Globalization and Its Discontents

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Toàn cầu hóa và những mặt trái của nó
Bìa sách
Tên nguyên tác Globalization and Its Discontents
Năm xuất bản 2002
Tác giả Joseph Stiglitz
Nhà xuất bản W.W. Norton & Company
ISBN-10 0393051242
ISBN-13 978-0393051247
Ngôn ngữ Tiếng Anh
Số trang 282

Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO)[1] có thể coi là một nhiệm vụ tất yếu của mỗi quốc gia trong tiến trình hội nhập với thế giới. Ai cũng hiểu rằng được kết nạp vào tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này mới chỉ là bước đầu và cũng là thời điểm bước vào những "cuộc chơi" lớn và khó khăn hơn. Cơ hội và thách thức đều ở phía trước; thành công hay thất bại không chỉ phụ thuộc vào những nhà hoạch định chính sách, những doanh nhân của quốc gia mà còn phụ thuộc vào mỗi tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của quốc gia mà Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Có lẽ không ít người đã đọc và nghe nhiều về Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund-IMF)[2], Ngân hàng thế giới (World Bank) [3] và những chương trình trợ giúp đối với những nước nghèo, những nước đang phát triển trong đó có vẻ như chính sách của các tổ chức này hoàn toàn mang tính nhân đạo để giúp những người nghèo.

Tại sao những chính sách, những chương trình của họ lại vấp phải sự phản đối của người dân không chỉ ở những nước giàu mà cả ở những nước được viện trợ? Chúng ta, những người chưa được học hay không nghiên cứu về kinh tế học nói chung và kinh tế quốc tế nói riêng chắc sẽ có nhiều câu hỏi!

Theo IMF, toàn cầu hóa (globalization) là sự tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên toàn thế giới thông qua tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ, tăng chuyển dịch một cách tự do vốn và kỹ thuật công nghệ giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Để đơn giản hơn, ta có thể hiểu toàn cầu hóa là sự kết hợp của các quá trình khác nhau bao gồm:

(1)Trong công nghiệp: Gia tăng về số lượng và quy mô của các tập đoàn xuyên quốc gia.

(2)Về tài chính: Hình thành thị trường tài chính toàn cầu và sự mở rộng ra ngoài lãnh thổ của thị trường tài chính quốc gia để hợp tác và cũng như vậy, xuất hiện những "con nợ" cấp quốc gia và vùng lãnh thổ...

(3)Về thông tin: Tăng lưu lượng thông tin giữa các các vùng, các khu vực trên thế giới (kể cả những vùng "xa xôi hẻo lánh" - theo yếu tố địa lý).

(4)Toàn cầu hóa về chính trị: Bao gồm sự mở rộng ảnh hưởng của các đường lối chính trị vượt ra ngoài những quan hệ "láng giềng", "thân thiết"...

(5)Về văn hóa: Tăng cường trao đổi văn hóa, các nền văn hóa sẽ có sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau.

Theo quan điểm kinh tế, toàn cầu hóa là quá trình làm cân bằng giá cả, lượng sản phẩm của các nền kinh tế, tiền lương, lãi suất và lợi nhuận trên thế giới; nó phụ thuộc vào sự chuyển dịch lực lượng lao động giữa các quốc gia, thương mại quốc tế và chuyển dịch dòng vốn và tương tác giữa các thị trường tài chính.

Như vậy, mỗi người sẽ chủ động hoặc không chủ động tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa và chịu ảnh hưởng của nó trên tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.

Với vai trò là yếu tố gây ảnh hưởng đồng thời cũng là hệ quả từ sự chuyển dịch tổng hợp của nhiều khía cạnh trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội thế giới, toàn cầu hóa vẫn chịu những ảnh hưởng của các tổ chức kinh tế-chính trị toàn cầu như IMF, WB, WTO...

Những tổ chức này có vai trò và sức mạnh ra sao? Những chính sách của nó có ảnh hưởng như thế nào? Ai là người ảnh hưởng đến những chương trình, kế hoạch và quyết sách của chúng? Có phải chúng luôn luôn vì mục tiêu xây dựng một thế giới bình đẳng trên mọi phương diện hay không?... Cuốn sách Globalization and Its Discontents là nơi bạn có thể bắt đầu tìm câu trả lời. Joseph Stiglitz, từng là giáo sư kinh tế, thành viên Hội đồng cố vấn các vấn đề kinh tế cho tổng thống Bill Clinton, chuyên gia kinh tế và phó chủ tịch Ngân hàng thế giới, giải Nobel kinh tế năm 2001 - tác giả của cuốn sách này, đã đưa ra những nhận xét, những "chỉ trích", phân tích qua những ví dụ cũng như bài học cụ thể từ các chương trình phát triển tại Kenya, Ethiopia; khủng hoảng tài chính tại Châu Á (1997), hối phục kinh tế sau khủng hoảng tài chính tại Hàn Quốc ...trên cương vị của một người làm nghiên cứu, một nhà hoạch định chính sách và (có vẻ như quan trọng hơn) một công dân có trách nhiệm vì một thế giới bình đẳng thực sự.

Ông đã từng bốn lần đến Viêt Nam vào các năm 2000 (theo chương trình của Ngân hàng thế giới); các năm 2001, 2002 với chương trình phát triển của liên hiệp quốc (UNDP) và gần đây nhất, năm 2004, cùng với Tiến sỹ Robin Burgess (cựu giảng viên kinh tế học ĐH Luân Đôn, nghiên cứu viên cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Anh). Ông có cuộc trao đổi với các nhà hoạch định chính sách của chính phủ nước ta, những chuyên gia kinh tế, các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam về các vấn đề chính sách thương mại, tăng cường phát triển kinh tế tư nhân và hệ thống ngân hàng.

"Globlization and Its Discontents" có thể giúp bạn tìm hiểu về toàn cầu hóa cũng như về nhà kinh tế nổi tiếng này.

Bạn có thể mượn sách từ Nguyễn Bá Tiếp

Liên kết đến đây