Mặc cả

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đôi khi, bạn gặp phải mức giá bán hàng quá cao—hoặc có thể bạn cần phải thuyết phục một khách hàng tiềm năng! Dù thế nào đi nữa, mặc cả lịch sự là một cách vui vẻ và khéo léo để thương lượng mức giá mà mọi người có thể cùng đồng ý. Hãy đọc tiếp để biết cách mặc cả ở chợ trời cũng như các giao dịch địa ốc!

Các bước[sửa]

Mặc cả ở Nước ngoài[sửa]

  1. Biết khi nào là thời điểm hợp lý để mặc cả. Các quốc gia khác nhau có văn hóa khác nhau. Một số tập quán nước họ có thể tương tự với nước bạn, trong khi những tập quán khác có thể khác rất nhiều. Hãy dành thời gian để bản thân làm quen với văn hóa của quốc gia mà bạn ghé thăm. Ở một số nơi, mặc cả là bình thường và được khuyến khích cho mọi món hàng, trong khi ở những nơi khác, việc đó lại bị hạn chế hơn.
    • Nói chung, đa số giá cả được công bố sẽ là giá chính thức. Do vậy, mặc cả ít có khả năng thành công.[1]
    • Nếu bạn thấy có hai loại giá được công bố—một bằng tiếng Anh và một bằng tiếng địa phương—hãy tính tới đồng tiền và tỉ giá hối đoái. Nếu hai giá trị khác nhau, hãy cân nhắc mặc cả để được giá thấp hơn.
    • Đôi khi, có vài món hàng hoặc dịch vụ mà bạn không nên mặc cả. Ví dụ, ở một số nước, mặc cả khi đi taxi là chấp nhận được, nhưng mặc cả đồ ăn lại là không thể chấp nhận được.[2]
  2. Hãy để ý tới tập quán tôn giáo. Nếu bạn đang du lịch nước ngoài, tôn giáo chính có thể khác biệt so với nước bạn. Một số người bán hàng có thể đóng cửa vào ngày nghỉ lễ, trong khi những người khác dành để cầu nguyện. Đừng làm gián đoạn khi một người đang cầu nguyện, và đừng tức giận nếu một người bán hàng đóng cửa trong kỳ nghỉ lễ.
  3. Hãy chú ý tới những thái độ và tập quán khác nhau. Những việc được cho là lịch sự ở nơi này có thể bị nhìn nhận là thô lỗ ở nơi khác. Trước khi đi mặc cả, hãy dành thời gian để nghiên cứu về văn hóa. Việc này sẽ giúp bạn tránh được những tình huống không mong đợi. Nó cũng giúp bạn tránh xúc phạm người bán một cách vô ý. Ví dụ, ở nhiều quốc gia Trung Đông và Hồi giáo:
    • Bắt tay là quan trọng. Chúng luôn được thực hiện với tay phải. Việc rút tay lại trong khi đang bắt tay cũng bị coi là thô lỗ. Nếu người bán chủ động bắt tay, hãy đợi họ rút trước, cho dù có mất bao nhiêu thời gian đi nữa.[3]
    • Tương tác trong giao tiếp giữa đàn ông và phụ nữ có thể khác nhau. Nếu bạn là đàn ông, và người bán hàng là phụ nữ, đừng chủ động bắt tay. Hãy đợi cô ấy chìa tay ra nếu cô ấy làm vậy. Tránh nhìn lâu vào mắt cô ấy.[3]
