Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Cấp cứu nạn nhân nghẹn và bất tỉnh (trẻ em và người lớn)
Từ VLOS
Nếu thức ăn hoặc một vật nào đó bị kẹt trong họng và chặn đường thở, sự lưu thông của ô-xy lên não sẽ bị cắt đứt, và nạn nhân sẽ bị bất tỉnh. Việc sẵn sàng cứu chữa một người ngưng thở và bất tỉnh bằng phương pháp hồi sức tim phổi (CPR) bao giờ cũng có ích. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là biết phân biệt sự khác nhau trong việc thực hiện thủ thuật hồi sức tim phổi cho trẻ sơ sinh (dưới một tuổi), trẻ nhỏ (từ một đến tám tuổi), và cho người trưởng thành.
Mục lục
Các bước[sửa]
Cấp cứu trẻ sơ sinh[sửa]
- Kiểm tra hơi thở. Nếu một trẻ sơ sinh (dưới một tuổi) bị nghẹn không có phản ứng, điều bạn cần làm trước tiên là đánh giá tình hình.[1] Nhìn lướt xung quanh xem có thức ăn, đồ chơi hoặc bất cứ vật gì có thể gây nghẹn không. Sau đó kiểm tra xem trẻ có dấu hiệu còn thở không, chẳng hạn như ngực nhô lên hoặc nghe được hơi thở khi bạn áp tai vào gần mũi và miệng của trẻ.
-
Nhờ
người
gọi
số
điện
thoại
cấp
cứu
115.
Nếu
có
ai
ở
gần,
bạn
hãy
nhờ
người
đó
gọi
cấp
cứu
số
115
trong
khi
bạn
thực
hiện
các
bước
sơ
cứu
cho
trẻ.
Lưu
ý,
nếu
bạn
chỉ
có
một
mình
và
đứa
trẻ
không
thở,
bạn
cần
thực
hiện
thủ
thuật
CPR
trước
khi
gọi
cấp
cứu
để
đảm
bảo
sự
tuần
hoàn
và
cung
cấp
ô-xy
cho
trẻ.[2]
- Nếu bạn chỉ có một mình nhưng có thể có ai đó nghe được, bạn hãy thực hiện các bước cấp cứu và thỉnh thoảng kêu cứu. May mắn sẽ có ai đó gọi cấp cứu trong khi bạn sơ cứu cho đứa trẻ.
- Tìm dị vật chặn đường thở. Đặt trẻ nằm ngửa, ngửa đầu ra sau và mở miệng trẻ để quan sát. Nếu nhìn thấy dị vật, bạn hãy lấy ra, nhưng nhớ chỉ làm điều này khi dị vật có thể lấy ra dễ dàng. Nếu dị vật bị kẹt, bạn không nên mạo hiểm khiến vật càng bị đẩy sâu xuống cổ họng.[1]
-
Cố
gắng
làm
thông
đường
thở
nếu
trẻ
còn
tỉnh.
Nếu
trẻ
bất
tỉnh
hoặc
không
có
dấu
hiệu
thở,
nhanh
chóng
chuyển
sang
bước
kế
tiếp.
Bước
này
chỉ
thực
hiện
khi
trẻ
còn
tỉnh;
nếu
trẻ
bất
tỉnh,
cần
ngay
lập
tức
thực
hiện
thủ
thuật
CPR.
Nếu
một
trẻ
sơ
sinh
không
có
phản
ứng
và
có
dấu
hiệu
suy
hô
hấp,
bạn
cần
làm
thông
đường
thở
cho
trẻ.
Thử
áp
dụng
các
thao
tác
sau:[1]
- Ngồi và đặt ngửa cẳng tay trên đùi, sau đó đặt trẻ nằm sấp dọc theo cánh tay của bạn sao cho đầu của trẻ hơi dốc xuống. Dùng gót bàn tay vỗ mạnh vào lưng trẻ 5 lần, nhưng không mạnh quá. Xem thử dị vật đã long ra chưa.
- Lăn trẻ nằm ngửa trên cánh tay bạn, cũng với tư thế đầu thấp hơn mình. Dùng hai ngón tay đặt dọc theo điểm giữa xương ức của trẻ và nhanh chóng ấn vào ngực trẻ 5 lần. Kiểm tra miệng của trẻ xem dị vật đã long ra chưa.
- Lặp lại các bước trên để làm dị vật rơi ra khi trẻ có dấu hiệu thở và có mạch. Khi dị vật đã rơi ra và trẻ đã thở lại, bạn có thể gọi 115 và theo dõi trẻ cho đến khi có sự trợ giúp. Nếu trẻ ngừng thở hoàn toàn trong qua trình thực hiện thao tác hoặc bất tỉnh, bạn hãy chuyển sang bước kế tiếp.
-
Thực
hiện
thao
tác
ấn
ngực.
Nếu
trẻ
bị
bất
tỉnh,
bạn
cần
bắt
đầu
thủ
thuật
CPR.
Thao
tác
thực
hiện
thủ
thuật
CPR
cho
trẻ
sơ
sinh
khác
với
thao
tác
cho
trẻ
lớn
hơn
hoặc
người
lớn.
Thủ
thuật
ấn
ngực
giúp
duy
trì
dòng
máu
lưu
thông
đến
não.
Sau
đây
là
thao
tác
ấn
ngực
cho
trẻ
sơ
sinh:[2]
- Đặt trẻ nằm trên mặt phẳng cứng – trên bàn hoặc trên sàn cũng đủ.
