Giết bọ ve

Từ VLOS
(đổi hướng từ Giết bọ Ve)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sở dĩ ve là loài côn trùng nguy hiểm vì chúng mang mầm bệnh. Nếu bạn bị ve cắn thì phải giết nó theo cách để không làm nát cơ thể ve, tránh làm vung vãi vi khuẩn và cũng là để biết mình mắc bệnh gì nếu sau đó phát bệnh. Ngoài ra bạn cần cố gắng kiểm soát những con ve đang sống tự do trong sân để không cho chúng bò vào quần áo hay thú nuôi.

Các bước[sửa]

Cách giết Ve khi bị cắn[sửa]

  1. Gỡ ve ra khỏi cơ thể. Nếu con ve đang bám chặt trên người hay trên thú nuôi trong nhà thì trước tiên bạn phải tách nó ra. Dùng chiếc nhíp có đầu nhọn gắp vào phần đầu con ve, sau đó từ từ kéo thẳng ra.[1][2]
    • Nhíp có đầu gắp rộng có thể làm nát ve và khiến mầm bệnh phát tán ra ngoài.
    • Không bao giờ sử dụng tay trần. Nếu cần phải đụng vào con ve thì bạn nên đeo găng tay, loại dùng một lần rồi bỏ.[3]
  2. Dùng băng keo quấn chặt con ve. Phủ lên toàn bộ con ve bằng lớp băng keo trong, nó sẽ tự chết và không thể bỏ chạy.[1] Đây là cách tốt nhất để giết ve mà không làm nát cơ thể nó.[2] Bên cạnh đó bác sĩ cũng dễ dàng phân biệt loại ve nếu sau đó bạn có biểu hiện triệu chứng bệnh.
    • Hoặc bạn có thể dùng chiếc túi kín bằng nhựa trong, như loại túi miết đầu có kích thước nhỏ. Bạn nhớ kiểm tra xem túi có bị thủng không trước khi dùng.
  3. Giết ve bằng cồn sát trùng. Nếu bạn không có băng keo thì hãy bỏ con ve vào hộp chứa đầy cồn.[1] Phải một lúc sau con ve mới chết nên bạn nhớ theo dõi hoặc dùng lớp ni lông phủ lên trên hộp để ngăn nó chạy thoát.
    • Nước không thể giết chết ve, do đó nếu không có cồn thì bạn dùng thuốc tẩy hay giấm.
  4. Rửa sạch tay và vết cắn. Vệ sinh chỗ ve cắn bằng cồn sát trùng hay dung dịch iốt nếu có sẵn, nếu không thì bạn dùng nước xà phòng.[1] Rửa sạch là cách giảm khả năng nhiễm trùng tại vết cắn.
  5. Giữ lại con ve. Dán con ve đã chết hay còn sống lên trên tấm giấy cứng, sau đó bạn ghi chú lên giấy ngày tháng bắt được ve và từ đâu nó xuất hiện. Để con ve cách xa thú nuôi và trẻ nhỏ.
  6. Để ý các triệu chứng. Một số loại ve có thể phát tán mầm bệnh, đặc biệt là ve chân đen. Mang bệnh nhân cùng con ve tới bác sĩ nếu các triệu chứng dưới đây xuất hiện trong vòng ba tháng:[4]
    • Sốt hay ớn lạnh
    • Đau đầu, nhức mỏi cơ, hay đau khớp
    • Phát ban, đặc biệt là ban mắt bò với vết đỏ rộng
    • Hạch bạch huyết sưng, thường sưng ở nách hay háng.

Cách giết Ve trên Thú nuôi hay Quần áo[sửa]

  1. Chọn thuốc giết ve. Người ta bán nhiều loại hóa chất hay thảo mộc dùng để diệt ve trên thú cưng, tuy nhiên nhiều trong số đó có thể gây nguy hiểm cho thú nuôi nhỏ hay đối với trẻ em có thói quen chơi đùa với vật nuôi. Bạn nên nói chuyện trước với bác sĩ thú y nếu được.
    • Sử dụng cách trị ve áp dụng riêng với giống thú nuôi (như chó hoặc mèo).
    • Nếu trẻ nhỏ và thú nuôi cùng sống trong nhà thì bạn nên tìm loại thuốc uống.
    • Không bao giờ dùng thuốc có chứa thành phần phốt pho hữu cơ. Bạn phải kiểm tra để chắc chắn thành phần thuốc không chứa những chất sau: amitraz, fenoxycarb, permethrin, propoxur, và tetrachlorvinphos (TCVP).[5]
  2. Sấy khô quần áo trước tiên. Sức nóng của không khí sấy khô sẽ diệt hết ve gần như hoàn toàn, nhưng nếu hơi ẩm thì không thể. Sau khi đi qua nơi nào có ve bạn cần cho quần áo vào máy sấy, sau đó giặt sạch và sấy khô lại.[6]
  3. Phun chất permethrin lên quần áo. Đây là hóa chất diệt ve hiệu quả hơn thuốc diệt côn trùng, và cũng an toàn hơn đối với sức khỏe con người. [7] Trước khi đi ra ngoài bạn nên phun thuốc vào bên trong cổ tay áo và ống quần.
    • Không bao giờ phun thuốc permethrin trúng mèo. Chúng sẽ bị bệnh và thậm chí chết sau khi hít phải thuốc.[8]
    • Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước nếu đang mang thai, đang cho con bú hay bị dị ứng với cỏ phấn hương.[9]
    • Kem bôi da Permethrin thường không được sử dụng để diệt ve.

