Kiểm tra hạch bạch huyết

Từ VLOS
(đổi hướng từ Kiểm tra Hạch bạch huyết)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hệ bạch huyết bao gồm các tuyến nhỏ hình tròn (hay còn gọi là hạch) được hình thành từ các mô bạch huyết. Các hạch bạch huyết có vai trò rất quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể, chúng có đặc điểm là sẽ sưng lên khi bị nhiễm trùng, hoặc cũng có thể do một nguyên nhân khác. Nếu thấy hạch bạch huyết sưng lên, bạn nên đi khám bác sĩ. Vì vậy nếu có thể tự mình kiểm tra các hạch này thì bạn sẽ phát hiện sớm được các căn bệnh.

Các bước[sửa]

Kiểm tra hạch bạch huyết[sửa]

  1. Nắm được vị trí các hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết chủ yếu tập trung ở cổ, xung quanh xương đòn, và ở vùng háng chân.
    • Hạch bạch huyết thường tập trung theo nhóm và có kích thước khoảng bằng hạt đậu.
    • Ở vùng háng chân người ta còn gọi các hạch này là hạch bẹn.
  2. Khép sát ba ngón tay giữa. Sau đó ép nhẹ mặt trong của ba ngón này lên bề mặt da, trên toàn bộ diện tích nơi các hạch thường tập trung.
  3. Ép ba ngón tay lên cẳng tay. Như vậy bạn sẽ cảm nhận được cảm giác của vùng cơ thể bình thường không sưng.
  4. Đặt ba ngón tay vào nách và trượt xuống dưới vài centimet. Tại đây các hạch bạch huyết thường nằm ở phía dưới của nách, gần khung xương sườn.
  5. Ấn nhẹ tay. Bạn có cảm thấy có gì đó không bình thường như khi ấn vào vùng cẳng tay? Bình thường bạn sẽ cảm nhận được khung xương sườn, cơ và lớp mỡ dưới da. Nếu bạn cảm thấy có một khối mềm thì có thể đó là hạch bị sưng.
    • Hãy lập lại động tác này dưới vùng nách bên kia bằng tay đối diện.
    • Các hạch khi sưng thường có kích cỡ bằng hạt đậu.[1]
  6. Kiểm tra các hạch ở vùng cổ và xương đòn. Tiếp tục sử dụng ba ngón tay giữa để ép nhẹ phía sau tai, kéo xuống dưới cổ bên dưới đường xương hàm, lập lại như vậy với tai bên kia bằng tay đối diện. Nếu bạn cảm thấy có một khối mềm thì có thể đó là hạch bị sưng. Ngoài ra có thể bạn cảm thấy đầy ở cổ họng và khó khăn khi nuốt.
  7. Chuyển xuống vùng nếp nhăn nơi gặp nhau giữa đùi và khung xương chậu. Khi ấn ba ngón tay vào vùng này bạn thường sẽ cảm nhận được phần cơ, xương và lớp mỡ bên dưới. Nếu thấy có khối u thì đó có thể là một hạch bị sưng.

Khi nào nên đi khám bệnh[sửa]

  1. Chú ý các hạch bị sưng. Đôi khi hạch bạch huyết sưng do dị ứng, nhưng nếu vì lý do này thì nó sẽ hết sưng sau vài ngày. Nếu các hạch vẫn tiếp tục bị sưng trong thời gian dài thì bạn cần phải đi khám bệnh để biết nguyên nhân.[1]
  2. Tìm các triệu chứng khác. Các hạch bạch huyết bị sưng có thể là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang phản ứng để kháng lại một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Do đó bạn hãy lập tức đi khám bệnh nếu thấy có hạch bị sưng kết hợp với bất kỳ các triệu chứng nào sau đây:[1]
    • Giảm cân không rõ lý do
    • Đổ mồ hôi vào ban đêm
    • Sốt kéo dài
    • Gặp khó khăn khi thở hay nuốt
  3. Chẩn đoán bệnh. Khi tới phòng khám, bác sĩ thường sẽ yêu cầu xét nghiệm để xác định các căn bệnh phổ biến có thể gây ra sưng hạch, để từ đó vạch ra phác đồ điều trị phù hợp. Các căn bệnh phổ biến dưới đây thường có liên quan tới hiện tượng sưng hạch bạch huyết:
    • Nhiễm trùng do virus hay vi khuẩn.
    • Các căn bệnh có liên quan tới hệ miễn dịch như bệnh lupus hay viêm khớp.[2]
    • Các loại bệnh ung thư.

Lời khuyên[sửa]

  • Hạch bạch huyết có thể bị kích ứng nếu bạn hay sờ vào chúng, vì vậy đừng sờ quá nhiều để tránh bị sưng.
  • Hiện tượng hạch bạch huyết bị sưng là khá phổ biến, song thông thường chúng sẽ hết sưng sau vài ngày.
  • Hạch bạch huyết thường bị sưng nhưng không có nghĩa đó là dấu hiệu của bệnh. Nếu cảm thấy không khỏe và có hạch bị sưng, đồng thời có những triệu chứng không phải của bệnh cảm hay cúm thông thường, bạn hãy đi khám bệnh.

Cảnh báo[sửa]

  • Hãy nhờ bác sĩ tư vấn nếu bạn có hạch bị sưng kéo dài hơn một tuần, hoặc có các triệu chứng như sốt hay ớn lạnh.
  • Hãy nhờ bác sĩ tư vấn nếu bạn cảm thấy có vùng u cứng, đặc biệt là xung quanh vú hay ngực.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây