Giúp quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Đôi khi, nhất là đối với những bà mẹ sinh con lần đầu, quá trình chuyển dạ có thể diễn ra lâu hơn dự tính. Việc này được gọi là chuyển dạ sớm (hay chuyển dạ tiệm thời), là khi sự chuyển dạ này khiến quá trình sinh nở bị trì hoãn. Các bác sĩ chưa tìm ra cơ chế hoạt động đầy đủ của sự chuyển dạ sớm, nhưng quá trình này có những dấu hiệu đến từ thai nhi khi bắt đầu. Có nhiều việc bạn có thể làm để giúp cơ thể chuyển từ giai đoạn chuyển dạ sớm sang giai đoạn chuyển dạ tích cực, từ những việc làm tự nhiên như đi bộ cho tới những can thiệp về y tế như giục sinh (kích đẻ) hoặc làm vỡ ối. Tuy nhiên, bạn không nên cố gắng tự kích đẻ, và nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc người đỡ đẻ cho bạn trước khi thử làm “bất kì điều gì” để đẩy nhanh quá trình chuyển dạ.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ[sửa]

  1. Giữ gìn sức khỏe trong khi mang bầu. Giữ cho cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh nhất trước khi chuyển dạ có thể giảm nguy cơ gặp phải tình trạng chuyển dạ kéo dài. Chuẩn bị cho cơ thể trước những gì sắp diễn ra có thể giúp bạn chuyển dạ dễ dàng và nhanh hơn khi tới lúc sinh nở. Đi bộ hoặc bơi thường xuyên, kết hợp với vài động tác chuyên biệt nữa.[1]
    • Bài tập Kegel, sự co thắt nhẹ ở các cơ vùng chậu, có thể giúp cơ thể bạn trong giai đoạn rặn đẻ, và cũng làm giảm nguy cơ bị trĩ trong những tuần sau sinh nở. Bạn có thể thực hành bài tập này ở bất kì đâu. Chỉ cần thắt các cơ quanh âm đạo lại như lúc nín tiểu và giữ như vậy trong 4 giây, sau đó thả ra. Lặp lại 10 lần. Làm từ 3 tới 4 lượt, khoảng 3 lần trong một ngày là lí tưởng nhất.[2]
    • Bài tập pelvic tilt, hay còn gọi là tư thế “chú mèo giận dữ”, có thể tăng sức mạnh cho cơ bụng và làm giảm hiện tượng đau lưng khi mang thai. Chống đầu gối và hai bàn tay xuống đất, giữ thẳng cánh tay nhưng không giữ cứng khuỷu tay. Gồng cơ bụng khi hít vào và đẩy mông xuống sao cho mông nằm thấp hơn lưng. Thả lỏng lưng khi thở ra và lặp lại với tốc độ tùy thích. Thực hiện động tác theo nhịp thở.[2]
    • Động tác squat giúp khung chậu của bạn mở rộng, việc đó rất quan trọng khi chuyển dạ. Đứng với một chiếc ghế đối mặt với lưng bạn, dùng ghế làm bệ đỡ, gồng cơ bụng, nâng ngực lên và thả lỏng vai. Hạ thấp xương cụt xuống sàn nhà, như thể bạn sắp ngồi xuống ghế và rồi lại đứng lên.[2]
  2. Kiểm soát cân nặng trong khi mang thai. Đảm bảo cơ thể khỏe mạnh trước khi sinh là việc quan trọng để có một cuộc chuyển dạ êm đẹp Dinh dưỡng cũng quan trọng như tập thể dục vậy. Mỗi cơ thể phụ nữ một khác, vì thế, không có một hướng dẫn nào chung cho việc bạn nên tăng bao nhiêu cân.[3]
    • Quan niệm ăn cho hai người là không đúng, vì lượng calo bạn nạp vào không hề tăng gấp đôi. Tuy nhiên, bạn nên tăng thêm lượng calo mà bạn tiêu thụ trong suốt quá trình mang thai.
    • Nhìn chung, một phụ nữ có chỉ số BMI trong khoảng 18,5 tới 25,9 nên tăng từ 11 kg tới 15 kg trong suốt thai kì. Một phụ nữ có chỉ số BMI lớn hơn chỉ nên tăng từ 6 kg tới 11 kg. Hãy trao đổi về số cân nặng bạn cần phải tăng lên với bác sĩ để nắm được lượng calo cần nạp thêm để đạt được mục tiêu đó.[3] Nếu bạn mang song thai hoặc đa thai, có thể bạn sẽ cần phải tăng nhiều cân hơn; hãy trao đổi điều này với bác sĩ.
