Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Xử lý khi bị nhím biển đâm
Từ VLOS
Cho dù là bạn bất cẩn cầm hoặc đạp phải nhím biển, bạn sẽ bị đâm. Nhím biển có độc nên viêc xử lý nhanh chóng và đúng cách là rất quan trọng. Khi bị nhím biển đâm, hãy bình tĩnh và xử lý theo hướng dẫn để tránh viêm nhiễm nghiêm trọng.
Mục lục
Các bước[sửa]
Nhổ bỏ gai nhím biển[sửa]
-
Xác
định
vết
đâm
do
nhím
biển.
Để
xử
lý
khi
bị
đâm,
trước
tiên,
bạn
cần
xác
định
đó
là
do
nhím
biển
chứ
không
phải
sinh
vật
biển
khác.
- Nhím biển có dạng hình cầu phẳng và được bao phủ bởi gai. Chúng được tìm thấy ở mọi vùng biển nhưng phổ biến nhất là ở vùng có khí hậu ấm áp.[1]
- Nhím biển ẩn náu trong vách đá dưới nước và sẽ tấn công khi bị đe dọa. Hầu hết mọi người bị đâm khi bất ngờ dẫm phải nhím biển.[2]
- Chính bạn có thể dễ dàng xử lý vết đâm. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tình trạng khó thở, buồn nôn, đau thắt ngực hoặc dấu hiệu viêm nhiễm như vết đâm ửng đỏ và chảy mủ thì bạn nên tìm đến bác sĩ.[3]
- Ngoài ra, bạn cũng nên đến trạm y tế nếu bị đâm ở khớp vì trong trường hợp này có thể phải phẫu thuật để lấy gai nhím ra.[3]
-
Tìm
hiểu
bộ
phận
chứa
độc
tố
của
nhím
biển.
Nhím
biển
có
hình
cầu
phẳng.
Mặc
dù
nhím
biển
không
hung
dữ
nhưng
nó
vẫn
đâm
bạn
khi
tình
cờ
dẫm
phải.[4]
Hơn
nữa,
một
vài
bộ
phận
trên
cơ
thể
của
nhím
biển
có
tiết
độc
tố.
- Nhím biển tiết nọc độc qua gai và chân kìm nhỏ.
- Gai nhím tạo ra vết thương dạng lỗ và dính vào da. Do đó, gai nên được lấy ra lập tức sau khi bị nhím đâm.[4]
- Chân kìm nhỏ là bộ phận chủ chốt tìm thấy ở giữa gai, dính vào nạn nhân khi bị nhím biển tấn công. Chúng nên được lấy ra nhanh chóng ngay khi bị đâm.[4]
-
Nhổ
bỏ
gai.
Sau
khi
bị
nhím
biển
đâm,
hãy
nhổ
lấy
gai
càng
nhanh
càng
tốt
để
giảm
thiểu
độc
tố.
- Dùng kẹp để kéo phần gai lớn dính trên da. Hãy kéo thật nhẹ nhàng để không làm gãy gai, vì nếu trường hợp đó xảy ra, bạn sẽ cần đến bệnh viện để được xử lý.[5]
- Wax nóng cũng có thể được dùng để lấy gai ra nếu nó dính sâu vào da và không thể lấy ra bằng dao cạo. Bôi wax nóng lên vùng da có gai đâm vào, hong khô rồi lột ra. Gai sẽ bị kéo ra cùng với wax.
- Bạn sẽ gặp một số vấn đề về sức khỏe khi không nhổ gai đúng cách. Nếu bạn không chắc gai đã được lấy ra hết, hãy đến gặp bác sĩ.
-
Lấy
chân
kìm
nhỏ
ra.
Chân
kìm
nhỏ
phải
được
lấy
ra
sau
khi
bị
đâm
để
ngăn
chặn
ảnh
hưởng
của
nọc
độc.
- Chân kìm nhỏ có thể được lấy ra bằng cách bôi kem cạo râu vào chỗ bị đâm và dùng dao cạo để làm sạch.[5]
- Hãy nhẹ nhàng khi sử dụng dao cạo để không làm ảnh hưởng đến vết thương.
Rửa vùng da bị tổn thương[sửa]
- Rửa bằng xà phòng và nước. Ngay khi lấy gai và chân kìm nhỏ ra, bạn cần phải rửa sạch vết thương.
- Không băng bó vết thương. Không nên dùng gạc và băng dính để băng kín vết thương. Bất kỳ mẫu gai nào ẩn sâu mà không thể được lấy ra bằng kẹp cũng cần phải tìm cách để lấy ra để tránh nhiễm khuẩn và ảnh hưởng của nọc độc.[5]
-
Ngâm
vết
thương.
Để
xử
lý
cơn
đau
và
giảm
nguy
cơ
viêm
nhiễm,
một
số
người
sẽ
ngâm
vết
thương
sau
lần
tẩy
rửa
đầu
tiên.
