Hạ sốt cho mèo

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đối với người cũng như mèo, sốt chưa hẳn là tình trạng xấu. Đây chỉ là phản ứng miễn dịch bình thường giúp cơ thể hồi phục bệnh tật bằng cách tiêu diệt vi khuẩn không chịu được nhiệt độ cao. Hơn nữa, sức nóng làm tăng lưu lượng máu đến các mô bị tổn thương để phục hồi bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sốt có thể gây nguy hiểm. Nếu mèo bị sốt, bạn có thể khắc phục để chúng phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng thuốc để tăng tốc độ hồi phục ở mèo .

Các bước[sửa]

Hạ sốt Tại nhà[sửa]

  1. Nhận biết triệu chứng sốt ở mèo. Nhiệt độ cơ thể của một con mèo khỏe mạnh dao động từ 38,1 độ C cho đến 39,4 độ C.[1] Nếu không thể đo chính xác nhiệt độ cơ thể của mèo, bạn có thể xác định những triệu chứng sốt sau đây:[2]
    • Chán ăn
    • Đờ đẫn
    • Thiếu hoạt động
    • Suy yếu
    • Rụng lông nhiều
    • Tránh tiếp xúc với những con mèo khác
    • Thở nhanh hoặc nông
    • Run rẩy
    • Ít chải chuốt lông
    • Trong nhiều trường hợp sốt có thể do bệnh tiềm ẩn gây nên, vì thế bạn cần lưu ý các triệu chứng khác như là nôn mửa, tiêu chảy, ho, hắt xì, hoặc sưng phồng da. Dựa trên những dấu hiện này, bạn có thể xác định bệnh ở mèo.
  2. Đo nhiệt độ cơ thể mèo. Các triệu chứng cho phép bạn đoán được mèo bị sốt, nhưng cách duy nhất để khẳng định điều này là đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế. Bạn có thể đo nhiệt độ trong trực tràng hoặc ống tai.[3]
    • Chuẩn bị dụng cụ. Bạn cần có nhiệt kế, chất bôi trơn (mỡ bôi trơn hoặc K-Y), cồn, khăn giấy và thức ăn vặt dành cho mèo.
    • Nếu sử dụng nhiệt kế thủy ngân, bạn cần lắc nhiều lần cho đến khi phần thủy ngân bên trọng tụt xuống vạch 35 độ C. Còn đối với nhiệt kế điện tử thì chỉ cần bật công tắc. Bạn có thể dùng nhiệt kế đặc biệt dành cho thú cưng để đo nhiệt độ ở ống tai.
    • Nếu đo nhiệt độ trong trực tràng, bạn cần phải bôi trơn nhiệt kế.
    • Giữ mèo bằng một tay, hoặc nhờ người khác giữ hộ. Nhấc đuôi chúng lên.
    • Đưa nhiệt kế vào trong hậu môn khoảng 2,5 cm. Giữ cố định nhiệt kế thủy ngân trong 2 phút. Rút nhiệt kế điện tử khi nghe tiếng bíp.
    • Dùng khăn giấy tẩm cồn lau sạch nhiệt kế.
    • Thưởng cho mèo để giảm căng thẳng.
    • Nếu mèo sốt trên 39 độ C, bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Tình trạng sốt cao có thể gây tổn thương nội tạng.[3]
  3. Kiểm tra cơ thể mèo. Nhẹ nhàng dùng ngón tay ấn nhẹ và chà xát cơ thể chúng. (Phương pháp này có tên gọi là sờ nắn.)[4] Xác định xem có bị tổn thương hay không, chẳng hạn như gãy xương, sưng hạch bạch huyết, lở loét, mưng mủ vết thương hoặc khối u. Tất cả nguyên nhân này có thể dẫn đến tình trạng gia tăng nhiệt độ cơ thể.[5]
    • Đôi khi bạn có thể hoặc không thể cảm nhận được xương gãy bên trong cơ thể mèo. Những chỗ bị gãy xương hay bị sưng phồng hoặc bầm tím. Nếu bạn ấn lên vùng bị thương, mèo sẽ cảm thấy đau đớn. Lưu ý cẩn thận khi kiểm tra cơ thể chúng.[6]
    • Nếu các hạch bạch huyết nở rộng, bạn sẽ cảm thấy chúng ở hàm dưới và gần vai của mèo. Ngoài ra chân sau và bẹn cũng có thể bị sưng hạch bạch huyết.[7]
    • Khi phát hiện một trong các dấu hiệu, bạn cần đưa mèo đi khám bác sĩ thú y ngay lập tức để được điều trị y tế kịp thời.
    • Nếu bạn không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào kể trên, cơn sốt có thể chỉ là phản ứng miễn dịch bình thường. Trong trường hợp này, bạn nên làm theo các bước sau đây trừ khi nhiệt độ cao vẫn tiếp tục hơn 24 giờ. Khi đó bạn nên yêu cầu bác sĩ thú y tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt.