  3. Tuân thủ tháp dinh dưỡng khi mang bầu. Đảm bảo ăn thật nhiều hoa quả và rau tươi. Tập trung vào ngũ cốc nguyên hạt, ví dụ như yến mạch, bánh mì và mì nguyên cám, gạo lứt và lúa mạch. Kết hợp thêm sữa sẽ bổ sung thêm nhiều kali và canxi cho bạn và thai nhi.[4]
    • Cẩn thận với chất béo. Hãy dùng các chất béo có lợi cho tim trong quả bơ, các loại hạt và dầu ô liu.[5]
    • Trái cây và rau chứa nhiều vitamin C, vitamin A, sắt và folate đặc biệt tốt cho phụ nữ có thai. Hãy thử ăn táo, cam, đậu xanh, rau chân vịt, khoai lang, dứa, xoài và bí vàng (squash).
    • Kẽm là chất đặc biệt quan trọng trong thai kì vì nó đóng vai trò lớn trong sự phát triển tế bào. Gà, gà tây, thịt muối, tôm, các sản phẩm bơ sữa, đậu và bơ lạc đều là những nguồn chứa kẽm dồi dào.[6] Cá cũng là nguồn cung cấp đạm tuyệt vời, nhưng bạn nên tránh những loại cá có chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá thu, cá kình, cá mập.[4]
  4. Nghỉ ngơi giữa các cơn co thắt tử cung. Khi các cơn co thắt bắt đầu, hãy bình tĩnh để có thể thư giãn giữa các cơn co. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm sức lực cho giai đoạn rặn đẻ.
    • Sẽ liên tục có những khoảng nghỉ giữa những cơn co thắt tử cung trong suốt quá trình chuyển dạ. Hãy tận dụng những khoảng nghỉ đó, đặc biệt là trong quá trình chuyển dạ sớm - lúc những cơn co thắt vẫn còn nhẹ nhàng.[7]
    • Nếu có thể, hãy ngủ giữa những cơn co thắt tử cung. Luyện tập hít thở sâu và những kĩ thuật thư giãn khác. Luôn mang sẵn sách để đọc hoặc đồ để ngắm để có thứ gây xao lãng và giúp bạn thư giãn khi chuyển dạ.[7]

Thử các phương pháp tự nhiên[sửa]

  1. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc người đỡ đẻ cho bạn trước. Dù những hoạt động như quan hệ tình dục hoặc dùng thảo dược bổ sung nghe có vẻ vô hại, vẫn có những trường hợp chúng không tốt đối với bạn và thai nhi. Trước khi thử bất kì một phương pháp tự nhiên nào để thúc đẩy sự chuyển dạ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc người đỡ đẻ. Họ sẽ giúp bạn quyết định xem những phương pháp đó có an toàn và hiệu quả với bạn không.
    • Nếu bạn có thắc mắc hoặc cảm thấy không yên tâm về việc thai kì kéo dài quá lâu, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc người đỡ đẻ. Những chuyên gia đó đã quen với những mối lo ngại và thắc mắc của thai phụ và rất sẵn lòng trao đổi với bạn.
  2. Thử đi bộ. Đi bộ là một trong những hoạt động phổ biến nhất để thúc đẩy và khởi động quá trình chuyển dạ. Trọng lực là lí do chính khiến việc đi bộ có hiệu quả. Thai nhi sẽ được kéo xuống khung xương chậu của bạn và việc đó sẽ khiến cổ tử cung nhanh mở hơn. Nhịp điệu khi đi bộ sẽ đẩy đầu của thai nhi thúc xuống cổ tử cung, kích thích sự giải phóng oxytoxin. Loại hooc-môn này sẽ kích thích quá trình chuyển dạ.[8]
    • Đi bộ có thể giúp bạn tăng cường cơ bắp và cải thiện sức khỏe khiến quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn và đỡ đau hơn.[8]
    • Đi bộ chậm rãi và nhẹ nhàng là lí tưởng. Đừng đi quá xa hoặc ép bản thân quá sức trong giai đoạn cuối của sự chuyển dạ. Đi bộ nhẹ nhàng quanh khu nhà có lẽ cũng đủ rồi.[8]
  3. Quan hệ tình dục nếu được. Việc quan hệ tình dục có thể khá khó khăn trong giai đoạn cuối của thai kì, nhất là khi sự chuyển dạ đã bắt đầu. Tuy nhiên, một số hooc-môn nhất định được giải phóng qua hoạt động tình dục có thể đẩy nhanh quá trình chuyển dạ, dù có rất ít chứng cớ để củng cố điều này.[9] Do một số biến chứng có thể khiến việc kích thích ngực hoặc quan hệ tình dục trở nên không an toàn đối với thai nhi, bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc người đỡ đẻ trước khi thử phương pháp này.