  4. Hãy tôn trọng văn hóa và ngôn ngữ của quốc gia khác. Nếu bạn thô lỗ, mọi người có thể không mấy sẵn lòng thương lượng với bạn. Tuy nhiên, nếu bạn lịch sự và tôn trọng họ, người bán có thể sẵn sàng mặc cả và thương lượng giá thấp hơn. Hãy cân nhắc học cách chào hỏi (và phản ứng) truyền thống cũng như lời "cảm ơn" trước khi tới chợ, hay bất cứ nơi nào mà bạn có thể phải mặc cả. Thậm chí dù bạn không thể nói bất cứ điều gì khác bằng ngôn ngữ của người bán, họ có thể nhận thấy bạn đang cố gắng và tôn trọng bạn vì điều đó.[4]
    • Nếu bạn chỉ mới bắt đầu học ngôn ngữ bản địa, hãy cân nhắc dùng các từ số đếm của tiếng địa phương ngay cả khi bạn không thể thực hiện một cuộc hội thoại đầy đủ.
  5. Đừng khoe khoang quốc tịch của bạn. Nếu bạn ở một nước nghèo hơn quốc gia của mình, những người địa phương có thể mong đợi bạn trả giá cao hơn. Khả năng là bạn không thể che giấu điều này, nhất là nếu bạn không thông thạo tiếng địa phương, nhưng hãy cố giảm thiểu những bộ quần áo lạ kỳ bóng bẩy và phụ kiện đắt tiền.
  6. Hãy cân nhắc đi mua sắm vào cuối ngày. Đây là thời điểm người bán chuẩn bị về và sẽ hăm hở bán tháo đồ.[5]
    • Hỏi một người địa phương về bất cứ ngoại lệ đặc thù vùng miền nào mà họ biết. Ví dụ, ở thành phố Chiang Mi, Thái Lan, một số người bán sẵn lòng giảm giá nhiều cho món hàng may mắn bán được đầu tiên trong ngày.[4]
  7. So sánh sản phẩm.[2] Nếu bạn đang tới chợ, bạn có thể thấy một số sạp bán cùng một mặt hàng (hoặc rất giống nhau). Hãy để ý chênh lệch giá cả của những món hàng này. Nếu giá một người bán đưa ra cao hơn mức trung bình toàn chợ, hãy chú ý tới chất lượng sản phẩm. Có thể có vài lý do giải thích điều này. Ví dụ, những mặt hàng lông thú thật thường đắt hơn lông thú giả. Nếu giá cả là sự khác biệt duy nhất thì bạn có thể cố gắng mặc cả xuống mức trung bình. Người bán thậm chí có thể chào mức giá thấp hơn.
  8. Cân nhắc dắt theo một người bạn. Hãy cố mang theo một người bạn đã sống lâu ở quốc gia đó, hay quen thuộc với văn hóa và tập quán nơi đó. Điều này không chỉ khiến việc thương lượng giá cả đỡ đáng sợ hơn, mà bất cứ câu nói và thông tin nào từ người bạn đều có thể ảnh hưởng tới giá cuối cùng của người bán hàng. Đừng sợ nói chuyện với bạn mình về giá trị của món hàng—chỉ cần nhớ nói sao cho tôn trọng. Bạn không muốn người bán từ chối bán món hàng cho mình.[2]
  9. Thương lượng với người bán hạ xuống mức giá của bạn. Hãy thầm quyết định mức giá bạn sẵn lòng trả, sau đó mặc cả với người bán xuống mức giá đó bằng việc trả giá qua lại. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu bằng cách đưa ra mức giá bằng nửa giá công bố. Người bán có thể sẽ đề xuất một mức giá cao hơn mức giá bạn đưa ra, nhưng vẫn thấp hơn mức giá ban đầu. Nếu điều này có vẻ vẫn chưa hợp lý với bạn, đừng sợ bất đồng, hãy nhăn mặt hay hành động vẻ thất vọng. Người bán có thể sẽ hạ giá xuống nữa để bạn vui vẻ và bán được món hàng.[2] Sau đây là một vài bí quyết:
    • Chọn một mức giá theo đồng tiền ở quê nhà, sau đó quy đổi (sơ) ra đồng tiền bạn đang dùng. Làm quen với giá cả địa phương thì dễ, nhưng đừng để tỷ giá hối đoái cao hay thấp khiến bạn từ chối một đề nghị tốt, hoặc trả nhiều tiền hơn bạn muốn.
    • Bạn có thể đề nghi một mức giá thấp hơn nhiều giá họ đưa ra nếu bạn chắc rằng họ đã ép giá đối với khách nước ngoài. Hãy cho người bán biết và họ có thể nhượng bộ mức giá địa phương cho bạn.
    • Việc trả giá qua lại hợp lý có thể thay đổi tùy vào nơi bạn đang ở. Nếu có thể, hãy hỏi người địa phương trước mức giá nào là hợp lý. Nếu phải đoán, đừng bao giờ đề nghị dưới 50% mức giá ban đầu.
  10. Tiếp tục thương lượng tới khi bạn đồng ý với mức giá. Một khi đó là mức giá bạn sẵn lòng trả, hãy mua nó và cảm ơn người bán. Để đạt được mức giá đó, bạn có thể cần dựa tới những chiến thuật sau:
    • Thể hiện sự lưỡng lự hay tiếp tục im lặng có thể khiến người bán đưa ra một đề xuất tốt hơn. Nhưng ở một số nền văn hóa, điều này có thể được diễn giải thành dấu hiệu của sự thờ ơ. Nếu họ bắt đầu quay đi, hãy bắt đầu nói chuyện lại ngay—tuy vậy bạn không cần nâng giá lên ngay lập tức.
    • Đồng ý với mức giá cuối cùng đưa ra với điều kiện họ tặng kèm một món hàng giảm giá bạn thích.[6]
    • Nhờ một người bạn giả vờ kéo bạn đi hay thuyết phục bạn bỏ qua chỗ khác. Việc này có thể khiến người bán đưa ra giá chào cuối cùng.[5]
    • Nếu bạn không có một người bạn nào để nhờ vả, đơn giản chỉ cần dợm bước quay đi để đạt được hiệu quả tương tự. Tuy vậy, một khi bạn đã thử việc này rồi lại quay lại ngay chính gian hàng đó, bạn không thể có được mức giá tốt hơn.
    • Hãy rút số tiền mặt mà bạn trả giá cho người bán hàng thấy để thuyết phục họ trực tiếp. Đừng thử hành động này với món tiền được coi là lớn ở quốc gia đó. Nó có thể mang lại nguy cơ bạn bị cướp hay trộm vặt sau đó.[5]