  4. Hạ sốt cho mèo. Cơ thể của mèo thoát nhiệt thông các tuyến mồ hôi ở bàn chân và hơi thở. Bạn có thể làm mát cơ thể chúng để thân nhiệt hạ xuống. Đưa mèo vào trong phòng mát mẻ, không có ánh sáng và lót sàn đá hoặc gạch để chúng có thể duỗi thẳng cơ thể và truyền nhiệt xuống sàn gạch. Bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:[8]
    • Bật quạt dưới sàn nhà để thổi gió vào cơ thể mèo.
    • Chườm túi đá lên cơ thể hoặc bàn chân của chúng.
    • Nếu mèo không phản đối, bạn có thể làm ẩm nhẹ cơ thể chúng. Sử dụng khăn tẩm nước hoặc chai xịt để làm ẩm bộ lông. Hơi nước bốc lên sẽ hạ thân nhiệt của mèo.
  5. Cho mèo uống nhiều nước. Tình trạng sốt có thể do thiếu nước, và cũng dẫn đến tình trạng thiếu hụt nước. Điều quan trọng là bạn phải luôn cung cấp nước sạch cho chúng. Nếu mèo không thể tự uống nước, bạn có thể dùng ống bơm hỗ trợ (không bao gồm kim tiêm).[9] Mèo uống đủ nước sẽ hạ sốt nhanh (đây là lý do tại sao các phòng khám thú y thường truyền chất lỏng cho mèo).[10]
    • Khi đang trong tình trạng sốt, mèo thường không muốn đứng dậy và di chuyển, do đó bạn nên đặt bát nước gần ổ của chúng. Bạn có thể dùng miếng bọt nhúng nước ấm lau nướu của chúng.
    • Ngoài nước ra, bạn có thể cho thú cưng bị bệnh uống Gatorade hoặc dung dịch điện giải dành cho trẻ em. Điều này giúp phục hồi cân bằng điện giải trong cơ thể mèo, đặc biệt khi chúng bị nôn mửa hoặc tiêu chảy.[10][11] Bạn có thể cho mèo uống Gatorade bằng ốm bơm.
    • Nếu mèo không chịu uống nước bằng ống bơm, bạn có thể đông lạnh nước hoặc Gatorade. Mèo sẽ thích liếm cục đá thay vì uống (và hơi lạnh cũng sẽ giúp hạ thân nhiệt của chúng).
    • Không bao giờ cho mèo uống sữa! Mèo rất nhạy cảm với đường lactose, vì thế sữa có thể làm cho cơn sốt trầm trọng hơn và gây buồn nôn, nôn mửa, hoặc tiêu chảy.[12]
  6. Bảo đảm mèo ăn uống bình thường. Cơn sốt thường khiến cho mèo mất rất nhiều năng lượng và thể trạng yếu ớt. Có lẽ chúng sẽ không ăn thức ăn rắn. Bạn nên thay bằng thực phẩm mềm hơn như là trứng ngoáy mềm[13] hoặc cá ngừ đóng hộp xay[14].
    • Nếu mèo không ăn thức ăn rắn hoặc mềm, bạn có thể dùng ống bơm để cung cấp sữa thay thế cho mèo (loại này có bán tại cửa hàng vật nuôi). Đây là loại thực phẩm dành cho mèo bị ốm hoặc mèo con mồ côi đang bú sữa. Dùng ốm bơm (không gắn kim tiêm) có dung tích từ 5cc đến 10 cc.
    • Đưa phần đầu ống bơm vào phía bên trong miệng, gần sát gò má. Mèo và chó thường có phản xạ nuốt bất kỳ thứ gì đi ngang qua khu vực này.
    • Nếu thú cưng không thể ăn được gì, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về thực phẩm bổ sung dạng lỏng có hàm lượng calo cao. Mèo có thể hấp thụ chất bổ sung này cho đến khi hồi phục sức khỏe để ăn lại thức ăn rắn.[15]
  7. Bổ sung vitamin B và năng lượng cho mèo. Bạn có thể thúc đẩy sự thèm ăn của thú cưng bằng cách sử dụng thực phẩm vitamin B-phức hợp và năng lượng vào bữa ăn của chúng.[16]
    • Thực phẩm bổ sung vitamin và năng lượng như Nutri-Plus Gel (5ml mỗi ngày trong vòng 5 ngày) có thể chống lại sự mệt mỏi và thiếu hụt dinh dưỡng.
    • Ví dụ về loại vitamin B-phức hợp đó là Coforta. Loại này có hàm lượng cyanocoblamin (3) cao và cần thiết quá trình chuyển đổi năng lượng. Tiêm dưới da hoặc bắp cơ của mèo từ 0,5 ml đến 2,5 ml một lần một ngày trong vòng 5 ngày:
      • Đối với mèo nhỏ có cân nặng từ 1kg trở xuống, 0,5 ml
      • Đối với mèo từ 2 đến 6 kg, 1 ml
      • Đối với mèo lớn từ 7 đến 9 kg, 2,5 ml
      • Nếu cân nặng của mèo dao động trong những khoảng này, bạn nên ước tính liều lượng tương ứng hoặc tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y, trong trường hợp không chắc chắn thì nên dùng liều nhỏ.
    • Không bao giờ cho mèo hấp thụ chất bổ sung có chứa các thành phần sau đây vì có thể độc hại đối với mèo:[17]
      • Tỏi hoặc hành
      • Canxi
      • Vitamin D
      • Vitamin C

