Kéo dài tuổi thọ pin điện thoại

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Ngày nay, điện thoại di động đã trở thành vật bất ly thân với mỗi người chúng ta, nhưng liệu bạn có biết muốn kéo dài tuổi thọ pin điện thoại thì cần làm những gì không. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách kéo dài tuổi thọ pin. Nếu đã hiểu cách làm, bạn có thể tối ưu hóa tuổi thọ pin một cách dễ dàng.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Kéo dài Thời gian giữ những lần Sạc pin[sửa]

  1. Tắt điện thoại. Bạn chỉ nên tắt điện thoại nếu không dùng đến trong nhiều giờ vì quá trình tắt/mở sẽ tiêu tốn khá nhiều năng lượng. Đây là cách hiệu quả và đơn giản nhất để bảo vệ pin điện thoại. Tại sao à? Cách này giúp bảo toàn năng lượng và sạc điện thoại. Nếu bạn không muốn nghe điện thoại khi ngủ hay sau khi làm việc thì hãy tắt điện thoại đi. Làm điều tương tự khi ở khu vực không có tín hiệu (chẳng hạn như trên tàu điện ngầm hoặc vùng sâu vùng xa, bởi vì điện thoại sẽ sụt pin nhanh chóng khi phải liên tục dò sóng).
    • Một số điện thoại có chức năng tiết kiệm năng lượng tự động, nhưng thời gian mất sóng có thể kéo dài tới 30 phút nên sẽ tốn nhiều pin. Nếu bạn dùng điện thoại thông minh và ở trong vùng không có tín hiệu, hãy đặt điện thoại về chế độ máy bay.
  2. Ngừng tìm tín hiệu. Khi bạn trong vùng tín hiệu yếu hoặc không có tín hiệu, điện thoại liên tục dò tín hiệu và sử dụng rất nhiều năng lượng. Bạn sẽ hiểu được điều này nếu lỡ quên tắt điện thoại khi trên máy bay. Cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ pin là luôn để điện thoại ở nơi tín hiệu tốt. Nếu tín hiệu yếu, bạn có thể mua thiết bị tăng cường sóng để khuếch đại tín hiệu ở bất cứ đâu hoặc đơn giản là để điện thoại ở chế độ máy bay (như đã nói lúc trước).
  3. Đừng làm theo phương pháp sạc đầy và dùng cạn pin. Tránh để điện thoại sập nguồn. Khác với pin niken (chẳng hạn như pin sạc AA NiCd hay NiMH thường thấy ở siêu thị), pin lithium được thiết kế để sặc sớm và thường xuyên, để mức năng lượng xuống quá thấp có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ của pin. Với các loại pin lithium, sạc thường xuyên và không dùng cạn pin sẽ kéo dài tuổi thọ pin.
  4. Tắt chế độ rung của điện thoại. Chỉ dùng nhạc chuông. Điện thoại rung sẽ tiêu tốn năng lượng. Bạn cũng nên đặt nhạc chuông ở mức âm lượng thấp nhất có thể.
  5. Tắt đèn nền điện thoại. Đèn nền giúp dễ nhìn màn hình khi trời sáng hoặc ngoài trời. Tuy nhiên, đèn nền tiêu tốn nhiều năng lượng. Nếu bạn có thể nhìn màn hình mà không cần dùng tới nó thì sẽ kéo dài được tuổi họ pin. Nếu bắt buộc phải dùng đèn nền, nhiều dòng điện thoại có chức năng đặt giờ bật đèn, bạn có thể rút ngắn thời gian dùng đèn. Thông thường, chỉ cần 1-2 giây là đủ nhìn. Một số dòng điện thoại còn có cảm biến ánh sáng với môi trường xung quanh, nó tự động tắt đèn nền trong điều kiện đủ ánh sáng và bật đèn khi trời tối.
  6. Tránh các chức năng không cần thiết. Nếu sắp hết pin thì không nên dùng máy ảnh hay truy cập mạng. Chụp ảnh sẽ tiêu hao năng lượng nhanh chóng.
  7. Nói chuyện điện thoại ngắn gọn. Đã bao lần bạn nghe ai đó nói "Máy mình sắp sập nguồn rồi" nhưng vẫn cố nói thêm vài phút. Đôi khi nói điện thoại sắp sập nguồn chỉ là cái cớ để tắt điện thoại (và khá hiệu quả) nhưng nếu bạn thật sự muốn bảo vệ pin điện thoại, hãy hạn chế thời gian nói chuyện.
  8. Tắt Bluetooth. Tính năng này làm sụt pin nhanh chóng. Chỉ bật Bluetooth khi cần thiết.
  9. Tương tự với chức năng WIFI, GPS hay hồng ngoại, nếu điện thoại của bạn được tích hợp các tính năng trên. Hãy tắt chúng khi không cần dùng.
  10. Giảm độ sáng màn hình xuống mức thấp nhất có thể.
  11. Điều chỉnh cài đặt mạng khi có thể. Dùng 3G (HSPA, HSPA+, UMTS) hay 2G (GSM) thay vì dùng 4G (LTE). Bật 4G trên điện thoại sẽ làm sụt pin nhanh hơn khi dùng 3G và 2G. Tắt 4G (LTE) khi ở trong khu vực tín hiệu kém. Khi dùng 4G thì cả 3G và 2G đều được bật nên điện thoại sử dụng rất nhiều năng lượng. Bạn có thể tắt 3G và dùng 2G khi tín hiệu 3G không tốt.
  12. Trên điện thoại thông minh, tránh dùng ảnh động hay video làm hình nền. Ảnh nền động sẽ làm hao pin nhanh chóng.
    • Sử dụng hình nền màu đen nếu có thể. Màn hình AMOLED sẽ tốn ít năng lượng hơn khi cài màn hình nền màu đen thay vì màu trắng. [1].

Kéo dài Tuổi thọ Pin[sửa]

  1. Khởi chạy pin mới. Bạn nên sạc đầy pin mới trước khi sử dụng để tối đa công suất của pin. Pin niken thường sạc khoảng 16 tiếng và lập lại quá trình sạc đầy-dùng cạn 2-4 lần, còn pin lithium ion chỉ nên sạc trong khoảng 5-6 tiếng. Hãy bỏ qua thông báo pin đầy vì nó không chính xác với pin mới.
  2. Tránh dùng cạn pin lithium ion! Khác pin Ni-Cd, tuổi thọ của pin lithium-ion sẽ giảm xuống mỗi lần bạn dùng cạn pin. Bạn nên sạc pin khi còn một vạch pin. Pin lithium-ion cũng giống như các loại pin sạc khác đều có mức sạc.
  3. Làm mát pin. Đặt pin vào tủ lạnh. Tuổi thọ pin sẽ kéo dài nếu bạn giữ pin ở nhiệt độ phòng, và không có gì tai hại hơn khi liên tục dùng pin ở nhiệt độ cao. Nếu bạn không thể kiểm soát thời tiết, bạn có thể tránh để điện thoại trong ô tô hay trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, bạn không cần phải để điện thoại trong túi vì sức nóng cơ thể sẽ làm tăng nhiệt độ pin. Ngoài ra, hãy kiểm tra pin trong khi sạc. Nếu pin quá nóng thì có thể bộ sạc đã bị hỏng.
  4. Sạc pin đúng cách, phù hợp với từng loại pin. Hầu hết điện thoại di động đời mới đều dùng pin lithium-ion, một số dòng cũ dùng pin niken. Hãy đọc thông tin phía sau cục pin hoặc thông số kỹ thuật để xác định loại pin.
    • Pin niken (NiCd hoặc NiMH) thường không gặp hiện tượng "hiệu ứng nhớ" dễ gây hiểu lầm. Theo mô tả trên Wikipedia và nhiều nguồn chuyên sâu khác,[2] thuật ngữ "hiệu ứng nhớ" được sử dụng để nói về các hư hỏng của pin NiCd (và các loại pin hóa học khác), nhưng nhiều trường hợp người dùng lại hiểu lầm thành hiện tượng suy giảm tuổi thọ pin do xả và sạc pin không đúng cách.[3]
    • Pin lithium-ion có thể được bảo quản nếu sạc cẩn thận và bảo quản riêng biệt. Bạn không cần phải "tu sửa" chúng/
    • Dù là loại pin nào, bạn cũng chỉ nên dùng một bộ sạc và ngừng sạc nếu thấy pin quá nóng.
  5. Bảo quản pin đúng cách. Nếu bạn không dùng pin trong một thời gian, hãy bỏ pin ra khỏi điện thoại và bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo nhưng không đóng băng (có thể để ở ngăn mát tủ lạnh, nhưng không được để vào ngăn đá). Không để cùng vật bằng kim loại có thể di chuyển và làm đoản mạch thiết bị đầu cuối. Pin lithium-ion không hoạt động ở nhiệt độ lạnh, vậy nên bạn cần lấy pin ra ngoài vài giờ trước khi sử dụng. Pin lithium-ion ôxy hóa khi sạc 40% và được đem đi bảo quản. Không được bảo quản pin ở điện áp thấp. Sạc lại pin sau khi bảo quản.
  6. Làm sạch bộ phận tiếp xúc trên pin và điện thoại. Theo thời gian, bộ phận tiếp xúc có thể bị bụi bẩn làm giảm hiệu quả chuyển giao năng lượng. Làm sạch chúng bằng tăm bông hoặc dùng dung môi IPA (isopropyl alcohol). Nếu bộ phận tiếp xúc làm bằng hai kim loại khác nhau, chẳng hạn như vàng và thiếc, quá trình ăn mòn được coi như "mang điện hay lượng kim" sẽ xảy ra. Bạn cần dùng dung môi như a-xê-tôn hay chất tẩy móng tay để loại bỏ sự ăn mòn khỏi bộ phận tiếp xúc. Hãy thận trọng: các dung môi hòa tan nhự nên hãy dùng Q-Tip để tránh làm hỏng vỏ pin hay điện thoại.

Chỉ số Hỏng hóc của Pin[sửa]

  1. Tìm hiểu các cách tránh làm hỏng pin:
    • Thời gian sử dụng sau khi sạc lại bị rút ngắn.
    • Pin nóng bất thường trong quá trình sạc lại.
    • Pin nóng bất thường khi dùng điện thoại.
    • Mặt pin bị phồng. Bạn có thể xác nhận bằng cách sờ hoặc nhìn vỏ pin. Đồng thời, khi đặt pin xuống mặt phẳng thì pin sẽ lắc lư hoặc chuyển động quay tròn. Vỏ pin tốt bằng phẳng và không quay tròn dễ dàng được.
    • Xuất hiện chỗ cứng trên cục pin. Bạn kiểm tra bằng cách nhấn ngón tay vào bề mặt pin.

Lời khuyên[sửa]

  • Kiểm tra xem điện thoại có chức năng "Tiết kiệm Pin" hay không. Nếu có, bạn hãy bật nó lên để kéo dài tuổi thọ pin.
  • Khi sạc pin, hãy đặt điện thoại trên những vật dụng không hấp thụ nhiệt như bàn gỗ, giá nhựa, sách, bàn kim loại là tốt nhất (vì nó là chất dẫn nhiệt, nó sẽ làm giảm nhiệt độ pin).
  • Khi bạn định khởi động lại điện thoại vì sự cố mạng, hãy thử tắt và mở chế độ máy bay trước vì khởi động máy tốn nhiều pin.
  • Nếu điện thoại kết nối với thư điện tử, hãy nhớ tắt chế độ kiểm tra thư 15-30 phút một lần. Đồng nghĩa với việc mỗi lần kiểm tra thư là điện thoại lại tiêu hao năng lượng. Hãy đặt chế độ không kiểm tra tự động để tiết kiệm pin.
  • Bạn không nên tắt điện thoại để sạc pin. Hầu hết các bộ sạc đều cung cấp năng lượng nhiều hơn bình thường cho điện thoại và sạc đồng thời. Tắt máy cũng không rút ngắn thời gian sạc mà bạn không xem được thước đo nhiên liệu, không biết khi nào pin đầy.
  • Khi dùng sạc trên ô tô, không nên sạc khi nhiệt độ trong xe nóng. Hãy đợi đến lúc xe mát hơn rồi mới cắm sạc.
  • Bật chế độ tiết kiệm pin và sạc pin. Không nên sạc quá nhiều lần vì nó làm giảm tuổi thọ pin, khi đó bạn sẽ phải mua pin mới.
  • Tắt màn hình điện thoại khi gọi điện.
  • Để chế độ máy bay khi sạc có thể rút ngắn thời gian, nhưng còn phụ thuộc vào bộ sạc bạn dùng và mạch điện nội bộ của điện thoại.
  • Nếu bạn đang ở nơi không có wifi, hãy tắt chức năng wifi.
  • Sạc pin đến 80% rồi sạc lần nữa khi còn 40%.
  • Không dùng điện thoại lâu trong khi sạc vì có thể làm hỏng pin và sạc. Đồng thời còn gây ra hiện tượng "hiệu ứng nhớ".

Cảnh báo[sửa]

  • Tránh để điện thoại tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất của pin.
  • Không bảo quan pin lithium ở điện áp thấp trong thời gian dài, bộ kiểm tra của pin sẽ thu thập số liệu nhỏ dẫn đến tình trạng 'cạn kiệt pin' làm hỏng pin.
  • Bạn chỉ nên tắt điện thoại nếu chỉ dùng để nhắn tin mà không gọi điện. Nếu thường xuyên sử dụng thì không nên tắt điện thoại trừ khi thật sự cần thiết, vì mọi người sẽ gọi vào di động nếu bạn không ở nhà nhưng lại không thể liên lạc được khi có chuyện quan trọng.
  • Không vứt pin cũ vào thùng rác. Pin có chứa nhiều chất độc hại, nguồn điện dư trong pin và các linh kiện điện tử khác sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng. Tiêu hủy pin không đúng cách bị cho là hành vi phạm pháp ở nhiều nước.[4]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này