Tiêu diệt Ve[sửa]

  1. Vệ sinh sân. Ve thích sống ở nơi ẩm thấp có bóng râm, do đó bạn cần quét sạch lá cây và vệ sinh những nơi ẩn náu trong bóng râm. Cắt cỏ ngắn.
    • Các loài gặm nhấm và nai có thể là nguồn phát tán ve, vì vậy bạn phải đậy kín thùng rác và thức ăn thừa khi để ngoài đường để chúng không lảng vảng ở đó. Hoặc bạn dựng hàng rào để chúng không thể tới gần.
  2. Đắp bờ rào quanh mép rừng. Nếu sân nhà bạn nằm gần rừng thì nên đắp bờ rào rộng khoảng 1 mét bằng sỏi, để ngăn cây rừng không mọc lan vào sân và không tạo cơ hội cho ve xâm nhập.[10]
  3. Phát tán giun tròn. Loại giun tròn nhỏ xíu này là ký sinh vật của ve, chúng được bán trực tuyến và có nhiều loại khác nhau. Trong đó loại giun dùng để diệt ve hoàn toàn vô hại với con người và thú nuôi. Bạn trộn giun vào nước và rải quanh sân, sau đó giữ ẩm ướt cho sân trong bảy ngày tiếp theo để giun phát triển.[11]
    • Tìm mua ký sinh vật Steinernema carpocapsae hay Heterorhabditis bacteriophora nếu trong nhà có ve chân đen. Ngoài ra bạn phải hỏi bác sĩ thú y để biết cần mua loại ký sinh vật nào cho các loại ve khác.
  4. Sử dụng thuốc diệt côn trùng một cách thận trọng. Nhiều loại thuốc diệt côn trùng rất nguy hiểm với thú nuôi, trẻ nhỏ hay động vật hoang dã xung quanh. Nếu chọn phương pháp này thì bạn nên thuê một chuyên viên phun thuốc để họ tới nhà phun một hoặc hai lần trong năm. Trước khi phun thuốc bạn phải yêu cầu họ cung cấp kế hoạch đảm bảo an toàn và dựng biển báo xung quanh khu nhà.[10]
    • Thuốc permethrin là loại thuốc diệt ve phổ biến, nhưng nó có thể giết cả mèo và cá.
  5. Bổ sung gà sao vào trang trại. Gà sao là loài săn lùng và ăn ve, nhưng ve chân đen khá nhỏ nên chúng vẫn có thể trốn thoát, dù vậy chắc chắn số lượng sẽ giảm đi nhiều. Bạn nên lưu ý vì gà sao là loài vật rất ồn ào.[12]
  6. Chờ mua rôbốt diệt ve. Vào tháng ba năm 2015, một công ty ở tiểu bang Delaware đã quyên góp tiền để tiến hành thử nghiệm bước tiếp theo trong quá trình chế tạo loại rôbốt tàn sát ve. Ve sẽ bị máy đánh lừa để uống phải thuốc diệt côn trùng, và giết chết chúng một cách an toàn hơn rất nhiều so với việc phun thuốc. Tuy nhiên mọi người, thậm chí cả các công ty diệt côn trùng cũng còn phải chờ ít lâu để mua được rôbốt diệt ve, nhưng một ngày nào đó bạn sẽ trang bị được Kẻ hủy diệt này trong sân nhà.[13][14]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu không có điều kiện gặp bác sĩ thì bạn nên cho con ve vào túi và mang tới công ty chuyên nhận diện ve. Họ sẽ cho bạn biết nó có mang mầm bệnh hay không, nhưng cho dù là có thì cũng chưa chắc bạn đã lây bệnh. Tuy nhiên bạn cũng có thể tự mình phân biệt ve để xác định xem chúng có khả năng mang bệnh gì.

Cảnh báo[sửa]

  • Luôn luôn rửa sạch tay bằng xà phòng sau khi đụng vào ve. Ve có thể mang vi trùng lây bệnh trong chất dịch tiết ra trên cơ thể nhưng bạn không thấy được. Có khả năng bạn sẽ không bị lây bệnh trừ khi da trầy xước, nhưng thà cẩn thận còn hơn phải hối tiếc sau này.
  • Không dùng các cách giết ve không an toàn khi bạn đang bị chúng cắn, vì khả năng nhiễm trùng rất cao. Ví dụ như làm ngạt thở ve bằng thuốc đánh bóng móng tay hay đốt nó bằng que diêm.
  • Không được bóp nát con ve. Ve có phần lưng rất cứng nên không dễ gì bóp nát mà không dùng tới loại nhíp đủ cứng. Mà quan trọng hơn là khi bóp nát con ve, vi khuẩn mang bệnh có thể lây lan ra xung quanh.


Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây