Mối liên quan giữa điện thoại di động và ung thư não

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Khi mà điện thoại di động và các thiết bị thu phát sóng điện từ nói chung (máy tính bảng, laptop) đang phổ biến với tốc độ chóng mặt, thì mối lo lắng về độ an toàn của sóng điện thoại, wifi lên cơ thể hoàn toàn có cơ sở.

Thế giới đã ghi nhận những trường hợp chết vì quá mẫn cảm với sóng điện từ (sóng điện thoại, wifi), cũng như có những thí nghiệm trực quan cho thấy tác hại của sóng điện từ, như việc hạt đậu xanh không thể nảy mầm khi được trồng kế bên thiết bị phát wifi. Dưới đây chúng tôi sẽ xem xét ở góc độ: sóng điện thoại (và sóng điện từ nói chung) có gây ung thư hay không.

Thông điệp chính:

  • Nên sử dụng chức năng loa ngoài, hoặc dùng tai nghe có mic để đàm thoại thời gian dài.
  • Nhắn tin thay vì gọi điện cũng là 1 cách để giảm tiếp xúc với sóng điện từ.
  • Hạn chế con trẻ sử dụng điện thoại di động (và các thiết bị có thu phát sóng điện từ như máy tính bảng).
  • Chú ý tránh đặt thiết bị phát wifi (wifi router) quá gần nơi con trẻ hay vui chơi, hoạt động (Ví dụ: kế bên giường hay góc học tập của trẻ).
  • Chú ý tư thế ngồi khi sử dụng smartphone, máy tính bảng để tránh các bệnh liên quan đến cột sống, đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ.
  • Trẻ em dưới 16 tuổi chỉ nên sử dụng điện thoại di động cho các cuộc gọi cần thiết.
  • Chọn điện thoại có Tỷ lệ Hấp thu Riêng (SAR) thấp. Theo quy định mới ở Mỹ, SAR tối đa là 1,6 watt cho mỗi kilogram cân nặng của cơ thể.

(Để KIỂM TRA CHỈ SỐ SAR của đa số smartphone, ấn *#07# và gọi, một bảng thông báo sẽ hiện ra, trong đó có chỉ số SAR cao nhất và thấp nhất của smartphone mà bạn đang sử dụng)

Bài viết có tham khảo các bàn luận từ Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (National Cancer Institute), Hội Ung thư Mỹ (American Cancer Society), Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Anh quốc (Cancer Research UK) và các báo cáo khoa học quốc tế có liên quan (ở phần Tài liệu tham khảo).

Các vấn đề sẽ được làm rõ:

I. Tại sao phải lo lắng việc điện thoại có thể gây ung thư hay không?[sửa]

Có nhiều lý do để suy nghĩ tới việc này, trong đó có 3 lý do chính:

1. Điện thoại phát sóng điện từ, mặc dù chỉ là 1 loại sóng radio, không có khả năng ion hóa, những mô ở gần điện thoại vẫn có thể hấp thu loại sóng này.

2. Số lượng người sử dụng điện thoại tăng một cách kinh ngạc. Chỉ tính riêng ở Mỹ, từ năm 2000 đến năm 2010, số lượng người sử dụng điện thoại đã tăng gần 200%, từ 110 triệu lên 303 triệu, theo Cellular Telecommunications and Internet Association. Và trong tương lai không xa, mỗi người sẽ có 1 đến 2 điện thoại di động luôn bên mình.

3. Qua thời gian, số lượng và độ dài cuộc gọi ngày càng tăng, cũng như thời gian người dùng smartphone cũng ngày một tăng theo công nghệ.

Ngoài ra, còn có tin đồn rằng sử dụng điện thoại trong bóng tối trước khi đi ngủ có thể gây ung thư mắt. Nhân bài viết này, chúng tôi cũng muốn làm rõ vấn đề này luôn.

II. Các nghiên cứu đến nay nói gì?[sửa]

Đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này, bao gồm luôn các ung thư cũng như khối u lành tính vùng đầu cổ, thậm chí ung thư da, ung thư tinh hoàn, khi xem xét tới vấn đề tác hại khi bỏ điện thoại vào túi

Nhưng đa số các nghiên cứu quy có mô nhỏ, không đủ tính đại diện, hoặc có vấn đề ngay từ trong khâu thiết kế thí nghiệm. Tuy nhiên, cũng có 3 nghiên cứu rất lớn đã được thực hiện, trong đó 1 nghiên cứu trên 800 000 người trong suốt 10 năm[1], 1 nghiên cứu xuyên 13 nước[2] [3], 1 nghiên cứu suốt 13 năm[4] [5].

Kết luận cuối cùng là: Không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa sóng điện từ và ung thư, cũng như tác hại lên trẻ em.

Tuy nhiên, trên thế giới đến nay vẫn ghi nhận khá nhiều trường hợp của Hội chứng Mẩn cảm với sóng điện từ (electromagnetic hypersensitivity syndrome – EHS), và đã có trường hợp tử vong vì sóng wifi, mặc dù không trực tiếp[6].

Mặc khác, thí nghiệm đơn giản của một nhóm học sinh lớp 9 ở Đan Mạch cho thấy, tất cả các hạt đậu xanh để kế bên thiết bị phát wifi không thể nảy mầm (trong hình, bên dưới, đĩa trái), trong khi tất cả hạt đậu xanh để xa thiết bị này vẫn nảy mầm bình thường (đĩa phải phải) [7].

Điều đó cho thấy, mặc dù chưa có bằng chứng khoa học chính xác, nhưng rõ ràng là có tác động của sóng điện từ lên sinh vật.

III. Kết luận[sửa]

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại di động, cũng như hạn chế để đầu-cổ tiếp xúc với sóng điện từ cường độ cao như khi nghe điện thoại, cũng như tránh xa các thiết bị thu phát sóng mạnh như router wifi, tránh để trẻ nhỏ chơi game online thời gian dài bằng điện thoại, máy tính bảng.

Đó là chưa kể tới việc sử dụng smartphone thời gian dài có thể gây các bệnh liên quan đến thoái hóa đốt sống lưng và cổ, theo một số nghiên cứu gần đây[8], và các hệ lụy liên quan về mặt xã hội.

Về tin đồn về ung thư mắt, hiện tại chưa có nghiên cứu chính thức nào về việc này, nhưng 1 điều chắc chắn rằng ánh sáng từ smartphone của bạn sẽ làm bạn khó ngủ, và giảm thời gian ngủ của bạn, về lâu dài sẽ khiến bạn bị mất ngủ, mệt mỏi.

Thế nên, hãy để điện thoại phục vụ bạn, chứ đừng làm đầy tớ của điện thoại.

Tác giả bài viết: Nguyễn Cao Luân.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Victoria S Benson, K.P., Joachim Schüz, Gillian K Reeves, Valerie Beral, Jane Green, Mobile phone use and risk of brain neoplasms and other cancers: prospective study. International Journal of Epidemiology, 2013. 42(3): p. 792-802.
  2. Cardis, E., et al., The INTERPHONE study: design, epidemiological methods, and description of the study population. Eur J Epidemiol, 2007. 22(9): p. 647-64.
  3. Larjavaara, S., et al., Location of gliomas in relation to mobile telephone use: a case-case and case-specular analysis. Am J Epidemiol, 2011. 174(1): p. 2-11.
  4. Joachim Schüz, R.J., Jørgen H. Olsen, John D. Boice Jr, Joseph K. McLaughlin and Christoffer Johansen, Cellular Telephone Use and Cancer Risk: Update of a Nationwide Danish Cohort. Journal of the National Cancer Institute, 2006. 98(23): p. 1707-1713.
  5. Johansen, C., et al., Cellular telephones and cancer–a nationwide cohort study in Denmark. J Natl Cancer Inst, 2001. 93(3): p. 203-7.
  6. Mother claims wifi allergy killed her daughter and accuses school of failing to safeguard children. 2015; Available from: http://www.telegraph.co.uk/news/uknews/12025988/Mother-claims-wifi-allergy-killed-her-daughter-and-accuses-school-of-failing-to-safeguard-children.html
  7. BEAN, D. Can WiFi Signals Stunt Plant Growth? 2013; Available from: http://abcnews.go.com/blogs/technology/2013/05/can-wifi-signals-stunt-plant-growth/
  8. van der Windt, D.A. and K.M. Dunn, Low back pain research–future directions. Best Pract Res Clin Rheumatol, 2013. 27(5): p. 699-708.
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

  • Ruy Băng Tím
  • Nguyễn Cao Luân. Nghiên cứu sinh, phòng Sinh học Phân tử & Tế bào, Phân khoa Khoa học cao cấp về Vật chất, Khoa Khoa học, Đại học Hiroshima, Nhật Bản.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này