    • Sự thâm nhập có thể kích thích cơ thể bạn sản sinh ra prostaglandin, một loại hooc-môn giúp làm giãn cổ tử cung, chuẩn bị cho việc sinh nở. Kích thích ngực và núm vú hoặc sự cực khoái cũng có thể kích thích sự sản sinh oxytoxin để khởi động quá trình chuyển dạ.[9]
    • Hãy nhớ, quan hệ tình dục chỉ an toàn khi bạn chưa bị vỡ ối. Khi ối đã vỡ, quan hệ tình dục có thể dẫn tới viêm nhiễm, gây biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.[8]
  4. Cử động trong khi chuyển dạ. Thông thường, nếu quá trình chuyển dạ sớm diễn ra quá lâu, việc đi bộ, cử động hoặc thậm chí là thay đổi tư thế nằm cũng có thể thúc đẩy việc chuyển dạ.
    • Di chuyển là cách tuyệt vời để giúp bạn đối phó với cơn đau chuyển dạ. Đi bộ, thay đổi tư thế nằm và đứng lên sẽ giúp cơ thể bạn thư giãn, thoải mái và giúp bạn tiết kiệm sức lực cho việc rặn đẻ sau đó.[10]
    • Sự cử động cũng khiến thai nhi thúc xuống khung xương chậu và cuối cùng đẩy thai nhi qua âm đạo.[10]
  5. Tắm nước ấm. Nếu bạn sinh con tại nhà hoặc chưa tới bệnh viện, tắm nước ấm sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào cho thấy việc tắm nước ấm sẽ rút ngắn quá trình chuyển dạ.[9]
    • Đảm bảo rằng phần nước ngập hết bụng và ngực bạn, vì như thế, bạn sẽ cảm thấy đỡ đau nhất.[11]
    • Quá trình chuyển dạ đối với nhiều phụ nữ sẽ đỡ đau hơn khi họ ở dưới nước, và cảm giác êm dịu khi ở trong bồn tắm sẽ giúp phụ nữ thư giãn và nghỉ ngơi giữa các cơn co thắt tử cung.[11]
    • Nước cũng giúp bạn dễ cử động và thay đổi tư thế hơn. Như đã nói ở trên, cử động trong khi chuyển dạ sẽ giúp quá trình đó diễn ra nhanh hơn.[11]
  6. Ăn uống trong khi chuyển dạ. Các cơ quanh tử cung của bạn cần nhiều nước và chất dinh dưỡng để có thể chuyển dạ thành công. Ăn uống hợp lí trong những tuần trước khi sinh và trong giai đoạn sớm có thể giúp sự chuyển dạ diễn ra nhanh hơn.
    • Nhiều bác sĩ không khuyến khích việc ăn trong khi chuyển dạ do nguy cơ thức ăn còn tồn đọng trong hệ tiêu hóa khi cần gây mê khẩn cấp. Hãy hỏi bác sĩ về việc này trước, và nếu bạn không được phép ăn, hãy ăn nhẹ trước khi tới bệnh viện.[12]
    • Bạn cũng có thể nhận thấy rằng một bữa ăn lỏng, bao gồm súp ấm hoặc thạch là rất có ích. Hầu hết các bệnh viện sẽ cho phép thai phụ đang chuyển dạ tiêu thụ các chất lỏng.
    • Sự chuyển dạ sẽ ngắn hơn khi bạn ăn nhẹ trong suốt quá trình đó. Phụ nữ được phép ăn trong lúc chuyển dạ sẽ tiết kiệm được từ 45 tới 90 phút so với những người không ăn. Chuyển dạ là quá trình khó khăn và cần năng lượng từ đồ ăn và đồ uống, nhất là trong giai đoạn rặn đẻ cuối cùng.[12]
    • Hãy dùng những món ăn nhẹ nhưng có thể làm no bụng, như bánh mì với mứt, mì ống không sốt, sốt táo và thạch. Đối với chất lỏng, hãy dùng canh, nước lọc và đá viên. Những món ăn đó rất dễ tiêu hóa và không làm tăng cảm giác buồn nôn hoặc khó chịu trong bụng.[12]
  7. Tránh “các phương pháp truyền miệng”. Một số phương pháp kích đẻ “tự nhiên” được lan truyền trên mạng, nhưng chúng chưa được công trình nghiên cứu nào chứng thực, và một số phương pháp còn có thể có hại nữa. Tốt nhất là nên tránh những phương pháp đó và trao đổi với bác sĩ hoặc người đỡ đẻ về nhưng phương pháp giục sinh an toàn và hiệu quả.[9]
    • Dầu thầu dầu. Dầu thầu dầu là phương pháp được khuyến nghị cổ xưa nhất khi cần kích đẻ tự nhiên, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy nó có hiệu quả, và nó còn có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Hiệp hội các bác sĩ gia đình Hoa Kì không khuyến khích bạn sử dụng dầu thầu dầu để đẩy nhanh sự chuyển dạ.[9]
    • Thảo dược bổ sung. Thông thường, chúng bao gồm dầu hoa anh thảo, cây thiên ma đen hoặc xanh, lá mâm xôi đỏ và quả táo gai đen. Không có bằng chứng nào cho thấy tính hiệu quả của chúng, và những phương pháp thảo dược có thể làm ảnh hưởng tới tình trạng bệnh lí hoặc các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.[9]
    • Châm cứu. Châm cứu không được coi là phương pháp hiệu quả để kích thích chuyển dạ.[9]

Can thiệp y tế[sửa]

  1. Bấm ối Người đỡ đẻ hoặc bác sĩ có thể sẽ đề nghị bấm vỡ túi ối của bạn nếu quá trình chuyển dạ diễn ra quá chậm. Không nên bấm vỡ ối trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ, vì điều đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu mọi thứ đều chậm lại trong quá trình chuyển dạ tích cực, việc bấm ối lại có thể khiến quá trình đó diễn ra nhanh hơn.[13]
    • Bạn sẽ phải dịch mông xuống đuôi giường. Bác sĩ sẽ đeo găng tay để khám cho bạn. Nếu cần, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ y tế để chọc vỡ mang ối bao bọc thai nhi tới khi nước ối chảy ra hết.[13]
    • Việc này không đau nhưng có thể hơi khó chịu. Các cơn co tử cung sẽ diễn ra dồn dập hơn và mạnh hơn sau khi nước ối đã vỡ.[13]
  2. Hãy hỏi bác sĩ về việc truyền hooc-môn. Truyền hooc-môn có thể đẩy nhanh các cơn co tử cung và khiến chúng có hiệu quả hơn. Việc này sẽ giúp bạn tiến tới giai đoạn chuyển dạ tích cực.
    • Pitocin, một dạng nhân tạo của loại hooc-môn được giải phóng trong quá trình chuyển dạ sẽ được sử dụng để truyền cho bạn.[13]
    • Thai nhi phải được theo dõi sát sao trong suốt quá trình này vì pitocin có thể gây ra những cơn co thắt tử cung dữ dội khiến thai nhi gặp nguy hiểm.[13]
    • Gây tê màng cứng có thể được tiến hành trước khi truyền hooc-môn. Bạn có thể cần được giảm đau do quá trình chuyển dạ diễn ra dồn dập, dù có nhiều phụ nữ có thể sinh nở tự nhiên mà chỉ cần dùng pitocin.[13]
  3. Làm mềm cổ tử cung. Cổ tử cung có thể mở rộng theo một trong hai cách. Việc này sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển dạ và làm tăng tốc độ co thắt tử cung.
    • Các hooc-môn tổng hợp để kích thích mở cổ tử cung có thể dùng qua đường uống hoặc đặt trong âm đạo.[14]
    • Cố tử cung có thể được mở thủ công bằng cách dùng ống thông y tế có hình bong bóng, đó là lí do khiến phương pháp này còn được gọi là “phương pháp bong bóng.”[14]
    • Cũng như các phương pháp can thiệp y tế khác, nhịp tim và các dấu hiệu quan trọng khác của thai nhi phải được theo dõi cẩn thận hơn để đảm bảo không có biến chứng xảy ra.[14]
  4. Dùng thuốc giục sinh. Thuốc giục sinh thường được dùng khi bác sĩ chỉ định. Dù phương pháp theo dõi vẫn được các bác sĩ thích dùng hơn, họ vẫn có thể muốn dùng thuốc giục sinh vì một trong những lí do dưới đây. Bác sĩ sẽ trao đổi các lí do với bạn để giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt nhất.