- Bạn có thể ngâm vết thương trong nước nóng. Không phải là nước sôi nhưng làm bạn có cảm giác nóng khi chạm vào. Giữ vết thương trong nước khoảng 1 giờ hoặc lâu đến mức mà bạn có thể chịu đựng được. Việc này sẽ làm dịu cơn đau và đẩy mảnh gai còn dính trên da ra ngoài. Bạn có thể thêm muối hạt hoặc hợp chất Magiê sunphat vào nước để hỗ trợ thêm cho thao tác này.[5]
- Một số người sẽ ngâm vết thương vào giấm nóng. Khuấy một ít giấm vào bồn nước nóng và ngâm vết thương từ 20 đến 40 phút. Bạn cũng có thể thêm muối hạt Epsom vào nước, vì nó sẽ giúp đẩy gai ra ngoài.
Xử lý vết thương và cơn đau[sửa]
-
Xử
lý
vết
thương
trước
khi
đi
ngủ.
Trước
khi
đi
ngủ,
bạn
nên
băng
vết
thương
lại
để
tránh
làm
tổn
thương
trong
khi
ngủ.
- Đặt miếng khăn có thấm giấm lên vết thương và dùng băng dính nhựa dán lại. Dán bằng băng dính nhựa để giữ chặt hơn.
- Tuy nhiên, đừng băng quá chặt. Nên nhớ không băng vết thương kín hoàn toàn vì mảnh gai còn xót lại cần không gian để tự đẩy ra ngoài.
-
Dùng
kháng
sinh
và
thuốc
giảm
đau.
Để
ngăn
chặn
viêm
nhiễm
và
chữa
trị
cơn
đau
kéo
dài,
bạn
có
thể
dùng
kháng
sinh
và
thuốc
giảm
đau
có
ở
quầy
thuốc
theo
hướng
dẫn.
- Thuốc mỡ kháng sinh cục bộ, có bán ở hầu hết các hiệu thuốc và cửa hàng đều có thể dùng để bôi lên vết thương. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đặc biệt là khi bạn thấy vết thương ửng đỏ hoặc sưng.[5]
- Tylenol và ibuprofen là lựa chọn tốt để xử lý vết thương. Bạn nên uống đủ liều mỗi 4 đến 8 tiếng đến khi triệu chứng giảm dần.[5]
-
Lưu
ý
dấu
hiệu
viêm
nhiễm.
Mặc
dù
vết
thương
do
nhím
biển
gây
ra
thường
mau
lành
nếu
được
điều
trị
đúng
cách
nhưng
chúng
rất
độc.
Hãy
lưu
ý
dấu
hiệu
viêm
nhiễm.
- Dấu hiệu viêm nhiễm gồm có vết thương ửng đỏ, chảy mủ, sưng hoặc tuyến bạch huyết làm khô vùng da bị thương (cổ, vùng da dưới cánh tay hoặc bẹn) hoặc nhiệt.[5]
- Tìm hỗ trợ y tế nếu dấu hiệu viêm nhiễm không dứt sau vài ngày.
- Nếu bạn khó thở hoặc đau ngực thì viêm nhiễm đã trở nên nghiêm trọng và bạn nên đến trạm y tế gần nhất.[7]
Lời khuyên[sửa]
- Tốt nhất là bạn nên ngâm kẹp vào nước sôi để diệt khuẩn trước khi dùng hoặc dùng bông gòn có tẩm cồn để bôi.
- Nhờ một người bạn hoặc ai đó giúp bạn khi nhổ gai ra và rửa vết thương. Vết thương có thể nghiêm trọng và hơi khó khăn khi bạn phải tự chăm sóc.
- Để tránh bị đâm khi bạn tình cờ dẫm phải nhím biển, hãy mang chân vịt khi bơi ở khu vực có nhiều nhím.
Cảnh báo[sửa]
- Nếu gai đâm vào gần khớp, bạn sẽ cần phẫu thuật để lấy ra. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn thay vì cố gắng tự lấy ra.
- Tìm đến bệnh viện nếu bạn bị nhiều vết thương lỗ, mệt mỏi, cơ thể suy yếu, đau cơ hoặc gặp khó khăn khi nhấc tay chân. Ngoài ra, tìm hỗ trợ ngay lập tức nếu bạn có phản ứng dị ứng nghiêm trọng như: khó thở, đau ngực, phát ban, da ửng đỏ, sưng môi hoặc lưỡi.[2]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://a-z-animals.com/animals/sea-urchin/
- ↑ 2,0 2,1 http://www.emedicinehealth.com/wilderness_sea_urchin_puncture/article_em.htm
- ↑ 3,0 3,1 http://www.emedicinehealth.com/wilderness_sea_urchin_puncture/page4_em.htm#when_to_seek_medical_care
- ↑ 4,0 4,1 4,2 http://www.emedicinehealth.com/wilderness_sea_urchin_puncture/article_em.htm#sea_urchin_puncture_overview
- ↑ 5,0 5,1 5,2 5,3 5,4 5,5 5,6 http://www.emedicinehealth.com/wilderness_sea_urchin_puncture/page3_em.htm#sea_urchin_puncture_treatment
- ↑ 6,0 6,1 6,2 http://getswellsoon.com/2012/03/09/sea-urchin-sting/
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/wilderness_sea_urchin_puncture/page4_em.htm