Hạ gục đối phương bằng một đòn duy nhất

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có những tình huống như trong các trận đấu quyền anh, MMA và tự vệ mà mục tiêu của người trong cuộc là phải hạ gục đối thủ nhanh nhất có thể. Trong tình huống đó, có lẽ đây là cách nhanh nhất để kết thúc trận đấu. Nói chung, hành động hạ gục đối phương là khi bạn khiến đầu của họ quật sang một bên, não bộ đập vào một phía của hộp sọ và dẫn đến bất tỉnh.[1] Cho dù vì mục đích tự vệ hay để chiến thắng trong trận đấu, dưới đây là một số phương pháp đã được thử nghiệm để hạ gục đối thủ bằng một đòn duy nhất.

Các bước[sửa]

Đấm vào hàm[sửa]

  1. Bước chân trái lên trước. Nếu bạn định đánh bằng tay phải thì chân trái phải nằm trước chân phải. Giữ đầu gối hơi cong và chân trái lùi về sau. Cảm giác như người có thể bật nhẹ ở tư thế này.
  2. Tập xoay người tại eo. Thu khuỷu tay phải sát vào người với bàn tay nắm lại cứ như chuẩn bị đấm. Cơ thể bạn phải hướng về bên phải. Sau đó bạn tập xoay thân trên để đối mặt với đối thủ. Cách này sẽ giúp cú đấm của bạn uy lực hơn.
  3. Căng cứng cơ thể. Ngay trước khi tung cú đấm bạn phải gồng người. Nhớ duy trì hơi thở. Đây là cách để tập trung cơ thể và siết chặt các cơ, tạo ra lực mạnh hơn. Gồng cứng người cũng giúp duy trì sự bình tĩnh và có lợi trong trường hợp đối thủ phản đòn.
  4. Nhắm vào xương hàm hoặc điểm giữa cằm. Đấm vào hàm hoặc cằm đối thủ sẽ dễ hạ gục họ hơn.[1] Nếu đấm vào hàm bạn có thể chọn một trong hai cách:
    • Đấm móc. Đó là khi bạn nhắm nắm đấm vào hàm và móc từ dưới lên, giảm thiểu chuyển động theo phương ngang. Đầu của đối phương sẽ bị đấm ngửa lên trên.
    • Đấm sượt cạnh. Đó là khi bạn đấm vào cạnh xương hàm theo phương ngang. Đầu của đối phương sẽ bị đấm giật sang một bên và hạ gục họ.
  5. Sử dụng hông tạo ra lực đấm, không chỉ bằng cánh tay. Nên nhớ bạn cần sử dụng hông để sinh ra nhiều lực hơn bằng cách xoay hông trong khi bạn tiến vào đối phương. Các cầu thủ bóng chày cũng dùng chiến thuật này để sinh ra nhiều lực hơn khi họ vung chày.
  6. Nhớ rướn cánh tay theo cú đấm. Mục tiêu của bạn là đấm vào hàm đối phương từ dưới lên hoặc từ bên hông. Nếu thực hiện cú đấm sượt cạnh thì quỹ đạo chuyển động phải hơi cong. Bạn phải định hướng chuyển động của cú đấm theo đường cong hơn thay vì đường thẳng.

Đấm vào thái dương[sửa]

  1. Vào tư thế. Để đấm bằng tay phải bạn phải bước chân trái lên trước và chân phải để sau. Hơi cong đầu gối.
  2. Cố gắng thả lỏng cơ thể. Khi lấy đà bạn phải đảm bảo cơ thể được thả lỏng. Cách này giúp bạn lấy đà tốt hơn và lực đấm mạnh hơn.
  3. Nhắm vào thái dương. Thái dương là khu vực nằm trên mặt bên của gương mặt, giữa đường chân tóc và lông mày, ngang tầm mắt. Nếu vị trí thái dương được nhắm chính xác, cú đấm sẽ khiến não rung mạnh và đập vào vách sọ, khiến đối phương gục ngã.[1]
  4. Siết bàn tay thành nắm đấm và vung cánh tay. Đôi khi sử dụng lòng bàn tay để đánh sẽ dễ hơn, nhưng trong trường hợp này sử dụng nắm đấm chính xác hơn. Nhắm vào một bên của khuôn mặt và đấm từ bên hông, cú đấm sẽ khó có lực mạnh nếu bạn chỉ dùng lòng bàn tay.
  5. Sử dụng hông tạo ra lực đấm, không chỉ bằng cánh tay. Tăng lực đấm bằng cách xoay hông trong khi bạn tiến vào đối phương. Nếu bạn muốn động tác vung tay có lực hơn thì phải dùng cả hông và cánh tay.

