Hạ men gan

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể vì nhiều lý do khác nhau. Gan là cơ quan nội tạng lớn chất và là một trong số ít các cơ quan có khả năng phục hồi hạn chế.[1] Cơ quan này có nhiều chức năng quan trọng, từ chức năng loại bỏ độc tố đến chức năng hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, gan sẽ bị căng thẳng và một triệu chứng thường gặp nhất khi gan hoạt động quá mức đó là men gan cao. Mặc dù vậy, bạn không cần lo lắng vì chỉ với một số thay đổi nhỏ trong chế độ ăn, nồng độ men gan sẽ trở về mức cân bằng.

Các bước[sửa]

Nhận biết Bệnh về Gan[sửa]

  1. Hiểu được vai trò của gan trong cơ thể.[2] Gan hỗ trợ cả chức năng của các tuyến và chức năng của các hệ cơ quan. Nó bảo vệ cơ thể bằng cách giải độc nội tiết tố, giải độc do thuốc và thanh lọc bất kỳ phân tử sinh học nào không được sản sinh trong cơ thể người. Mặt khác, gan tổng hợp cholesterol và protein mà ngược lại có thể dẫn đến đông máu và viêm. Ngoài ra, gan có khả năng lưu trữ vitamin, khoáng chất và đường, đồng thời loại bỏ vi khuẩn.
    • Gan tham gia vào nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể nên có thể bị thương tổn do hoạt động quá mức.
    • Việc đưa nồng độ men gan về mức bình thường là vô cùng quan trọng để đảm bảo tất cả các quá trình trong cơ thể được diễn ra bình thường.
  2. Trang bị kiến thức về các bệnh có thể gây hại cho gan. Một phần vì thực hiện nhiều chức năng thiết yếu nên gan sẽ dễ mắc bệnh. Có nhiều bệnh khiến men gan tăng cao như:[3]
    • Bệnh Gan Nhiễm mỡ Không phải Do Rượu bia (NASH hay NAFLD): các chất béo như triglyceride và cholesterol tích tụ trong gan.
    • Viêm gan do vi-rút: Viêm gan A, B, C, D và E do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên, tất cả các bệnh viêm gan đều khiến gan bị thương tổn.
    • Các bệnh nhiễm trùng khác có thể gây hại cho gan bao gồm bệnh bạch cầu đơn nhân, bệnh nhiễm trùng do Adenovirus và Cytomegalovirus. Vết cắn và kí sinh trùng cũng có thể gây các bệnh có hại như sốt phát ban Rocky Mountain hay bệnh Toxoplasmosis.
    • Bệnh ung thư thường do nhiễm vi-rút trước đó và xơ gan
    • Viêm gan do rượu bia
    • Bệnh vàng da
    • Xơ gan hoặc sẹo gan giai đoạn cuối
  3. Nhận biết dấu hiệu bệnh gan. Vì gan tham gia vào nhiều quá trình khác nhau trong cơ thể nên sẽ không có triệu chứng riêng nào đối với bệnh gan. Tuy nhiên, mỗi rối loạn về gan đều có chung triệu chứng đặc biệt. Hãy đến gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe ngay nếu thấy các triệu chứng sau:[4]
    • Da vàng và mắt có màu hơi vàng
    • Đau bụng và sưng
    • Sưng chân và mắt cá chân
    • Da ngứa
    • Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc hơi đỏ
    • Phân nhạt màu hoặc có máu trong phân
    • Mệt mỏi kéo dài
    • Buồn nôn hoặc nôn mửa
    • Ăn mất ngon
    • Sụt cân
    • Khô miệng, khát nước
    • Dễ bị bầm tím
  4. Đến gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được chẩn đoán. Đến gặp bác sĩ để được khám sức khỏe, đồng thời cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh và mô tả triệu chứng. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu phân tích mẫu máu và xét nghiệm chức năng gan (Liver Function Test – LFT). Xét nghiệm chức năng gan sẽ xét nghiệm nồng độ các enzym và protein trong gan. Bác sĩ sẽ dùng thông tin này để hỗ trợ việc chẩn đoán. Một số xét nghiệm enzym gồm có:[5]
    • Xét nghiệm AST (Aspartate Aminotransferase): Nồng độ enzym AST được phân tích để xác định nguy cơ xơ gan cấp tính hoặc mãn tính.[6]
    • Xét nghiệm ALT (Alanine Aminotransferase): Nồng độ enzym ALT được dùng để phát hiện và theo dõi tiến trình phát triển của xơ gan và tổn thương gan.[7] Nồng độ ALT thường cao ở người nghiện rượu, viêm gan siêu vi và tiểu đường.
    • Tỉ lệ giữa nồng độ AST/ALT thường được dùng để xác định xem bệnh gan là do nhiễm trùng, viêm hay do sử dụng rượu bia.[7]
    • Xét nghiệm enzym ALP (Alkaline Phosphatase): Kết quả giúp chẩn đoán bệnh về xương, bệnh gan và rối loạn túi mật.[8]
    • Xét nghiệm enzym GGT (Gamma-glutamyl Transferase): Cùng với xét nghiệm enzym ALP, xét nghiệm GGT có thể dùng để phân biệt giữa bệnh gan và bệnh về xương. Ngoài ra, xét nghiệm GGT còn được dùng để xác định tiền sử sử dụng đồ uống chứa cồn; nồng độ enzym GGT sẽ tăng khoảng 75% ở người nghiện rượu mãn tính.[9]
    • Xét nghiệm enzym LD (Lactic Dehydrogenase): Xét nghiệm LD (hay LDH) được sử dụng cùng với kết quả các xét nghiệm chức năng gan khác để theo dõi quá trình điều trị bệnh gan và các rối loạn khác. Nồng độ LD thường cao ở người bị bệnh gan, thiếu máu, bệnh thận và nhiễm trùng.[10]
  5. Theo dõi men gan. Nếu có tiền sử mắc bệnh gan, bạn cần xét nghiệm gan mỗi tháng hoặc mỗi 6-8 tuần. Nhớ theo dõi kết quả xét nghiệm một cách thận trọng. Nồng độ men gan có xu hướng giảm trong 6-12 tháng là dấu hiệu cho thấy việc hỗ trợ chức năng gan đạt thành công. Ngoài ra, luôn cung cấp thông tin cho bác sĩ về bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào bạn đang sử dụng và sự thay đổi trong triệu chứng bệnh.

