Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giúp tóc mọc nhanh hơn
Từ VLOS
(đổi hướng từ Giúp Tóc mọc Nhanh hơn)
Bạn muốn mái tóc mình trông dày và sống động hơn, hoặc đơn giản là bạn đang muốn làm mới mái tóc sau một thời gian sao nhãng? Dưới đây là một số phương pháp đơn giản để chăm sóc tóc, làm tóc mọc nhanh và dài hơn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Ăn Đúng cách để Tóc Mọc Nhanh[sửa]
-
Ăn
nhiều
hoa
quả,
rau
xanh
và
cá.
Chế
độ
ăn
tưởng
như
không
có
gì
liên
quan
đến
tóc
của
bạn,
nhưng
thực
ra
lại
mang
đến
sự
khác
biệt
lớn.
Đồng
thời,
chế
độ
ăn
cũng
giúp
cải
thiện
cơ
thể
bạn.
- Vì tóc được cấu thành từ protein, hãy đảm bảo rằng chế độ ăn của bạn luôn dồi dào dưỡng chất này. Những người mắc bệnh chán ăn tâm lý hay những người đang theo các chương trình giảm cân khắc nghiệt sẽ có nguy cơ tóc ngừng mọc.
- Cân nhắc bổ sung một số loại protein từ thịt gầy như thịt gà, thịt gà tây, cá, trứng, các chế phẩm đậu nành và các loại hạt trong chế độ ăn của bạn. Những thực phẩm này giúp thúc đẩy quá trình sản sinh keratin, thành phần chính cấu tạo nên tóc.
-
Ăn
đúng
loại
chất
béo.
Một
số
chất
béo
nhất
định
có
vai
trò
quan
trọng
đối
với
một
lối
sống
lành
mạnh
cũng
như
một
mái
tóc
khỏe
mạnh.
Lượng
chất
béo
hợp
lý
giúp
duy
trì
làn
da
và
mái
tóc
khỏe
mạnh.
- Chất béo sẽ giúp hòa tan các vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn của bạn, bao gồm vitamin A, D, E và K. Đây là những vitamin cần thiết cho việc mọc tóc.
- Ăn đúng loại chất béo. Chất béo bão hòa, axit béo chuyển hóa và chất béo hyđro hóa là những loại chất béo bạn cần tránh. Ngược lại, chất béo Omega 3 có trong dầu thực vật và hải sản lại rất tốt cho mái tóc của bạn.
- Vì lí do này, các loại thuốc hỗn hợp vitamin nhóm B có chứa dầu cá rất hữu quả trong việc giúp tóc mọc nhanh.
-
Đảm
bảo
rằng
cơ
thể
bạn
đủ
sắt
và
kẽm.
Cùng
với
những
vitamin
khác,
sắt
và
kẽm
đóng
vai
trò
vô
cùng
quan
trọng
cho
một
mái
tóc
khỏe
đẹp.[1]
- Sắt có vai trò dẫn oxy tới các tế bào, từ máu ở ngón chân lên đến các nang tóc. (Đó là lí do tại sao máu có mùi sắt) Thịt gầy từ động vật là nguồn cung cấp sắt dồi dào. Tuy nhiên, nếu ăn chay, bạn có thể cân nhắc ăn đậu đỗ, đậu lăng và các chế phẩm từ đậu nành như đậu nành hấp (Edamame) hay đậu phụ.
- Kẽm hỗ trợ làm lành các mô, đảm bảo cho tuyến bã nhờn quanh nang tóc hoạt động hiệu quả. Kẽm có thể được bổ sung từ các món ăn như hàu, thịt bò nướng ít béo, mầm lúa mạch, bí đỏ nướng, socola đen và bột cacao.[2]
-
Bổ
sung
đủ
vitamin
C.
Việc
thiếu
hụt
vitamin
C
có
thể
khiến
tóc
yếu,
xỉn
màu
và
dễ
gãy.