Đá hạ gục đối phương[sửa]

  1. Đứng ở tư thế chắc chắn. Hai bàn chân mở rộng ngang vai và đặt chắc chắn trên mặt đất.
  2. Bảo vệ mặt. Gập và giữ cứng khuỷu tay. Sau đó bạn đưa hai nắm đấm lên để bảo vệ khuôn mặt.
  3. Giơ chân phải lên. Vung chân phải lên trên và nhắm vào khu vực ngay bên dưới xương hàm trên mặt đối phương.
  4. Đầu đối phương sẽ bị giật ra sau và ngã xuống vì mất thăng bằng. Cẩn thận vì cú đá có thể khiến họ bất tỉnh.

Đâm tay vào cổ họng[sửa]

  1. Lưu ý là đâm tay vào cổ họng có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng. Phương pháp này gây tổn hại nặng cho khí quản đối thủ. Bạn chỉ sử dụng nó trong tình huống nguy cấp giữa sự sống và cái chết.
  2. Vào tư thế. Sử dụng ngón trỏ và ngón giữa để "đâm" vào họng đối thủ. Cách đặt ngón tay là làm giống như bạn đang dùng hai ngón của cùng bàn tay tạo ra biểu tượng hòa bình. Sau đó ép sát hai ngón tay sao cho chúng chạm vào nhau. Cuối cùng gồng cứng hai ngón tay để chuẩn bị đâm.
  3. Nhắm ngón tay về phía cổ họng đối thủ. Cụ thể là chỗ trũng nằm giữa hai xương đòn, tại gốc cổ họng.
  4. Sử dụng ngón tay đâm vào cổ họng đối thủ. Thọc ngón tay vào cổ họng đối thủ. Động tác này khiến họng đối phương lõm vào và họ không thể thở.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn rơi vào tình huống không còn đường trốn chạy, cố gắng tung cú đấm bất ngờ khi đối phương ít đề phòng nhất.
  • Nhớ thực hiện cú đấm vào thái dương đúng cách vì nếu không bạn có thể lấy mạng họ!
  • Nếu phải tấn công trước thì bạn nhìn vào mắt họ và đấm khi họ nháy mắt. Một cái nháy mắt sẽ cho bạn cơ hội kết thúc trận đánh nhanh chóng.
  • Tìm hiểu về nguyên lý cơ học của cơ thể để tạo ra cú đấm hoặc đá uy lực hơn.
  • Một cú đấm mạnh vào động mạch quay trên cẳng tay có thể gây quá tải cho trung tâm điều khiển chuyển động trong não, khiến họ mất phương hướng hoặc bất tỉnh, tạo cơ hội cho bạn trốn thoát.
  • Nếu đối thủ bỏ đi, mặc kệ họ và thoát khỏi hiện trường ngay lập tức.
  • Đâm vào cổ họng rất nguy hiểm và đau, chỉ sử dụng nó trong tình huống giữa sự sống và cái chết. Chuẩn bị chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
  • Không thể phòng vệ cú đâm vào cổ họng mà không có dụng cụ bảo vệ. Bạn có thể tự bảo vệ nó vì chỗ trũng này không được bảo vệ bởi bất kì thứ gì ngoại trừ có lẽ là cằm bạn.
  • Cố gắng không giữ nắm đấm sát mặt trong tư thế phòng thủ, để đề phòng trường hợp ai đó đẩy hoặc đánh nắm đấm vào chính mặt bạn.
  • Nếu có thể tránh đón thì bạn hãy để đối phương tấn công trước. Chúng ta bị sơ hở nhiều nhất sau khi ra đòn xong. Đây cũng là cách để bạn viện cớ mình đang tự vệ.
  • Khi đấm vào thái dương, bạn nên cẩn thận vì cú đấm có thể khiến não bộ bị tổn thương nặng và giết chết họ. Chỉ sử dụng đủ lực cần thiết.

Cảnh báo[sửa]

  • Động lượng của cú đấm dựa trên nguyên tắc vật lý đơn giản. Đó là mối liên hệ giữa khối lượng và tốc độ. Nếu bạn thiếu khối lượng thì phải bù bằng tốc độ. Dĩ nhiên có cả hai thì càng tốt.
  • Chỉ tấn công nếu bạn không có lựa chọn nào khác.
  • Chỉ áp dụng phương pháp thứ ba nếu bạn không có đủ sức mạnh làm bất kì việc gì khác. Đâm tay vào cổ không cần nhiều sức mạnh cơ thể.
  • Nên nhớ bạn sẽ phải đối mặt với hậu quả của việc tấn công, bất kể tấn công theo cách nào.
  • Chỉ sử dụng cách này nếu bạn không còn đường thoát.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]