Điều chỉnh Chế độ ăn[sửa]

  1. Ăn nhiều rau lá xanh. Rau lá xanh có hàm lượng cao vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng. Các chất này rất quan trọng đối với chức năng gan, chúng giúp hạ nồng độ mỡ tích tụ trong gan.[11] Rau lá xanh bao gồm cải bó xôi (rau chân vịt), cải rổ, củ dền, củ cải và rau mù tạt, cải xoăn, rau thuộc họ Cải (bông cải trắng, bắp cải, bông cải xanh, cải Brussel), cải cầu vồng (cải Swiss), rau bồ công anh và các loại xà lách.
  2. Lựa chọn sản phẩm giàu chất chống oxi hóa. Củ dền không những giúp hạ men gan mà còn giàu các "flavonoid" có khả năng hoạt động như chất chống oxi hóa giúp hỗ trợ chức năng gan.[12][13] Quả bơ cũng rất có ích vì bơ giàu vitamin E – một chất chống oxi hóa tự nhiên và hiệu quả. Quả bơ và quả óc chó có chứa tiền chất của chất chống oxi hóa sơ cấp của cơ thể - glutathione.[14]
    • Quả óc chó còn là nguồn axit béo omega-3 dồi dào giúp giảm viêm gan.[15]
    • Các loại hạt khác, bao gồm hạt óc chó, hạt quả hạch, hạt hồ đào và hạt hạnh nhân còn chứa vitamin nhóm B và khoáng chất với lượng đáng kể.
  3. Bổ sung 35-50 g chất xơ mỗi ngày. Thực phẩm giàu chất xơ giúp ngăn cơ thể hấp thụ cholesterol. Bằng cách giảm lượng cholesterol mà gan phải xử lý, bạn có thể tăng cường sức khỏe gan và hạ men gan.[16] Chất xơ còn giúp tăng tiết dịch mật của gan, cải thiện khả năng tiêu hóa chất béo và ngăn ngừa bệnh về gan. Thực phẩm giàu chất xơ như:[17]
    • Yến mạch, ngô, lúa mì, cám gạo
    • Các loại đậu (đậu Lima, đậu đỏ Adzuki, đậu đen, đậu đỏ, đậu thận, đậu trắng, đậu Navy và đậu Pinto), đậu lăng (đỏ, nâu và vàng) và đậu Hà Lan
    • Các loại quả mọng (phúc bồn tử, việt quất, dâu tây, mâm xôi đen, quả Loganberry, quả lý gai, quả Boysenberry, quả Salmonberry)
    • Các loại ngũ cốc nguyên hạt (lúa mì, yến mạch, ngô, hắc mạch, hạt Teff, kiều mạch và gạo lứt)
    • Rau lá xanh (lá củ cải, rau mù tạt, cải rổ, lá củ dền, cải cầu vồng, cải xoăn và cải bó xôi)
    • Các loại hạt (hạnh nhân, quả hồ trăn, hạt điều, quả óc chó) và các loại hạt nhỏ (hạt vừng, hạt bí ngô, hạt lanh và hạt hướng dương)
    • Hoa quả (đặc biệt là quả có vỏ ăn được như lê, táo, mận, đào và mơ)
  4. Uống nước ép cam chanh giàu vitamin C. Vitamin C giúp hồi phục tế bào và chữa lành vết thương. Ăn hoặc uống nước ép từ cam, chanh, quýt, bưởi sẽ giúp hồi phục gan, đưa nồng độ men gan về mức khỏe mạnh. Ngoài ra, các loại quả này còn giúp giảm nguy cơ ung thư gan.[18] Vì vậy, hãy bổ sung cam, bưởi, chanh, quýt vào chế độ ăn và nên chọn sản phẩm tăng cường vitamin C.