- Cơ thể sử dụng vitamin C để hình thành collagen, loại protein thiết yếu trong quá trình mọc tóc. Vitamin C cũng hỗ trợ quá trình chuyển hóa sắt, một trong những thành phần cấu thành nên tóc, vì vậy việc duy trì lượng vitamin C hợp lý là rất cần thiết để có thể hấp thụ sắt.
- Cơ thể không thể tự sản sinh vitamin C. Vì vậy, điều tối quan trọng là chế độ ăn uống của bạn phải được bổ sung các loại thực phẩm có lượng vitamin C cao. Dưa ruột vàng, các loại cam quít, bông cải xanh, ớt chuông và rau chân vịt đều là những siêu thực phẩm hấp dẫn và có rất nhiều vitamin C.
- Chính phủ Mỹ khuyến nghị lượng vitamin C phù hợp cho trẻ 9-13 tuổi là 45 mg một ngày, trẻ vị thành niên 14-18 tuổi là 70 mg một ngày và đối với người trưởng thành là từ 75 đến 90 mg một ngày.
Giảm Hư tổn từ Làm đẹp Tóc[sửa]
- Lạm dụng tạo kiểu có thể gây tổn thương tóc. Tạo kiểu cho tóc có thể giúp bạn trở nên đẹp hơn nhưng lại hoàn toàn không tốt cho mái tóc. Việc sử dụng hóa chất và sản phẩm làm sạch có thể làm tóc hư tổn, mỏng đi, thậm chí gây rụng tóc nếu sử dụng không đúng cách.[3] Việc tạo kiểu cho tóc bằng một số phương pháp nhất định có thể khiến vấn đề rụng tóc thêm trầm trọng. Bạn có thể tạo kiểu tóc, nhưng lặp lại việc này một cách thường xuyên có thể làm tăng hư tổn cho tóc.
- Cố gắng không uốn quăn, làm xoăn giả, duỗi (cả bằng hóa chất hay cơ học), uốn, tẩy hay nhuộm tóc một cách thường xuyên. Các quá trình này có thể gây hư tổn nghiêm trọng cho tóc, làm biến đổi chất tóc. Lượng nhiệt quá lớn từ máy sấy tóc và máy là tóc có thể làm cháy tóc, vì vậy hãy cố gắng để tóc khô tự nhiên.
-
Hạn
chế
chải
tóc.
Đã
từng
có
nhiều
người
tin
rằng
nếu
chải
tóc
100
lần
một
ngày,
tóc
của
bạn
sẽ
mọc
nhanh
hơn.[4]
Điều
này
không
những
sai
lầm
mà
việc
chải
tóc
thường
xuyên
thực
ra
còn
làm
tóc
bị
kéo
khỏi
da
đầu.
- Chải đầu khi tóc khô. Tóc đặc biệt dễ bị tổn thương khi ướt, vì vậy tốt nhất là bạn nên chờ cho đến khi tóc khô, sau đó dùng lược răng thưa để chải đầu.
- Cố gắng không gỡ tóc rối hay kéo tóc mà không dùng dầu xả khô hay xịt dưỡng tóc.
- Không dùng dây thun để tạo kiểu hay buộc túm ra sau. Nếu bạn cần buộc túm tóc lên, hãy sử dụng dây buộc tóc. Dây buộc tóc không làm cho tóc bị mắc vào dây nhiều và chân tóc không bị kéo lên.
- Tránh thực hiện các kiểu tóc khiến tóc bị kéo căng một cách không cần thiết. Ví dụ, kiểu tóc cornrow (một kiểu tóc tết của người châu Phi) và tóc đuôi ngựa buộc chặt sẽ cần buộc túm tóc ra sau và kéo căng nang tóc. Thay vào đó, hãy thử chọn một kiểu tóc với lực kéo lên nang tóc ít hơn để giúp hỗ trợ quá trình mọc tóc.
-
Gội
đầu
cẩn
thận.
Sử
dụng
đúng
loại
sản
phẩm
gội
đầu.
Tùy
vào
mức
độ
dầu
của
tóc,
bạn
chỉ
nên
gội
và
xả
khoảng
3-4
lần
một
tuần.