    • Nếu bạn đã quá ngày dự sinh hai tuần, bác sĩ có thể lo lắng về việc thai nhi sẽ trở nên lớn hơn. Khi đó, việc sinh nở sẽ khó khăn và nguy cơ biến chứng cũng tăng cao. Nguy cơ trẻ tử vong ngay sau khi sinh cũng tăng gấp đôi khi bạn đã quá ngày dự sinh hai tuần.[15]
    • Nếu bạn bị vỡ ối mà không thấy các cơn co thắt tử cung xuất hiện, bác sĩ có thể sẽ dùng tới phương pháp kích đẻ để giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng cho bạn và thai nhi.[15]
    • Các tình trạng bệnh lí của bạn, ví dụ như huyết áp cao hoặc tiểu đường, có thể khiến bạn và thai nhi gặp vấn đề về sức khỏe. Có thể bác sĩ sẽ đề nghị kích đẻ cho bạn.[15]
    • Bất kì loại nhiễm trùng nào cũng là lí do để dùng tới phương pháp giục sinh.[15]
    • Trong một số trường hợp hiếm, nhau thai không bong ra khỏi thành tử cung. Việc này có thể gây biến chứng, và nếu nó xảy ra, bác sĩ có thể sẽ dùng phương pháp giục sinh.[15]
    • Phương pháp giục sinh tự chọn không nên được thực hiện trước khi thai đươc 39 tuần tuổi vì có thể gây biến chứng cho thai nhi.

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy thảo luận các vấn đề về chuyển dạ với bác sĩ và làm theo chỉ định.

Cảnh báo[sửa]

  • Nhiều tình trạng bệnh lí và biến chứng thai nghén có thể khiến việc sinh nở “tự nhiên” trở nên nguy hiểm với bạn và thai nhi. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ hoặc người đỡ đẻ trước khi thử “bất kì” một phương pháp nào tại nhà.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-and-exercise/art-20046896
  2. 2,0 2,1 2,2 http://www.babycenter.com/0_four-exercises-to-ease-aches-and-help-with-labor_1332762.bc
  3. 3,0 3,1 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-weight-gain/art-20044360
  4. 4,0 4,1 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20046955
  5. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20046955?pg=2
  6. http://www.medicalnewstoday.com/articles/246404.php
  7. 7,0 7,1 http://www.askdrsears.com/topics/pregnancy-childbirth/ninth-month/16-ways-help-labor-progress
  8. 8,0 8,1 8,2 8,3 http://www.pregnancy-info.net/labor_inducing_labor1.html
  9. 9,0 9,1 9,2 9,3 9,4 9,5 9,6 http://www.aafp.org/afp/2003/0515/p2123.html
  10. 10,0 10,1 http://www.lamazeinternational.org/p/cm/ld/fid=83
  11. 11,0 11,1 11,2 http://onlinelibrary.wiley.com/store/10.1111/jmwh.12188/asset/jmwh12188.pdf;jsessionid=603ECE15D2C6EA5E1DFA64283F5945FF.f01t03?v=1&t=ibva129k&s=9bff5788e82a4d480953cb8303ff525b5a497f1a&systemMessage=Wiley+Online+Library+will+be+disrupted+on+11th+July+2015+at+10%3A00-16%3A00+BST+%2F+05%3A00-11%3A00+EDT+%2F+17%3A00-23%3A00++SGT++for+essential+maintenance.++Apologies+for+the+inconvenience
  12. 12,0 12,1 12,2 http://www.medicalnewstoday.com/articles/265206.php
  13. 13,0 13,1 13,2 13,3 13,4 13,5 http://americanpregnancy.org/labor-and-birth/inducing-labor/
  14. 14,0 14,1 14,2 http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/labor-induction/basics/what-you-can-expect/prc-20019032
  15. 15,0 15,1 15,2 15,3 15,4 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/inducing-labor/art-20047557?pg=1
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này