Mặc cả ở Chợ Trời hay Chợ Đồ thanh lý[sửa]

  1. Ăn vận bình thường. Bạn không cần phải ăn mặc quá khác so với ngày thường để trông tuềnh toàng, nhưng hãy tránh quần áo nổi bật đắt tiền. Có khả năng là bạn sẽ phải thương lượng những món hàng rẻ, và một bộ cánh đẹp đẽ đắt tiền sẽ nói với người bán hàng rằng bạn có khả năng trả đúng toàn bộ giá tiền.[6]
    • Đừng quên tháo trang sức và đồng hồ lấp lánh vì cùng lý do như trên.
  2. Đến vào cuối ngày. Trong những giờ cuối cùng trước khi thu dọn đi về, người bán sẽ hào hứng bán tháo những món đồ còn lại[6]
    • Mặt trái của việc đến muộn là sự lựa chọn sẽ bị hạn chế. Để có nhiều lựa chọn nhất (nhưng giá cao hơn), hãy đến sớm.
    • Nếu chợ trời tổ chức theo mùa, thời điểm trong năm cũng có thể có tác động lên giá cả. Khi chợ trời mới mở cửa, người bán có lượng lớn hàng tồn từ mùa vắng khách và có thể hào hứng bán tháo để có chỗ nhập những mặt hàng được chuộng hơn.
  3. Âm thầm quyết định mức giá tối đa. Một khi bạn đã tìm được món hàng mình thích, hãy tự quyết định xem bạn sẵn lòng trả bao nhiêu tiền. Việc có một ranh giới rõ ràng sẽ giúp bạn không bị thuyết phục phải trả nhiều hơn so với số tiền mà bạn sẵn sàng trả.[1]
    • Đừng bao giờ tiết lộ mức giá này cho người bán! Nếu bạn làm thế, người bán sẽ không có lý do gì để đưa ra mức giá thấp hơn.
    • Bạn có thể dạo một vòng trước để biết những mặt hàng tương tự được bán thế nào, nhưng không có gì đảm bảo bạn sẽ tìm thấy một món có chất lượng tương đương, và trong lúc đó, món hàng có thể sẽ bị người khác mua mất.
  4. Ra giá thấp nhưng hợp lý. Đa số người bán đều sẵn lòng mặc cả, nhưng đưa ra mức giá thấp hơn 50% mức giá chào sẽ chỉ khiến họ bực mình.[7]
    • Yêu cầu mức giảm giá 25 tới 50% thường được cho là hợp lý đối với lần trả giá ban đầu ở chợ trời, mặc dù giá cuối cùng sẽ chỉ thấp hơn khoảng 10%-25% so với giá công bố.
  5. Thể hiện sự lưỡng lự trước khi phản ứng với giá chào lại của người bán. Nói "Ừ hừm" hay chỉ đơn giản là tạm ngừng một chút trước khi trả lời sẽ khiến bạn có vẻ kém sẵn lòng mua món hàng. Điều này mang đến cho bạn nhiều quyền lực trong việc trả giá hơn.
    • Tiếp tục im lặng có thể khiến họ phản ứng với đề xuất tốt hơn. Việc này hiệu quả hơn nếu bạn nhận được sự chú ý hoàn toàn của người bán. Nếu bạn đang cố mua móc khóa giá 20 ngàn, người bán có thể tảng lờ bạn và chuyển qua một khách hàng khác!
    • Sau một quãng ngừng, hãy đưa ra một mức giá mới giữa đề xuất cuối cùng của bạn và mức giá hiện tại của người bán.
  6. Tiếp tục thương lượng tới khi bạn đồng ý được mức giá hay người bán không muốn tiếp tục nữa. Tiếp tục thể hiện sự lưỡng lự cho tới khi người bán giảm dưới "mức giá tối đa" bí mật của bạn. Nếu người bán không hạ mức giá tới đó, hãy thử những chiến thuật sau:
    • Đồng ý với mức giá cuối cùng đưa ra với điều kiện họ tặng kèm một món hàng giảm giá bạn thích.[6]
    • Nhờ một người bạn giả vờ kéo bạn đi hay thuyết phục bạn bỏ qua chỗ khác. Việc này có thể khiến người bán đưa ra đề nghị cuối cùng.[5]
    • Nếu bạn không có một người bạn hữu dụng, đơn giản chỉ cần dợm bước quay đi để đạt được cùng hiệu ứng. Tuy vậy, một khi bạn đã thử việc này rồi quay lại ngay gian hàng, bạn không thể có được mức giá tốt hơn.
    • Hãy rút số tiền mặt mà bạn trả giá cho người bán hàng thấy để thuyết phục họ trực tiếp. Đừng thử hành động này với món tiền được coi là lớn ở quốc gia đó. Nó có thể mang lại nguy cơ bạn bị cướp hay trộm vặt sau đó.[5]

Mua Nhà, Xe, hay các Mặt hàng Đắt tiền khác[sửa]