Bạn
không
cần
gội
xả
hàng
ngày
vì
quá
trình
này
sẽ
làm
mất
đi
lượng
dầu
tự
nhiên
có
trên
tóc.
- Những người có tóc xoăn, xơ rối hoặc khô có thể chỉ cần gội đầu 2-3 lần một tuần vì dầu tự nhiên trong tóc là mấu chốt để có một mái tóc khỏe mạnh. Những người da dầu có thể gội nhiều hơn 3-4 lần một tuần vì quá nhiều dầu cũng có thể gây cản trở cho việc mọc tóc.
- Chọn sản phẩm chứa các thành phần tốt cho tóc. Các thành phần như quả bơ, dừa, jojoba và oliu đều mang lại hiệu quả nếu được sử dụng hợp lý. Chúng giúp duy trì độ ẩm và dầu cho tóc, đồng thời giảm thiểu tóc chẻ ngọn và các tổn thương khác đối với tóc.
-
Lên
kế
hoạch
bao
lâu
cắt
tóc
một
lần.
Việc
cắt
tóc
không
giúp
tóc
mọc
nhanh
hơn.
Đây
là
một
quan
niệm
sai
lầm.
Tuy
nhiên,
việc
cắt
tóc
có
thể
ngăn
tóc
bị
gãy
do
chẻ
ngọn.
- Việc bao lâu nên cắt tóc một lần tùy thuộc độ khỏe của tóc và bạn muốn tóc mọc nhanh đến đâu; việc này hoàn toàn do bạn tự quyết định.
- Thông thường, tóc mọc từ 130 mm đến 160 mm mỗi tháng. Hầu hết các nhà tạo mẫu tóc đều khuyên bạn nên cắt tóc sau 6-10 tuần, có nghĩa là nếu cắt đi khoảng 70 mm đến 130 mm, tóc bạn vẫn mọc dài hơn.
Ảnh hưởng của Việc Tập luyện và Căng thẳng đến Tóc[sửa]
-
Duy
trì
một
lối
sống
lành
mạnh
sẽ
giúp
tóc
mọc
nhanh.
Cơ
thể
bạn
hoạt
động
giống
như
một
cỗ
máy
được
tinh
chỉnh
và
những
hoạt
động
hàng
ngày,
ví
dụ
như
ngủ
có
thể
giúp
phục
hồi
các
tế
bào
và
cải
thiện
sức
khỏe
tổng
thể.
- Những trường hợp căng thẳng trầm trọng, ví dụ như khi một người thân vừa qua đời, hoặc cảm xúc cô độc có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái tồn tại, chỉ sản sinh những gì cần thiết tối thiểu cho sự tồn tại của cơ thể. Trong thời gian đó, việc mọc tóc có thể bị ngưng lại.[5]
- Trái lại, khi cơ thể có đủ dưỡng chất và năng lượng dự trữ để không cần tập trung vào việc duy trì sự tồn tại của cơ thể, các nguồn năng lượng sẽ được dùng để nuôi dưỡng và bảo vệ tóc. Hãy duy trì một chế độ ăn hợp lý và lối sống lành mạnh để có thể sử dụng được tối đa các nguồn năng lượng trong cơ thể.
-
Loại
bỏ
các
tác
nhân
gây
căng
thẳng
thể
chất
trong
cuộc
sống.
Phẫu
thuật,
vết
thương
nặng
và
các
tổn
thương
khác
có
thể
là
nguyên
nhân
kìm
hãm
tóc
mọc
hoặc
thậm
chí
gây
rụng
tóc.
Trong
những
trường
hợp
này,
có
thể
mất
đến
ba
tháng
để
cơ
thể
tập
trung
vào
việc
tái
tạo
các
tế
bào
và
vết
thương.
- Xác định các tác nhân gây căng thẳng và để cơ thể tự làm lành. Nếu bạn mới gặp phải một tổn thương nghiêm trọng, hãy để cơ thể có thời gian tự làm lành trước khi mong chờ tóc mọc. Khi vết thương lành, bạn sẽ bắt đầu thấy tóc mọc trở lại.