Hạ sốt bằng Thuốc[sửa]

  1. Đưa mèo đi khám bác sĩ thú y. Trong trường hợp tình trạng của mèo không được cải thiện sau 24 giờ điều trị tại nhà, bạn nên đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y. Sốt kéo dài có thể do bệnh tật nguy hiểm gây nên. Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra và xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân gây sốt.[18]
    • Cung cấp tiền sử bệnh tật gần đây của mèo. Bạn có thể đưa ra thông tin về lịch sử di chuyển, tiếp xúc với động vật khác, chủng ngừa gần đây hoặc phương pháp điều trị khác, dị ứng, và bất cứ điều gì mà bạn cho rằng có thể gây nên tình trạng sốt ở mèo.[19]
    • Một số nguyên nhân gây sốt ở mèo bao gồm:[5]
      • nhiễm trùng do vi khuẩn, vi-rút hoặc nấm
      • chấn thương trên cơ thể
      • bệnh tự miễn dịch
      • mô chết
      • khối u hoặc ung thư
    • Cách thức điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây sốt. Bác sĩ thú y cần tiến hành xét nghiệm nhằm xác định căn nguyên của tình trạng sốt. Một số hình thức xét nghiệm phổ biến bao gồm phân tích máu và nước tiểu.[18]
  2. Sử dụng kháng sinh nếu được bác sĩ thú y khuyến nghị. Trong trường hợp sốt ở mèo do nhiễm trùng vi khuẩn gây nên, bạn cần điều trị loại nhiễm trùng này. Thông thường kháng sinh đủ tác dụng hạ sốt ở thú cưng. Kháng sinh thường an toàn đối với mèo bị sốt, nhưng bạn không nên tự cho chúng uống. Bạn cần liên hệ bác sĩ thú y để kiểm tra và kê đơn kháng sinh cho mèo. Kháng sinh thường có tác dụng diệt một chủng vi khuẩn và không có hiệu quả đối với những chủng khác. Bác sĩ thú y sẽ tư vấn loại thuốc phù hợp nhất dành cho thú cưng của bạn.[20] Kháng sinh phổ biến và an toàn nhất thường được bác sĩ thú y kê đơn bao gồm:[21]
    • Ampicillin và Amoxicillin (20mg/kg trọng lượng cơ thể). Hai loại này có sẵn ở thể vẩn và được bày bán tại hiệu thuốc dành cho "người" .
    • Marbofloxacin (2mg/kg) có sẵn ở dạng viên. Tuy vậy, bạn khó có thể xác định liều lượng vì viên thuốc có kích thước nhỏ.
    • Doxycycline (5mg/kg) có sẵn ở dạng thạch, và chất điều chế được bán theo đơn thuốc của bác sĩ thú y. Chất điều chế này là Vibravet, kèm theo ống nhựa để xác định liều lượng chuẩn xác.
    • Thời gian cho mèo uống kháng sinh luôn là một tuần (7 ngày). Luôn cho chúng uống đủ liều lượng, ngay cả khi sức khỏe của mèo đã hồi phục tốt hơn. Nếu bạn rút ngắn thời gian uống thuốc, tình trạng nhiễm trùng có thể tái phát và kháng lại tác dụng của thuốc kháng sinh.[22]
  3. Tham khảo ý kiến bác sĩ về axit tolfenamic. Axit tolfenamic, hay còn gọi là Tolfedine, là một loại thuốc chống viêm không chứa steroid an toàn cho mèo.[23] Axit tolfenamic có sẵn ở dạng viên 6 mg. Mỗi viên Tolfedine 6mg tương ứng với 1,5 kg trọng lượng cơ thể uống một lần một ngày trong vòng từ 3 đến 5 ngày.[24]