  1. Hãy nghiên cứu. Thực hiện một số "bài tập ở nhà" sơ bộ bằng cách tìm trên mạng hay đến các cửa hàng để tìm ra mức giá thấp nhất cho mặt hàng bạn muốn.
    • Việc in ra một bản trả giá hoặc viết tên trang web để chỉ cho người bán trong quá trình thương lượng sẽ cho họ thấy là bạn đã nghiên cứu và sẵn sàng đi chỗ khác.
    • Hãy đảm bảo là bạn đang tìm hiểu những sản phẩm có thể so sánh được. Việc bạn thấy một mẫu đã qua sử dụng bán bằng nửa giá không có nghĩa là bạn có thể mua cái mới với cùng giá tiền.[8]
    • Nếu bạn đang cân nhắc một ngôi nhà, hãy yêu cầu môi giới cung cấp cho bạn danh sách mua bán. Và tìm xem ngôi nhà đã được rao bán trên thị trường lâu chưa — càng lâu thì người bán càng sẵn lòng bán giảm giá.[9]
    • Tập làm quen với những đặc điểm của sản phẩm và so sánh chúng với những sản phẩm tương tự. Bạn càng biết nhiều thì càng có khả năng đánh giá những điều khoản của việc giao dịch.
  2. Ăn vận đẹp. Khi thương lượng một mặt hàng đắt tiền, vẻ ngoài càng đẹp thì càng dễ có được sự tôn trọng từ đối tác. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang thương lượng mua nhà.
  3. Hãy kín đáo trong thương lượng. Nếu bạn đang sắm tivi hay ô tô ở nơi công cộng, người bán không muốn những khách hàng kế bên phát hiện ra là họ có thể giao dịch với mức giá thấp hơn. Hãy hạ giọng và nói chuyện kín đáo để có được thương vụ tốt nhất.[10]
  4. Hãy trả mức giá thấp nhưng hợp lý cho lần đầu tiên. Nghiên cứu trước đó của bạn nên cho bạn biết về "biên độ" trả giá. Hãy cẩn thận đừng trả giá quá thấp và khiến người bán bực bội.
    • Khi mua nhà, trả giá hợp lý thường thấp hơn 5 tới 10% mức giá công bố.[11]
  5. Đưa ra lý do cho người bán để thay đổi mức giá. Nếu bạn không đồng ý với đề xuất của họ, bạn cần đưa ra lý do để họ thay đổi, bởi vì khá khó để mặc cả mặt hàng chỉ bằng cách nêu giá qua lại.
    • Cho họ thấy lịch sử mua hàng nhiều lần của bạn nếu có thể, hay đề xuất lợi ích tăng thêm. Ví dụ, nếu bạn đang mua xe, hãy đề nghị bảo dưỡng xe ở gara của họ nếu họ bán nó cho bạn. Nếu bạn đang bán nhà, hãy đồng ý trả tiền sửa chữa.
    • Thảo luận bất cứ khiếm khuyết nào của sản phẩm, dù nhỏ. Một lỗ hổng nhỏ hay đặc điểm không tương xứng với quảng áo có thể là lý do để giảm giá.[10]
    • Đề cập sự không hài lòng với một số mặt của sản phẩm, như là phong cách hay thiếu hụt những sản phẩm đi kèm (ví dụ bàn phím không dây cho máy tính). Hãy cẩn thận đừng xúc phạm người bán, đặc biệt nếu họ là nghệ nhân hay nhà thiết kế sản phẩm.
  6. Hãy hỏi về phiếu giảm giá, dịp hạ giá, hay chiết khấu tiền mặt. Nhà bán lẻ không phải trả phí thẻ tín dụng cho giao dịch tiền mặt, và có thể chuyển khoản chiết khấu này qua cho bạn.[12]
    • Cảnh báo: Điều này có thể phản tác dụng nếu bạn đang mua nhà. Có sẵn tiền đủ trả cho căn nhà cho người bán thấy là bạn đủ giàu để trả nhiều hơn.
  7. Tiếp tục thương lượng tới khi bạn đồng ý được mức giá hay người bán không muốn tiếp tục nữa. Tỏ vẻ lưỡng lự cho tới khi người bán giảm giá tới mức chấp nhận được. Nếu người bán không chạm tới mức giá bạn muốn, hãy thử những chiến thuật sau:
    • Nếu bạn đang trả giá cho một căn nhà, hãy gửi một email cảm ơn lịch sự tới đề xuất giá của họ, nhưng đừng trả lời về đề xuất lại của bạn trong vài ngày. Việc này cho họ thời gian lo rằng bạn có thể không còn hứng thú nữa, và cân nhắc giảm giá.
    • Nói rằng bạn có vợ chồng hay thành viên gia đình đòi giới hạn ngân sách. Bạn thậm chí có thể giả vờ gọi điện tới họ nếu tình hình bắt buộc. Nếu giá cả "vượt ngoài khả năng của bạn" người bán có thể nhượng bộ một chút.
    • Nếu tất cả những gì bạn có thể nhận được là một mức giá tầm tầm, hãy hỏi người bán xem họ có thể giữ mức giá đó cho bạn trong bao lâu. Dẫn ra mức giá đó ở các nơi khác có thể khiến họ cùng người bán ban đầu hạ giá.[13]
  8. Theo sát giao dịch. Đọc những điểm quan trọng dễ bỏ sót trong hợp đồng bất động sản hay kế hoạch bảo hành luôn là ý tưởng tốt. Nếu giá hay điều khoản cuối cùng khác so với kỳ vọng của bạn, hãy lập tức đưa ra thảo luận với bên kia. Bạn có thể cần mặc cả thêm.