- Thiếu máu, lượng máu thấp và các bệnh tuyến giáp cũng có thể được coi như các tác nhân căng thẳng thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến việc tóc ngừng mọc. [5] Các vấn đề này có thể được phát hiện dễ dàng và không tốn kém thông qua việc xét nghiệm máu. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình có thể đang gặp phải một trong những vấn đề kể trên.
-
Loại
bỏ
các
tác
nhân
gây
căng
thẳng
tinh
thần
trong
cuộc
sống.
Hãy
học
cách
chế
ngự
những
căng
thẳng
thông
thường
phát
sinh
từ
những
hoạt
động
hàng
ngày
cũng
như
từ
những
sự
việc
không
mong
muốn.
Quá
nhiều
căng
thẳng
có
thể
kìm
hãm
sự
phát
triển
của
tóc,
dù
việc
này
không
gây
ra
chứng
hói
đầu
ở
cả
nam
và
nữ.
- Tập luyện là một cách hữu hiệu để giải tỏa những căng thẳng bị dồn nén. Đi bộ, bơi, đẩy tạ nhẹ hay thậm chí là đi dạo cũng đều là biểu hiện của một lối sống lành mạnh. Các hoạt động này sẽ giúp cơ thể bạn chuyển hóa thức ăn và vitamin, giúp ngủ ngon hơn và giảm căng thẳng một cách đáng kể.
Các Vấn đề Sức khỏe có thể Ảnh hưởng đến Việc mọc tóc[sửa]
-
Đảm
bảo
rằng
bất
kỳ
vấn
đề
sức
khỏe
nào
bạn
có
thể
mắc
phải
không
gây
cản
trở
cho
quá
trình
mọc
tóc.
Đối
với
cả
nam
và
nữ
giới,
một
số
vấn
đề
về
sức
khỏe
có
thể
làm
cho
tóc
mọc
chậm.
Trong
một
số
trường
hợp,
việc
giải
quyết
được
các
vấn
đề
này
có
thể
giúp
quá
trình
mọc
tóc
trở
lại
bình
thường.
- Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn được chẩn đoán đang mắc một chứng bệnh nào đó bởi đây có thể là tác nhân góp phần gây rụng tóc hoặc kìm hãm tóc mọc. Như đã đề cập ở trên, lượng máu thấp và các vấn đề về tuyến giáp, cùng với mất cân bằng hormone đều có thể tác động đến việc mọc tóc.
- Hỏi bác sĩ xem có loại thuốc nào bạn đang sử dụng có thể là nguyên nhân gây rụng tóc hay ngăn tóc mọc hay không. Các loại thuốc trị mụn, thuốc tránh thai, thuốc tăng cơ, thuốc chống máu đông và thuốc chống trầm cảm đều có liên quan đến rụng tóc ở cả nam và nữ. [6]
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ sản phẩm không kê toa giúp mọc tóc nào vì chúng có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc bạn đang dùng. Bạn cũng nên nhờ bác sĩ tư vấn trước khi bắt đầu một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Dinh dưỡng không đầy đủ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc mọc tóc.
-
Kiểm
tra
nấm
da
đầu.
Nấm
da
đầu
gây
ra
bởi
loại
nấm
đồng
xu
ở
nang
tóc,
có
thể
gây
tổn
thương
da
đầu,
ngăn
nang
tóc
phát
triển
một
cách
bình
thường.
- Nếu bạn cho rằng mình bị nấm da đầu (không chỉ đơn thuần là gàu), hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc bôi và trị nấm mà bạn có thể sử dụng để điều trị nấm trước khi điều trị mọc tóc. Một khi khỏi nấm, tóc hầu như sẽ mọc trở lại bình thường.
-
Kiểm
tra
cân
bằng
hormone.
Việc
thiếu
cân
bằng
hormone
ở
cả
nam
và
nữ
do
mãn
kinh,
mang
thai
hay
do
lượng
testosterone
tăng
cao
có
thể
ảnh
hưởng
đến
quá
trình
mọc
tóc.