    • Một con mèo trung bình nặng 4,5 kg cần uống 3 viên mỗi ngày .
  4. Tham khảo Meloxicam. Được biết đến với tên gọi Metacam, đây là loại thuốc hạ sốt có tác dụng tương tự Tolfedine. Nhiều quốc gia đã thông qua sử dụng thuốc này. Tuy nhiên, không phải nghiên cứu nào cũng đều khẳng định mức độ an toàn khi cho mèo sử dụng .[25][26] Chỉ dùng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ thú y. Liều lượng khuyến cáo sử dụng là 0,05 mg/kg meloxicam dành cho mèo hằng ngày, uống trong hoặc sau bữa ăn. Một con mèo nặng 5 kg cần uống 0,5 ml Metacam.[24]
    • Lưu ý meloxicam được sản xuất ở hai dạng: dành cho chó (1,5 mg/ml) và dành cho mèo (0,5 mg/ml). Bạn cần cho mèo uống dạng thích hợp để tránh quá liều.
    • Chỉ nên dùng Meloxicam ở mèo không bị mất nước. Nếu không sẽ gây suy giảm chức năng thận do giảm tiếp máu đến thận và có nguy cơ gây suy thận.
  5. Chỉ dùng aspirin cho mục đích thú y. Aspirin không phải là thuốc hạ sốt dành cho mèo. Loại này có thể gây mất nước, nôn mửa, và một số triệu chứng nguy hiểm khác. Bạn cần hết sức thận trọng khi dùng aspirin cho mèo nếu được bác sĩ thú y khuyến cáo và chỉ dùng với liều lượng thích hợp.[27]
    • Đối với mèo nên dùng liều lượng khuyến cáo là 2,5 mg/kg 48-72 giờ một lần. Sử dụng loại aspirin dành cho trẻ em liều lượng nhỏ ở dạng viên nén 50 mg hoặc 75 mg.
    • Cho mèo dùng aspirin kèm theo thức ăn và nước uống. Nếu mèo uống aspirin trong khi đói thì chúng sẽ cảm thấy khó chịu
    • Khi hấp thụ qua niêm mạc dạ dày, aspirin phân hủy thành axit salicylic. Tuy nhiên, dạ dày của mèo không có enzym cần thiết để phân hủy axit salicylic. Khi đó nồng độ axit này vẫn duy trì ở mức cao trong thời gian dài. Mèo uống aspirin liều cao hoặc bổ sung có thể bị ngộ độc. Vì thế, việc giám sát liều lượng trong khi cho mèo uống thuốc là cực kỳ quan trọng .
  6. Nhận thức rằng mèo không thể hấp thụ một số loại thuốc dành cho người. Điều trị hạ sốt ở mèo khác với những động vật khác do chức năng sinh lý của chúng không giống nhau. Mèo thiếu loại enzym gan có tên gọi glucoronyl transferase, do đó chúng không thể phân hủy nhiều loại thuốc an toàn dành cho người. Trong nhiều trường hợp, những loại thuốc an toàn đối với chó nhưng lại nguy hiểm đối với mèo.[27] Không cho mèo uống thuốc dành cho người trừ khi được bác sĩ thú y kê đơn. Nếu không chúng có thể bị tổn thương hoặc thậm chí là tử vong.[28][27]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu mèo không chịu ăn uống, bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y. Nhiều khả năng chúng cần được trợ giúp y tế.
  • Không cho mèo uống aspirin trừ khi bác sĩ thú y kê đơn liều lượng chính xác. Loài vật này cực kỳ nhạy cảm với aspirin. Nếu uống sai liều, mèo sẽ ốm nặng hơn.[27]