  5. Tăng cường tiêu thụ các loại rau họ Cải. "Các loại rau họ Cải" nổi tiếng với khả năng cân bằng sản sinh enzym thanh lọc gan. Các "enzym giải độc pha II" này có khả năng trung hòa các chất gây ung thư ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, vitamin, khoáng chất, chất chống oxi hóa và chất xơ cũng có rất nhiều trong rau họ Cải:[19]
    • Bông cải xanh
    • Cải Brussel
    • Bông cải trắng
    • Củ cải
    • Cải ngựa
    • Cải củ Thụy Điển và cải củ
    • Rau Wasabi
    • Xà lách xoong
  6. Trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe về lượng protein nên bổ sung.[20] Protein thường là yếu tố quan trọng trong quá trình chữa lành thương tổn trong cơ thể nên bạn có thể tăng lượng protein dung nạp để giúp điều trị tình trạng gan mệt mỏi. Tuy nhiên, vì gan là cơ quan xử lý protein nên bổ sung quá nhiều protein sẽ khiến gan phải hoạt động quá mức. Điều này ngược lại sẽ khiến gan mệt mỏi hơn và làm tăng nồng độ men gan.
    • Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về lượng protein nên tiêu thụ. Họ sẽ vạch ra cho bạn một kế hoạch bổ sung protein cụ thể dựa theo nhu cầu của cơ thể. .
  7. Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Uống đủ nước giúp gan đẩy chất thải ra ngoài và giảm được khối lượng công việc cho gan.[21] Bạn nên uống 10 cốc nước, mỗi cốc 240 ml mỗi ngày. Đặc biệt nên uống nước vào những khoảng thời gian sau:[22]
    • Ngay khi vừa tỉnh dậy.
    • Trước và trong bữa ăn.
    • Trước và sau khi tham gia hoạt động thể chất.
    • Ngay trước khi đi ngủ.
  8. Tránh tiêu thụ thực phẩm có hại cho gan.[23] Thực phẩm lành mạnh có thể hỗ trợ chức năng gan, ngược lại, thực phẩm không lành mạnh sẽ gây tổn thương gan. Tiêu thụ quá nhiều mỡ, đường, muối hoặc dầu sẽ khiến gan phải hoạt động quá mức. Nếu nồng độ men gan cao, bạn nên cho gan có thời gian nghỉ ngơi và tránh tiêu thụ các thực phẩm sau để cân bằng men gan:
    • Thực phẩm nhiều mỡ như thịt cừu, thịt bò, da gà, thực phẩm làm từ mỡ trừu hoặc mỡ lợn, và dầu thực vật.[24]
    • Đồ mặn như hầu hết các loại thực phẩm chế biến, đồ ăn vặt như khoai tây chiên, bánh quy mặn và thực phẩm đóng hộp.
    • Đồ ngọt như bánh kem, bánh quy hoặc bánh Pie.
    • Đồ chiên
    • Hải sản sống hoặc chế biến tái (vì chúng chứa nhiều độc tố hại gan).
    • Nên tránh tiêu thụ đồ uống chứa cồn (mặc dù đây không phải là đồ ăn) càng nhiều càng tốt, đặc biệt là đối với người mắc bệnh gan.