Hãy
nói
chuyện
với
bác
sĩ
xem
bạn
có
nằm
trong
những
trường
hợp
này
không.
- Nếu phát hiện thiếu cân bằng hormone ở nữ, bác sĩ thường sử dụng chất ức chế androgen.[7] Androgen được coi là một hormone nam vì nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các cơ quan sinh sản nam và các đặc tính sinh dục nam cấp hai. Ở nữ giới, việc thừa androgen có thể là nguyên nhân gây rụng tóc.
- Nếu phát hiện thiếu cân bằng hormone ở nam, bác sĩ thường sử dụng Finasteride (còn được gọi là Propecia). Cơ chế làm việc của Propecia là ngăn chặn các enzyme chuyển hóa testosterone thành androgen, DHT. Propecia đã được chứng minh có thể làm giảm lượng DHT trên da đầu đến 60%.[8]
Các Liệu pháp Tại nhà Chưa được Kiểm chứng[sửa]
-
Đẩy
nhanh
quá
trình
mọc
tóc
bằng
các
liệu
pháp
tự
nhiên
tại
nhà.
Tuy
nhiên,
hãy
thận
trọng
khi
áp
dụng
các
liệu
pháp
tại
nhà
bởi
tóc
bạn
có
thể
bị
hư
tổn
thay
vì
mọc
nhanh
hơn.
- Hỗn hợp lô hội và mật ong. Trộn phần thịt của ba lá lô hội với mật ong và bôi lên da đầu. Chờ trong 20 phút và gội sạch đầu như bình thường.
- Bữa sáng giàu năng lượng. Trộn đều một thìa tinh chất mầm đậu nành, một thìa phôi lúa mỳ, một thìa mật ong, một thìa men bia và sữa chua. Dùng công thức tự làm này cho bữa sáng hàng ngày.
- Cà chua, dầu oliu và lô hội. Xay một quả cà chua với một thìa cà phê dầu ô liu. Làm ấm hỗn hợp, bôi lên da đầu và để càng lâu càng tốt. Bạn có thể cho lô hội vào hỗn hợp để tăng thêm hiệu quả.
- Nước hương thảo. Gội đầu hàng ngày bằng nước hương thảo. Bạn có thể mua dầu gội hương thảo hoặc tự làm nước hương thảo tại nhà.
- Quế auriculata. Quế auriculata, tên khoa học Cassia auriculata hay Senna auriculata hay Tanner cassia được sử dụng như thành phần chính trong các loại sản phẩm thảo dược dành cho tóc vì loại thảo mộc này giúp kích thích mọc tóc bằng việc tăng lưu thông máu trên da đầu, nhờ đó có thể ngăn rụng tóc. Quế auriculata có đặc tính kháng khuẩn và điều trị các rối loạn về da đầu, cho mái tóc dày và đen bóng cùng hương thơm dễ chịu.
- Hoa dâm bụt. Hoa dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis) được sử dụng để kích thích mọc tóc. Loại hoa này đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn rụng tóc và tóc bạc sớm, đồng thời điều trị các rối loạn về da đầu.
- Henna. Còn được biết đến với tên gọi Mehandi, Henna đã được các đức vua và nữ hoàng sử dụng từ hàng thập kỷ trước để nhuộm tóc, gội, dưỡng và làm tóc bóng mượt. Henna làm mềm da đầu, giảm tóc rụng và giúp tóc trông dày hơn.
- Lá cà ri. Lá cà ri không những làm tăng hương vị cho món ăn mà còn mang lại hiệu quả tuyệt vời cho mái tóc. Với những dưỡng chất cần thiết, liệu pháp thiên nhiên này làm trẻ hóa mái tóc bằng việc củng cố nang tóc. Lá cà ri đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, giúp thúc đẩy mọc tóc mới.
- Cỏ Vetiver. Loại thảo mộc này giúp tăng cường hệ tuần hoàn và nuôi dưỡng thân tóc.
- Cánh hoa hồng. Cánh hoa hồng đặc biệt hiệu quả trong việc làm dịu, nuôi dưỡng và loại bỏ tình trạng da đầu bong vảy. Nó cũng có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, giảm tóc rụng và làm dày tóc.
