Học Địa lý 12 bằng Atlat/Lời mở

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
HỌC ĐỊA LÝ 12 BẰNG ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM



LỜI NÓI ĐẦU

Đây là tài liệu viết thử nghiệm, không mang tính thương mại, chỉ lưu hành nội bộ được dành cho đối tượng là các em học sinh đang học lớp 12. Tài liệu này không nhằm mục đích làm ”lá bùa” cho các em khi thi vì vậy không nên tốn công học thuộc (vì rất khó học thuộc) mà nên theo từng bước hướng dẫn trong tài liệu và đối chiếu với atlat để rèn luyện kĩ năng sử dụng atlat được tốt hơn. Để tìm đến kiến thức có thể dựa vào nhiều cách khác nhau, trên các bản đồ khác nhau, ở tài liệu này chỉ đưa ra một cách tìm khả dĩ, các em có thể tìm thêm cách khác để trình bày. Các bài, các nội dung không đề cập trong tài liệu này mà phải học trong chương trình đề nghị học theo nội dung trong SGK 12.

BẢN ĐỒ VIỆT NAM
Vietnam map.jpg

Hiện nay học môn địa lý có thể bằng 2 cách:

  • Một là, mang tính chất học thuộc lòng, cách học này ít phải suy nghĩ, chỉ cần ghi nhớ máy móc và có một phần lợi thế khi thi vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp.
  • Hai là, để tránh phải ghi nhớ máy móc, học thuộc lòng (một nỗi sợ của nhiều học sinh) thì học sinh nên sử dụng atlas vào việc học địa lý, cách học này đòi hỏi học sinh phải có kiến thức về bản đồ (đọc-hiểu) và đôi khi lại bất lợi khi thi vào: Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp vì không nhớ được số liệu.

Vậy học như thế nào là tối ưu? Có lẽ cần phải học địa lý bằng atlat xong cũng không bỏ qua SGK, cả hai tài liệu này sẽ hỗ trợ nhau trong quá trình học. Tuy nhiên vì mục đích của người viết nên cách học là trên cơ sở sử dụng atlat, chỉ những nội dung nào không có hoặc quá khó mới sử dụng trong SGK, những số liệu khác biệt có thể xảy ra giữa SGK và atlat không ảnh hưởng đến việc học.

Để sử dụng atlat trong học và làm bài địa lý cần phải:

  • Đọc kĩ đề xem đề thi yêu cầu những gì?
  • Để đáp ứng yêu cầu của đề thì cần phải sử dụng những bản đồ nào? Bản đồ ấy nằm ở đâu?
  • Nắm vững bảng ký hiệu nằm ở trang bìa.
  • Tìm đến bản đồ cần sử dụng (tên bản đồ), rất nhiều học sinh đã bỏ qua việc làm này, trong khi ở một trang bản đồ đôi khi có nhiều bản đồ với nhiều nội dung khác nhau, một nội dung nhưng nó lại có ở nhiều trang, nhiều bản đồ khác nhau. (Về cơ bản các nội dung về nguồn lực nằm ở nửa đầu, các nội dung về các ngành, các vùng nằm ở các trang sau)
  • Xem trong bản chú thích: các nội dung mình cần tìm được kí hiệu như thế nào? Có những nội dung nào được thể hiện trên bản đồ đó? (Các màu sắc, các biểu đồ trên bản đồ, các kí hiệu... nó có ý nghĩa gì trên bản đồ đó?)
  • Phân tích, tổng hợp, so sánh và rút ra nhận xét kết luận theo yêu cầu của đề thi – đây là việc làm khó nhất, đôi khi phải sử dụng nhiều bản đồ mới đưa ra được 1 kết luận, một nhận xét cần thiết.

Trong quá trình viết không tránh khỏi sai sót, người viết rất mong được thông cảm và góp ý để tài liệu được hoàn thiện hơn, các thông tin có thể trao đổi theo số điện thoại: 0919023723.



Người viết: Nguyễn Mạnh Hùng
Biên soạn và hình ảnh: Nguyễn Thế Phúc
Cao Xuân Hiếu



<<< Trở về mục lục

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này