Sử dụng Thảo dược và Thực phẩm Chức năng[sửa]

  1. Uống trà thảo mộc để cải thiện sức khỏe gan. Có nhiều loại thảo dược được dùng để hỗ trợ chức năng gan. Mặc dù chưa rõ cơ chế hoạt động của các thảo dược này nhưng chúng đã được dùng từ rất lâu và cho thấy độ an toàn sử dụng. Nói chung, hầu hết các thảo dược này đều được dùng dưới dạng trà nên liều dùng không rõ ràng. Vì vậy, bạn nên tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng phù hợp. Liều dùng được liệt kê dưới đây chỉ được dùng để tham khảo:
    • Kế sữa: Nghiên cứu cho rằng đây là thảo dược hữu hiệu nhất dành cho người mắc bệnh gan do sử dụng rượu bia, xơ gan và viêm gan.[25] Liều dùng từ 160-480 mg mỗi ngày.
    • Hoàng kỳ:[26] Liều dùng thông thường là 20-500 mg chiết xuất và uống 3-4 lần mỗi ngày.
    • Rễ bồ công anh: Giúp giảm cholesterol và giúp gan hoạt động tốt hơn. Uống 2-4 cốc trà rễ bồ công anh hoặc 2-4 g rễ mỗi ngày.[27]
    • Sản phẩm công thức kết hợp: Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm công thức kết hợp nhưng hầu hết đều chưa được thử nghiệm lâm sàng. Ví dụ như sản phẩm giải độc gan NOW’s Liver Detoxifier and Regenerator, Gaia Herbs Deep Liver Support và Oregon’s Wild Harvest Milk Thistle Dandelion.
    • Trà xanh: Giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhưng cũng có thể gây các vấn đề về gan ở một số người. Tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ để được đưa ra lời khuyên về việc sử dụng trà xanh. Nói chung, nghiên cứu cho thấy uống 2-4 cốc trà xanh mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan.[28]
  2. Chế biến đồ ăn với tỏi và nghệ. Các thảo mộc này không những làm tăng hương vị món ăn mà còn giúp cải thiện sức khỏe gan. Vì vậy, hãy dùng tỏi và nghệ khi chế biến món ăn và dùng ít nhất một trong hai thảo mộc này mỗi ngày.
    • Tỏi còn giúp ngăn ngừa ung thư gan và bệnh tim mạch, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.[29]
    • Nghệ có đặc tính kháng viêm giúp hỗ trợ gan bằng cách giảm tình trạng viêm gây viêm gan, gan nhiễm mỡ không do rượu bia, ung thư gan và xơ gan.[25]
  3. Uống thực phẩm chức năng có chất chống oxi hóa. Mặc dù có nhiều cách để bổ sung chất chống oxi hóa thông qua chế độ ăn nhưng thực phẩm chức năng sẽ giúp tăng lượng chất chống oxi hóa trong cơ thể nhiều hơn nữa. Alpha-Lipoic Acid (ALA) là chất chống oxi hóa được nghiên cứu ở người tiểu đường, người mắc bệnh tim mạch và bệnh gan. ALA giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường trong gan và ngăn ngừa bệnh gan do rượu bia. Liều thông thường nhất là 100 mg ALA, 3 lần mỗi ngày.[30][31] Bên cạnh đó, N-acetyl cysteine (NAC) hoạt động như tiền chất của glutathione, chất chống oxi hóa chính của cơ thể. Liều thông thường nhất để hỗ trợ gan là 200–250 mg, 2 lần mỗi ngày.
    • ALA có thể tương tác với thuốc chữa bệnh tiểu đường nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng phù hợp nhất.
    • Có rất ít trường hợp mà liều NAC quá cao gây tăng men gan.[32]

Lời khuyên[sửa]

  • Các xét nghiệm chức năng gan nên được tiến hành mỗi 6 tháng hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ cho đến khi men gan đạt mức chấp nhận được.

