng, nhưng bắt buộc phải có nếu muốn duy trì trí nhớ. Hãy ăn thức ăn có chứa chất chống oxy hóa (như bông cải xanh, việt quất, hay rau chân vịt) cũng như thức ăn chứa A-xít béo Omega 3 (như cá hồi, quả hạnh nhân).[8]
    • Hãy thử ăn 5-6 bữa ăn nhỏ trong suốt cả ngày, thay vì 3 bữa chính. Điều này sẽ giúp bạn tránh được chứng tăng đường huyết, khiến bộ não không hoạt động tốt. Hãy chắc chắn rằng bạn đang ăn những thức ăn bổ dưỡng.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu việc ghi nhớ của bạn bị phân tâm và không thể tập trung, hãy thử ngồi xuống và tưởng tượng ra những thứ gì khiến bạn phân tâm. Một khi đã biết, dù là vấn đề cá nhân, hay tương tự, hãy giải quyết nó trước khi tiếp tục ghi nhớ.
  • Ngửi lá cây hương thảo sẽ giúp cải thiện trí nhớ và giúp bạn dễ nhớ lại mọi thứ hơn.[9]

Cảnh báo[sửa]

  • Tự nhủ rằng mình có “trí nhớ kém” sẽ làm bộ nhớ của bạn kém hơn và không hoạt động tốt nữa bởi vì bạn đang thuyết phục bộ não của mình rằng nó rất kém.
  • Không phải tất cả các mẹo giúp ghi nhớ đều có thể áp dụng cho bạn, hoặc áp dụng được trong mọi tình huống. Hãy thử nghiệm để biết tiến trình ghi nhớ tốt nhất của bạn là gì
  • Nếu có quá nhiều vấn đề về trí nhớ, đặc biệt là nếu nó xảy ra quá sớm, hãy đi khám để xem liệu có vấn đề gì nghiêm trọng hay không.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây