Khách sạn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Tập tin:Allehandaborgen May 2014.jpg
Một khách sạn ở Bắc Âu

Khách sạn là một công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều tầng, nhiều phòng ngủ được trang bị các thiết bị, tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác. Tùy theo nội dung và đối tượng sử dụng mà phân loại khách sạn tạm trú, du lịch, nghỉ dưỡng, hội nghị, v.v... Theo mức độ tiện nghi phục vụ, khách sạn được phân hạng theo số lượng sao từ 1 đến 5 sao.

Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú phổ biến trên Thế giới, đảm bảo chất lượng và tiện nghi cần thiết phục vụ kinh doanh lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác trong suốt thời gian khách lưu trú tại khách sạn, phù hợp với động cơ, mục đích chuyến đi.

Khách sạn được hiểu là một loại hình doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích sinh lời.

Nguồn gốc ngôn ngữ[sửa]

Khách sạn nghĩa là cơ sở cho thuê lưu trú (ở trọ); tuy nhiên, không chỉ có khách sạn mới có dịch vụ lưu trú mà các cơ sở khác như nhà trọ, nhà nghỉ, nhà khách,... cũng có dịch vụ này.

Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn[sửa]

Xem chi tiết: Xếp hạng khách sạn

Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.[1] Các tiện nghi cơ bản trong một phòng ở khách sạn là một giường, một nhà vệ sinh, một bàn nhỏ. Còn trong các khách sạn sang trọng hơn thì có thể có vài phòng với phòng ngủ và phòng khách riêng và thêm các tiện nghi khác như máy điều hòa nhiệt độ, điện thoại, ti vi, mini bar với các loại đồ uống, cà phê, trà và các dụng cụ nấu nước nóng.

Khách sạn thường nằm gần các khu nghỉ mát phục vụ khách nghỉ dưỡng hay các trung tâm thành phố phục vụ khác công vụ hoặc các hoạt động giải trí khác như đánh bạc.

Giá tiền thuê khách sạn tính theo đơn vị ngày hay giờ, thời gian tính thường từ 12 giờ (hoặc 14 giờ) trưa hôm nhận phòng đến 12 giờ trưa hôm sau. Giá phòng có thể bao gồm cả ăn sáng hoặc không tùy theo từng khách sạn.

Hoạt động kinh doanh của khách sạn[sửa]

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn là kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống. Hiện nay cùng với việc phát triển của ngành du lịch và cuộc cạnh tranh thuhút khách, hoạt động kinh doanh khách sạn không ngừng được mở rộng và đa dạnghoá. Ngoài hai dich vụ cơ bản trên các nhà kinh doanh đã tổ chức các hoạt độngkhác như tổ chức các hội nghị, hội thảo, phục vụ vui chơi, giải trí...Trong các dịch vụ trên có những dịch vụ do khách sạn sản xuất ra để cungcấp cho khách như dịch vụ khách sạn, ăn uống, vui chơi giải trí... có những dịch vụkhách sạn làm đại lý bán cho các cơ sở khác như: đồ uống, điện thoại, giặt là....Trong các dịch vụ khách sạn cung cấp cho khách có những dịch vụ và hàng hoá khách phải trả tiền, có những dịch vụ và hàng hoá khách không phải trả tiền nhưdịch vụ giữ đồ cho khách, dịch vụ khuân vác hành lý...Kinh doanh trong ngành du lịch thực hiện thu hút một phần quỹ tiêu dùngcủa nhân dân và thực hiện tái phân chia quỹ tiêu dùng của cá nhân theo lãnh thổ.

Loại hình khách sạn[sửa]

Có nhiều loại khác nhau, phổ biến hiện nay thường đánh giá theo tiêu chuẩn sao (star). Khách sạn càng nhiều sao thì có quy mô càng lớn và đầy đủ các dịch vụ phục vụ khách.

Quy mô phòng[sửa]

Xếp loại khách sạn vào quy mô buồng phòng thì chia thành các mức:

  • Khách sạn nhỏ: 1 đến 150 phòng
  • Khách sạn vừa: 151 đến 400 phòng
  • Khách sạn lớn: 401 đến 1500 phòng
  • Khách sạn Mega: trên 1500 phòng

Khách hàng đặc thù[sửa]

Xếp khách sạn theo đặc thù khách hàng chủ yếu, bao gồm:

Khách sạn thương mại (commercial hotel)[sửa]

  • Là loại hình khách sạn thường tập trung ở các thành phố lớn hoặc các khu trung tâm thương mại, đối tượng chính là khách thương nhân nhưng thực tế hiện nay là đối tượng khách du lịch.
  • Thời gian lưu trú ngắn hạn.

Khách sạn sân bay (airport hotel)[sửa]

  • Airport Hotel tọa lạc gần các sân bay quốc tế. ví dụ như khách sạn sân bay Tân Sơn Nhất...
  • Đối tượng chính là các nhân viên phi hành đoàn, khách chờ visa...
  • Thời gian lưu trú ngắn.

Khách sạn bình dân (Hostel/Inn)[sửa]

  • Không nằm trong trung tâm thành phố, nằm gần các bến xe, nhà ga... với các tiện nghi tối thiểu. ví dụ khu du lịch ba lô...
  • Đối tượng là khách bình dân, túi tiền vừa phải.

Khách sạn sòng bạc (Casino hotel)[sửa]

Chủ yếu cung cấp các dịch vụ và nhu cầu chơi, giải trí, cờ bạc... thường được xây dựng lộng lẫy, các trang thiết bị cao cấp. Ví dụ như các khách sạn ở Ma Cao, Las Vegas,...

  • Đối tượng khách có nhu cầu giải trí cờ bạc các loại.
  • Thời gian lưu trú ngắn.

Khách sạn nghỉ dưỡng (resort hotel)[sửa]

  • Nằm ở các vùng cao nguyên, ven biển, hải đảo, vịnh, thung lũng... Ví dụ Phan Thiết, Mũi Né, Nha Trang, Vũng Tàu...
  • Đối tượng khách có nhu cầu nghỉ dưỡng, nghĩ bệnh...
  • Lưu trú dài hạn.

Khách sạn căn hộ (suite hotel/apartment)[sửa]

  • Nằm trong các thành phố lớn, có các loại phòng với diện tích lớn, đầy đủ tiện nghi như một căn hộ với các phòng chức năng: phòng ăn- khách- ngủ-bếp.
  • Đối tượng lưu trú là khách đi du lịch theo dạng gia đình,khách thương gia, khách công vụ, các chuyên gia đi công tác ngắn và trung hạn.có các dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú.

Nhà nghỉ ven xa lộ (Motel)[sửa]

  • Thường có nhiều ở nước ngoài, thường nằm trên các superhighway.
  • Đối tượng là khách hàng đi du lịch bằng xe môtô, xe hơi, khách có thể đậu xe trước cửa phòng mình.
  • Chủ yếu là có chỗ ở qua đêm, ngắn hạn.

Đặt phòng khách sạn[sửa]

Với các khách sạn hạng 1 hoặc 2 sao thì nguồn thu đến phần lớn từ khách lẻ. Với các khách sạn lớn họ phụ thuộc không nhỏ vào các công ty lữ hành trong việc mang khách đến và đặt các dịch vụ đi kèm. Ngày nay với sự phát triển của internet, đặt khách sạn trở nên đơn giản hơn, khách hàng có thể truy cập trực tiếp vào website của khách sạn để đặt phòng hoặc thực hiện đặt phòng qua các đại lý đặt phòng trực tuyến.

Chú thích[sửa]

  1. Theo tài liệu TCVN 4391:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 228 "Du lịch và các dịch vụ có liên quan" (Việt Nam) biên soạn

Liên kết đến đây