Tránh tình trạng bụng kêu òng ọc trong lớp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đang giữa giờ làm bài kiểm tra, bỗng nhiên bụng của bạn cao hứng trình diễn một bản hợp xướng. Nếu bạn thường ngượng ngùng vì bụng kêu òng ọc trong lớp thì bài viết này là dành cho bạn.

Các bước[sửa]

Áp dụng chế độ ăn lành mạnh[sửa]

  1. Biết rằng đó là điều bình thường. Bụng kêu òng ọc là do hệ tiêu hóa đang làm công việc của nó: nhào trộn thức ăn, chất lỏng, dịch vị và đẩy xuống đường ruột. Những âm thanh này phát ra khi thành dạ dày-ruột co bóp để đẩy mọi thứ qua đường ruột. Ngay cả khi bạn ăn uống lành mạnh, tiếng kêu trong bụng đôi khi vẫn xảy ra, và điều này chẳng có gì phải xấu hổ.[1]
  2. Cố gắng đừng ăn quá no trước khi vào lớp. Nếu bạn ăn quá nhiều, hệ tiêu hóa sẽ buộc phải làm việc quá sức. Khi điều này xảy ra, bụng sẽ kêu thường xuyên hơn vì có nhiều thức ăn phải đẩy qua đường ruột hơn.
  3. Tránh để bụng rỗng. Khi dạ dày trống rỗng trong khoảng 2 giờ, tiếng kêu trong bụng sẽ phát ra lớn hơn. Đó là do trong dạ dày không có thứ gì giúp hấp thụ hoặc ngăn chặn âm thanh. Nếu bạn không ăn trong nhiều giờ đồng hồ, cơ thể sẽ tiết ra hormone báo hiệu cho não biết là đã đến giờ dọn dẹp mọi thứ trong dạ dày để dành chỗ cho thức ăn sắp nạp vào.[1]
    • Luôn đem theo đồ ăn vặt bên mình.
    • Liên tục uống chất lỏng như nước, nước quả, trà, v.v…
  4. Hạn chế thức ăn khó tiêu. Một số loại tinh bột (carb) có tính kháng tiêu hóa. Tuy nhiên bạn không nên kiêng tinh bột hoàn toàn, vì tinh bột cung cấp năng lượng và đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của hệ tiêu hóa. Bạn chỉ cần ăn chừng mực để tốt cho dạ dày mà vẫn giúp giảm tiếng kêu òng ọc trong bụng.[1]
    • Tinh bột kháng tiêu hóa: khoai tây hoặc mì ống đã nguội lạnh sau khi nấu, bánh mì bột chua và hoa quả xanh
    • Chất xơ không tan: bột mì nguyên hạt, cám lúa mì, bắp cải, xà lách, ớt chuông
    • Đường: táo, lê và bông cải xanh
  5. Nhận biết dấu hiệu bụng đói. Đừng quên rằng tình trạng bụng ”đánh trống” diễn ra cả khi bạn vừa ăn xong và khi đã lâu chưa ăn. Để tránh ăn quá nhiều và bụng kêu ầm lên, bạn cần biết khi nào mình thực sự đói. Học cách phân chia thời gian trong chế độ ăn thường ngày là cách tốt nhất để tuân thủ đúng và tránh ăn uống tùy tiện.
  6. Ăn chậm và nhai kỹ. Những người nuốt nhiều không khí thường bị sôi bụng nhiều hơn những người khác. Nếu ăn quá nhanh hoặc nói chuyện nhiều khi ăn, bạn thường nuốt nhiều không khí vào bụng. Nên ăn chậm hơn để tránh tình trạng này.[1]
Ảnh: WikiHow

Tránh đầy hơi[sửa]

  1. Uống thuốc giảm đầy hơi. Hơi tích tụ trong ruột có thể gây ra tiếng kêu trong dạ dày. Có một cách đơn giản để tránh tình trạng này là uống thuốc giảm đầy hơi không kê toa. Bạn không cần phải uống thuốc sau mỗi lần ăn, nhưng cố gắng đừng quên uống thuốc trước khi ăn các thực phẩm có thể gây đầy hơi.
  2. Tránh thức ăn gây đầy hơi. Một số thực phẩm được xếp vào loại sinh hơi vì sự phức tạp trong quá trình phân hủy. Việc tránh các thức ăn này sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng bụng “đánh trống”.
    • Phô mai
    • Sữa
    • A-ti-sô
    • Bông cải xanh
    • Các loại đậu
    • Thức ăn nhanh
    • Nước ngọt
  3. Đi dạo. Bạn nên đi dạo sau khi ăn. Quãng đường đi dạo không cần quá 1 km. Việc đi dạo sẽ hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và giúp ruột chuyển động tốt.[2]

Xử trí các rối loạn[sửa]

  1. Tập luyện đều đặn. Lối sống ít vận động có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày, từ đó bụng thường phát ra âm thanh lớn. Hơn nữa, việc không tập luyện cũng tác động tiêu cực đến cân nặng và sức chịu đựng của cơ thể đối với một số thực phẩm gây đầy hơi và tiếng kêu trong bụng.[3]
  2. Nhận biết nếu bạn bị rối loạn lo âu. Nếu bạn liên tục hồi hộp hoặc lo lắng, bộ não sẽ gửi tín hiệu đến dạ dày. Các tín hiệu này gây nên âm thanh lớn. Nếu bạn thấy bụng kêu òng ọc cả ngày dù đã thay đổi chế độ ăn và cách sinh hoạt, có thể bạn mắc chứng rối loạn lo âu và cần phải được bác sĩ điều trị.[4]
  3. Nhận biết các dấu hiệu không dung nạp thực phẩm. Một số loại thực phẩm có thể gây phản ứng dị ứng làm rối loạn dạ dày và phát ra tiếng kêu. Nếu bạn nhận thấy dạ dày khó chịu sau khi ăn cùng một loại thực phẩm – hãy tránh thức ăn đó. Trường hợp không dung nạp thực phẩm phổ biến nhất là không dung nạp lactose. Đây là trường hợp các sản phẩm sữa gây kích ứng mạnh trong dạ dày.
  4. Lưu ý hiện tượng khó tiêu nghiêm trọng (dyspepsia). Đau bụng trên, ợ nhiều, buồn nôn, cảm giác no sau khi ăn một lượng thức ăn nhỏ và chướng bụng là các triệu chứng của tình trạng khó tiêu nghiêm trọng. Nếu liên tục có các biểu hiện trên, bạn cần tìm sự trợ giúp y tế. Chứng khó tiêu không đe dọa tính mạng nhưng cần phải điều trị.[5]

Lời khuyên[sửa]

  • Ngủ 6-7 tiếng mỗi ngày có thể giúp bạn tránh các vấn đề về tiêu hóa.
  • Uống nước đều trong cả ngày. Tránh uống ừng ực quá nhiều nước cùng một lúc, nếu không, bụng của bạn sẽ phát ra tiếng kêu.
  • Ăn ít đi và giới hạn lượng thức ăn khi đang đói. Nguyên tắc này chỉ áp dụng sau bữa sáng (bạn vẫn có thể ăn no vào buổi sáng, sau đó hãy hạn chế ăn các thứ khác). Tránh thức ăn "rác" và đảm bảo ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]