Biết Cần tránh Điều gì[sửa]

  1. Đừng bao giờ tỏ ra nhiệt tình. Nếu bạn cho thấy bạn hào hứng mua hay bán một món đồ, bên kia biết rằng họ có thể có được một mức giá hấp dẫn hơn.
  2. Đừng mặc cả khi bên kia không sẵn sàng. Mọi người hay mặc cả khi mua một món hàng đắt tiền, hay khi người bán đang muốn tống khứ đồ ở chợ trời hay chợ đồ thanh lý. Bạn sẽ có khả năng thành công ít hơn — và chọc giận người bán — nếu bạn cố trả giá cho một bữa ăn ở nhà hàng hay vé xe bus.
    • Mặc dù chủ cửa hàng "gia đình" có quyền thỏa thuận giá, họ thường có biên lợi nhuận thấp và biên độ cho việc mặc cả hẹp hơn. Nếu họ tỏ ra bực mình khi bạn thử, đừng cố trả giá.
    • Những chuỗi và cửa hàng bách hóa lớn thường có chính sách cố định cho hoặc không cho phép giảm giá. Nếu nhân viên nói rằng họ không được phép làm vậy, hãy thử hỏi xem vậy ai có quyền.
  3. Đừng bao giờ hành xử thô lỗ hay hạ thấp người khác. Hãy đối xử với bên kia tử tế và họ sẽ đối xử lại bạn như vậy.[8]
    • Hãy cẩn thận! Điều này không có nghĩa bạn cần phải khen ngợi món hàng mình định mua. Tỏ ra nhiệt tình cho người bán hàng biết là bạn sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho nó.
  4. Đừng tức giận hay đắm đuối vào việc mặc cả. Mặc cả có thể vui, nhưng đó là phương tiện để đạt mục đích. Nếu bạn đã trả giá được mười phút và cả hai bên không thay đổi giá, có nói nhiều hơn nữa cũng chẳng giải quyết được gì.[1]
  5. Đừng bao giờ mặc cả một khoản không đáng kể. Trả xuống được 1 triệu từ mức giá ban đầu và sau đó từ chối mua chỉ vì 10 ngàn sẽ khiến bên kia hối hận vì đã buôn bán với bạn.
  6. Đừng yêu cầu người bán đưa ra "giá tốt nhất" rồi sau đó tiếp tục mặc cả. Đặc biệt là những món hàng nhỏ ở chợ trời, người bán biết họ sẵn sàng bán ở mức giá bao nhiêu. Nếu họ đã đưa ra câu trả lời trung thực "giá tốt nhất" họ sẽ thấy khó chịu nếu bạn vẫn tiếp tục trả giá.[14]

Sử dụng những Lối nói và Chiến thuật Khác[sửa]

  1. Khơi gợi lòng cảm thông của người bán. Hãy cho người bán biết bạn không có nhiều tiền để trả.
    • Tôi thất nghiệp / là học sinh / đã về hưu.
    • Tôi chỉ có (X) để tiêu tháng này thôi. Bạn có thể chấp nhận nó được không?
  2. Thuyết phục người bán điều chỉnh giá. Hãy cố thuyết phục họ cho bạn biết họ có thể giảm giá xuống được bao nhiêu, hay ít nhất cũng bắt đầu nhượng bộ.
    • Anh có thể giảm giá món này xuống được bao nhiêu?[15]
    • Nếu đối thủ của họ có thể bán nó với mức giá (X), bạn cũng có thể có được mức giá đó. (Hãy đảm bảo so sánh hợp lý; đừng khiến họ bực mình vì so sánh với một món hàng kém hơn rõ rệt.)
  3. Tạo áp lực với người bán hoàn thành giao dịch sớm. Nếu bạn tỏ ra đang vội, họ sẽ không có thời gian thuyết phục bạn trả nhiều hơn.
    • Tôi có thể trả anh đủ bây giờ nếu anh giảm xuống mức giá (X).
    • Tôi chỉ có buổi chiều nay thôi.
  4. Hãy cứng rắn với người mua. Nếu họ không muốn hàng của bạn, họ sẽ không mặc cả nó.
    • Tôi rất tiếc, nhưng tôi thực sự phải bán ở mức (X) cho món đó.
    • Bất cứ giá nào thấp hơn thì tôi đều không có lời.
  5. Xua khách hàng đi tạm thời. Nếu người mua không đáp ứng được mức giá hiện thời của bạn, đưa ra một giao dịch có điều kiện sẽ khiến họ thôi rầy rà và cho phép bạn vẫn bán được món hàng nếu bạn không cố bán tháo nó với mức giá hời hơn.
    • Bây giờ tôi không sẵn lòng bán với mức giá đó. Hãy quay lại trước khi đóng cửa nửa tiếng và tôi sẽ xem thế nào.[16]
    • Tôi đang cố bán nó ở mức giá mình đưa ra. Hãy cho tôi số liên hệ của anh và tôi sẽ gọi cho anh nếu hết đợt bán hàng này vẫn không ai mua nó.[16]
  6. Hãy nói với bên kia bạn không phải là người ra quyết định. Dường như khó thuyết phục bạn hơn nếu bạn nói rằng quyết định là ở ai đó.
    • Tôi muốn mua món này, nhưng (vợ/ba tôi) sẽ không để tôi chi nhiều tiền đến thế.
    • Tôi rất tiếc, nhưng chính sách công ty không cho chiết khấu.
    • (Người chủ/công ty) định giá. Rất tiếc là tôi không thể tự điều chỉnh giá.

Lời khuyên[sửa]

  • Văn hóa địa phương luôn chiến thắng những lời khuyên chung chung. Nếu bạn đang du lịch nước ngoài và người bán có vẻ bực mình với chiến thuật của bạn, hãy duyên dáng xin lỗi và điều chỉnh chiến thuật. Họ dễ cho phép bạn tùy ý làm điều mình muốn nếu biết bạn là người nước ngoài, miễn là bạn lịch sự.
  • Hãy xem qua các mặt hàng giảm giá hay hỏi về đợt giảm giá sắp tới. Ngoài việc rẻ hơn chúng còn có thể được giảm giá hơn nữa nếu người bán muốn dọn chỗ cho những sản phẩm được chuộng hơn.

Cảnh báo[sửa]

  • Bắt nạt, dọa dẫm, hay hạ nhục người trả giá bên kia sẽ khiến cơ hội chốt được giao dịch tốt của bạn ít đi.
  • Đôi khi yêu cầu và nhận được chiết khấu cho một mặt hàng của một nhà bán lẻ lớn có thể khiến việc mua bán của bạn thành cuối cùng. Họ sẽ không đổi trả, hay hoàn tiền cho món hàng. Bạn có thể sẽ phải mắc kẹt với nó do vậy hãy đảm bảo là bạn thực sự thích nó.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]