Cảnh báo[sửa]

  • Liên lạc với bác sĩ thú y nếu nhiệt độ cơ thể mèo vượt quá 39 độ C, hoặc nếu chúng vẫn còn run rẩy hơn 24 tiếng.
  • Cẩn thận không nên làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Bạn cần hết sức thận trọng khi cho mèo uống thuốc dành cho người, vì nếu liều lượng quá nhiều sẽ làm chúng ngộ độc. Tuân theo hướng dẫn liều lượng của bác sĩ thú y.
  • Nếu nghi ngờ không biết thuốc có an toàn cho thú cưng hay không, bạn nên thận trọng. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về loại thuốc cho mèo uống.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. PVET Ấn bản thứ 14 2012 (Niên giám Dược phẩm Thú y Philippine): Medicomm Pacific Inc.
  2. http://pets.webmd.com/cats/fevers-in-cats
  3. 3,0 3,1 http://pets.webmd.com/cats/fevers-in-cats?page=2
  4. http://medical-dictionary.thefreedictionary.com/palpate
  5. 5,0 5,1 http://pets.webmd.com/cats/fevers-in-cats
  6. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-fractures-symptoms
  7. http://www.petmd.com/cat/conditions/cancer/c_ct_lymphadenopathy
  8. http://trupanion.com/pet-care/how-cats-cool-down
  9. http://www.vcahospitals.com/main/pet-health-information/article/animal-health/managing-the-sick-cat/303
  10. 10,0 10,1 http://pets.webmd.com/cats/guide/dehydration-cats
  11. http://www.vetinfo.com/cat-dehydration-treatment-with-pedialyte.html#b
  12. http://pets.webmd.com/cats/guide/cats-and-dairy-get-the-facts
  13. http://www.animalplanet.com/pets/2-eggs/
  14. http://www.animalplanet.com/pets/1-meat/
  15. http://www.petmd.com/cat/conditions/immune/c_ct_fever?page=2
  16. http://pets.webmd.com/cats/guide/cat-vitamins-and-supplements-do-they-work
  17. http://pets.webmd.com/cats/guide/cat-vitamins-and-supplements-do-they-work?page=3
  18. 18,0 18,1 http://www.vcahospitals.com/main/pet-health-information/article/animal-health/fever-of-unknown-origin-for-cats/110
  19. http://www.petmd.com/cat/conditions/immune/c_ct_fever
  20. http://pets.webmd.com/cats/antibiotics-for-cats
  21. http://www.petcarerx.com/article/antibiotics-for-cats/741
  22. http://pets.webmd.com/cats/antibiotics-for-cats
  23. http://vetbook.org/wiki/cat/index.php/Tolfenamic_acid
  24. 24,0 24,1 http://www.catvets.com/public/PDFs/PracticeGuidelines/NSAIDsGLS.pdf
  25. http://www.petmd.com/blogs/fullyvetted/2012/nov/meloxicam_use_in_cats_dangerous_drugs-29460
  26. http://healthypets.mercola.com/sites/healthypets/archive/2013/05/01/meloxicam-dangers.aspx
  27. 27,0 27,1 27,2 27,3 http://pets.webmd.com/cats/guide/safe-cat-pain-medications
  28. https://www.avma.org/public/PetCare/Pages/Poison-pills-for-pets.aspx

Liên kết đến đây