Giống lúa mới trồng được ở nước mặn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Loại ‘lúa biển’ mới có thể trồng được trong nước mặn, tạo ra cuộc cách mạng nông nghiệp và nuôi sống hơn 200 triệu người.

Giống lúa mới này được phát triển bởi ông Viên Long Bình, người được mệnh danh là Cha tổ của lúa gạo Trung Quốc, tại Trung tâm Phát triển Lúa gạo Thanh Đảo, thuộc thành phố Thanh Đảo, khu bờ biển phía đông Trung Quốc.

Trung Quốc vừa tạo ra thành công giống lúa mới trồng được trong nước mặn ở gần biển. Ảnh minh họa.

Vào những năm 1970, ông Viên là một trong những nhà khoa học đầu tiên bắt đầu phát triển các giống lúa lai. Có tầm nhìn xa vượt thời đại rằng một ngày dân số Trung Quốc sẽ bùng nổ, nhóm nghiên cứu của ông đã tạo ra nhiều giống lúa mọc nhanh hơn và cho ra sản lượng nhiều hơn, cũng như sức chống chọi cao hơn trước thiên tai và thiên địch.

Ngày nay, hai mươi phần trăm lượng lúa gạo được sản xuất trên khắp thế giới đều là những loài lúa được ông Viên cùng nhóm của mình tiên phong sáng tạo ra từ hàng chục năm trước.

“Trước đây, nếu người nông dân siêng năng trồng lúa và đạt được sản lượng cao nhất, thì họ chỉ thu hoạch được 1.500 kg trên mỗi hecta. Sản lượng này không đem lại lợi nhuận, và thậm chí nó cũng không đáng để bỏ công ra. Nhưng với giống lúa chịu mặn mới này, mọi chuyện sẽ khác,” ông Viên cho biết.

Giống lúa mới này được phát triển qua nhiều năm lựa chọn tính trạng, lai tạo và phân tích di truyền. Trong mùa hè năm ngoái, các nhà nghiên cứu đã hoàn thành thử nghiệm đầu tiên cho giống lúa này tạo các cánh đồng ngập mặn ở gần vùng biển Hoàng Hải, nơi biên giới của Trung Quốc với Triều Tiên.

Kết quả thử nghiệm rất thành công và công ty phân phối lúa giống cho biết họ đã bán được 6 tấn. Giá thành hiện nay của giống lúa này khá đắt, cao hơn gấp 8 lần so với những giống lúa thông thường. Tuy nhiên, trong tương lai giá cả sẽ được giảm thấp do sự thương mại hóa.

Giống lúa này không chỉ sinh trưởng tốt trong môi trường nước mặn, mà tự bản thân nó cũng chống chọi tốt với các loài thiên địch bởi vì nồng độ muối cao hơn các loài lúa thường, từ đó tỷ lệ sử dụng thuốc trừ sâu sẽ được giảm đi rất nhiều.

Phần lớn diện tích đất canh tác của Trung Quốc bị bỏ hoang vì đất và nguồn nước không thể sử dụng được, hoặc do quá mặn hoặc do quá kiềm. Trước đây Trung Quốc cũng tạo ra được nhiều giống lúa chịu mặn nhưng cho ra năng suất khá thấp, khoảng 1,125 tấn đến 2,25 tấn trên mỗi hecta. Giống lúa mới này có thể đạt được năng suất từ 6,5 tấn đến 9,3 tấn trên một hecta.

Nếu tính trên tổng thể diện tích đất canh tác, năng suất gạo sau thu hoạch sẽ đạt 55 triệu tấn, đủ để nuôi 200 triệu người. Tất cả những điều này đều rất tuyệt vời, và tuyệt vời hơn cả là chúng không chỉ là giống lúa thử nghiệm, mà đã được đưa vào khai thác và sản xuất.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

  • Khám phá, Quang Niên (IFL Science)
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này