- Hạt nim. Từ hàng nghìn năm nay, hạt nim đã được sử dụng trong quá trình trị liệu tóc rụng và giúp mọc tóc. Lượng axit béo dồi dào trong hạt nim giúp mái tóc được khỏe mạnh.
-
Thúc
đẩy
tóc
mọc
bằng
các
loại
thuốc
bán
sẵn.
Các
loại
thuốc
bán
sẵn
không
được
chứng
minh
có
thể
đẩy
nhanh
quá
trình
mọc
tóc
nhưng
vẫn
hiệu
quả
trong
một
số
trường
hợp
nhất
định.
- Biotin cũng có thể có tác dụng. Biotin là một vitamin nhóm B hòa tan trong nước. Loại vitamin này được cho có tác dụng thúc đẩy mọc tóc và móng, đồng thời trị mụn, làm lành da và giúp tóc khỏe. Kiểm tra nhãn trên bao bì sản phẩm để biết liệu lượng sử dụng được khuyến nghị.
- MSM có thể mang lại hiệu quả. MSM là viết tắt của methylsulfonylmethane. Đây là một hợp chất tự nhiên của lưu huỳnh có trong một số loài thực vật và được biết đến với công dụng tạo collagen và làm lành các mô. Với tóc, hợp chất này có tác dụng làm chậm quá trình rụng tóc, đẩy nhanh quá trình mọc tóc, làm tóc dày và bóng hơn.
Lời khuyên[sửa]
- Mát xa da đầu trước khi ngủ
- Cẩn thận khi tóc ướt vì tóc ướt rất dễ bị hư tổn.
- Hạn chế tối đa việc sấy tóc.
- Cắt tóc không làm tóc mọc nhanh hơn nhưng bạn sẽ nhận thấy tóc mọc nhiều hơn khi không còn tóc chẻ ngọn.
- Nếu tóc bạn thường xuyên bị khô, hãy đi khám bác sĩ để xem ngoài việc bị mất cân băng hormone, liệu bạn có mắc các bệnh về tuyến giáp hay không. Tình trạng suy giáp cũng có thể là nguyên nhân gây khô da, tóc và tăng cân.
- Dùng dầu ô liu, dầu cọ hoặc dầu xả thoa lên đuôi tóc một đến ba lần một tuần để tránh tóc bị chẻ ngọn.
- Chỉ ủ tóc một tuần một lần. Tóc có thể bị hư tổn nếu bạn ủ quá nhiều, nhưng ngược lại, ủ quá ít sẽ không mang lại tác dụng gì.
- Uống nhiều nước
- Đảm bảo ngủ đủ giấc
- Dùng lược răng thưa để chải tóc
Cảnh báo[sửa]
- Steroid có thể gây rụng tóc. Steroid sản sinh ra các hormone là nguyên nhân gây hói đầu.
- Không sử dụng các sản phẩm cho tóc có chứa hóa chất (như các sản phẩm dầu gội và dầu xả chứa paraben, sulfat và cồn); thay vào đó, hãy luôn sử dụng thảo mộc.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://ods.od.nih.gov/factsheets/Zinc-HealthProfessional/
- ↑ http://www.healthaliciousness.com/articles/zinc.php
- ↑ http://books.google.com/books?hl=en&lr=&id=9-1jWuN4PBsC&oi=fnd&pg=PA105&dq=styling+techniques+damage+hair&ots=xPoXLMVHe_&sig=rgwuhV0fLKDEWa3oFq-dq_oLaSc#v=onepage&q=styling%20techniques%20damage%20hair&f=false
- ↑ http://www.webmd.boots.com/skin-problems-and-treatments/hair-loss/hair-loss-myth-buster
- ↑ 5,0 5,1 http://www.ahlc.org/female-hair-loss/
- ↑ http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/hair-loss/drug-induced-hair-loss?page=2
- ↑ http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/hair-loss/hair-loss-treatments
- ↑ http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/hair-loss/hair-loss-treatments-men