Cảnh báo[sửa]

  • Người có nồng độ men gan cao không nên uống thuốc thuộc nhóm thuốc Statin. Nên cung cấp thông tin về loại thuốc bạn đang sử dụng cho bác sĩ để đảm bảo không có loại thuốc nào nằm trong nhóm thuốc Statin.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Nhảy lên http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/liverdiseases.html
  2. Nhảy lên http://www.medicinenet.com/liver_anatomy_and_function/article.htm
  3. Nhảy lên http://www.medicinenet.com/liver_anatomy_and_function/page2.htm
  4. Nhảy lên http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/liver-problems/basics/symptoms/con-20025300
  5. Nhảy lên https://labtestsonline.org/understanding/analytes/liver-panel/tab/sample/
  6. Nhảy lên https://labtestsonline.org/understanding/analytes/ast/tab/test/
  7. Nhảy lên tới: 7,0 7,1 https://labtestsonline.org/understanding/analytes/alt/tab/glance
  8. Nhảy lên https://labtestsonline.org/understanding/analytes/alp/tab/test/
  9. Nhảy lên https://labtestsonline.org/understanding/analytes/ggt/tab/test/
  10. Nhảy lên https://labtestsonline.org/understanding/analytes/ldh/tab/test/
  11. Nhảy lên http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24192144
  12. Nhảy lên http://www.hindawi.com/journals/omcl/2012/165127/
  13. Nhảy lên Xiao J, Högger P., Metabolism of dietary flavonoids in liver microsomes. Curr Drug Metab. 2013 May;14(4):381-91.
  14. Nhảy lên http://www.sciencedaily.com/releases/2000/12/001219074822.htm
  15. Nhảy lên http://umm.edu/health/medical/altmed/supplement/omega3-fatty-acids
  16. Nhảy lên http://healthyeating.sfgate.com/foods-eat-good-liver-health-4150.html
  17. Nhảy lên http://www.todaysdietitian.com/newarchives/063008p28.shtml
  18. Nhảy lên http://www.sciencedaily.com/releases/2015/01/150119082958.htm
  19. Nhảy lên http://www.cancer.gov/about-cancer/causes-prevention/risk/diet/cruciferous-vegetables-fact-sheet
  20. Nhảy lên http://www.liversupport.com/influencing-liver-disease-with-diet/
  21. Nhảy lên http://www.dailymail.co.uk/health/article-116157/Love-liver.html
  22. Nhảy lên http://www.liversupport.com/for-your-livers-sake-the-best-times-to-drink-water/
  23. Nhảy lên http://www.liverfoundation.org/education/liverlowdown/ll0813/healthyfoods/
  24. Nhảy lên http://nutritiondata.self.com/foods-000015000000000000000-w.html
  25. Nhảy lên tới: 25,0 25,1 http://umm.edu/health/medical-reference-guide/complementary-and-alternative-medicine-guide/herb/turmeric
  26. Nhảy lên Zhang, B. Z., Ding, F., and Tan, L. W. [Clinical and experimental study on yi-gan-ning granule in treating chronic hepatitis B]. Zhongguo Zhong Xi Yi Jie He Za Zhi 1993;13(10):597-9, 580.
  27. Nhảy lên Sannia, A. [Phytotherapy with a mixture of dry extracts with hepato-protective effects containing artichoke leaves in the management of functional dyspepsia symptoms]. Minerva Gastroenterol Dietol. 2010;56(2):93-99.
  28. Nhảy lên http://www.medscape.com/viewarticle/578882
  29. Nhảy lên http://umm.edu/health/medical-reference-guide/complementary-and-alternative-medicine-guide/herb/garlic
  30. Nhảy lên Podymova S. D., Davletshina I. V. [Efficacy of using alpha-lipoic acid (berlition) in patients with nonalcoholic steatohepatitis]. Eksp Klin Gastroenterol 2008;(5):77-84.
  31. Nhảy lên Schimmelpfennig W, Renger F, Wack R, and et al. [Results of a prospective double-blind study with alpha-lipoic acid against placebo in alcoholic liver damage] (Ergebnisse einer prospektiven Doppelblindstudie mit Alpha-Liponsäure gegen Plazebo bei alkoholischen Leberschäden). Dtsch Gesundheitswes 1983;38(18):690-693.
  32. Nhảy lên Badawy, A. H., Abdel Aal, S. F., and Samour, S. A. Liver injury associated with N-acetylcysteine administration. J Egypt.Soc Parasitol. 1989;19(2):563-571.

Liên kết đến đây