- Đặt hai ngón tay lên giữa ngực trẻ. Tưởng tượng một đường thẳng nối giữa hai núm vú trẻ và đặt hai ngón tay ngay bên dưới đường thẳng đó.
- Ấn hai ngón tay xuống ngực trẻ, sâu khoảng 3,8 cm. Tốc độ ấn khoảng 100 lần một phút. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo ngực của trẻ phải nhô lên hoàn toàn giữa mỗi lần ấn.
- Thực hiện 30 lần ấn, vừa ấn vừa đếm thành tiếng.
- Kiểm tra đường thở của trẻ. Thao tác ấn ngực có thể làm long dị vật trong cổ họng trẻ. Sau ba mươi lần ấn, kiểm tra lại đường thở của trẻ. Ngửa đầu trẻ ra sau bằng cách nâng cằm lên và dùng tay kia tay đè xuống trán. Mở miệng trẻ để xem bạn có thể lấy dị vật ra không – nhớ là chỉ làm vậy nếu dị vật dễ lấy ra. Ngừng lại vài giây (không quá 10 giây) kiểm tra xem trẻ có thể tự thở không.
-
Thực
hiện
thủ
thuật
hô
hấp
cấp
cứu
nếu
bạn
đã
được
huấn
luyện
và
cảm
thấy
tự
tin
khi
thực
hiện.
Nếu
đứa
bé
bị
bất
tỉnh
vẫn
chưa
thở
lại,
có
thể
bạn
cần
hà
hơi
thổi
ngạt.
Tuy
nhiên,
theo
khuyến
cáo
mới
của
hiệp
hội
tim
Hoa
Kỳ,
nếu
không
được
huấn
luyện
về
thủ
thuật
hồi
sức
tim
phổi,
bạn
chỉ
thực
hiện
ấn
ngực
và
không
cần
hà
hơi
thổi
ngạt.[3]
Thủ
thuật
hô
hấp
cấp
cứu
được
thực
hiện
như
sau:[2]
- Dùng miệng của bạn áp vào miệng và mũi trẻ.
- Dùng ngực của bạn (không dùng phổi) để thổi một luồng hơi nhẹ, nhanh trong vòng một giây. Thổi một hơi nữa cũng theo cách đó.
- Quan sát xem ngực trẻ có nhô lên không, một dấu hiệu cho biết hơi thở có lách được qua vật cản hay không.
- Nếu không khí không vào được, chỉnh lại tư thế đầu và thử thổi thêm một hơi nữa. Nếu hơi thứ nhất đã vào được, bạn hãy thổi thêm một hơi nữa, và thực hiện thêm một chuỗi động tác ấn ngực.
-
Gọi
115
nếu
bạn
chỉ
có
một
mình.
Bạn
cần
lặp
lại
chuỗi
thao
tác
hồi
sức
tim
phổi
(30
lần
ấn
ngực
và
tiếp
theo
là
2
lần
hà
hơi
thổi
ngạt.[4])
trong
2
phút
–
khoảng
5
chu
kỳ.
Nếu
không
có
ai
để
nhờ
gọi
cấp
cứu
thì
bây
giờ
là
lúc
bạn
có
thể
ngưng
thực
hiện
CPR
để
gọi
cấp
cứu.[2]
- Mỗi giây trôi qua đều quý giá. Hãy tiếp tục cấp cứu cho trẻ trong lúc khi điện thoại đang reng, v.v…
- Làm theo hướng dẫn của người trực tổng đài cấp cứu 115 khi họ trả lời điện thoại.
-
Lặp
lại
các
chu
kỳ
CPR.
Tiếp
tục
thực
hiện
hồi
sức
tim
phổi.
Giữa
các
lần
ấn
ngực
và
hà
hơi
thổi
ngạt,
tiếp
tục
dừng
lại
vài
giây
để
kiểm
tra
xem
dị
vật
đã
long
ra
và
trẻ
đã
thở
lại
chưa.
Tiếp
tục
thực
hiện
một
chu
kỳ
CPR
nữa
sau
mỗi
lần
thấy
trẻ
không
có
dấu
hiệu
sinh
tồn.
Thực
hiện
cho
đến
khi
có
sự
giúp
đỡ
của
đội
cấp
cứu.[2]
- Nếu đã mệt, bạn hãy tìm người biết thủ thuật CPR để làm thay hoặc hai người cùng thực hiện.
Cấp cứu trẻ nhỏ[sửa]
- Kiểm tra hơi thở. Nếu đứa trẻ (từ 1 đến 8 tuổi) bị nghẹn và không có phản ứng, trước hết bạn nên đánh giá tình hình.[1] Nhìn lướt xung quanh xem có thức ăn, đồ chơi hoặc bất cứ vật gì có thể gây nghẹn không. Sau đó kiểm tra xem trẻ có dấu hiệu còn thở không, chẳng hạn như ngực nhô lên hoặc nghe thấy tiếng thở khi bạn áp tai vào gần mũi và miệng của trẻ.
-
Nhờ
người
gọi
số
điện
thoại
cấp
cứu
115.
Nếu
có
người
ở
gần
đó,
bạn
hãy
nhờ
người
đó
gọi
cấp
cứu
115
trong
khi
bạn
thực
hiện
các
bước
sơ
cứu
cho
trẻ.
Lưu
ý,
nếu
bạn
chỉ
có
một
mình
và
đứa
trẻ
không
thở,
bạn
cần
thực
hiện
thủ
thuật
CPR
trước
khi
gọi
cấp
cứu
để
đảm
bảo
sự
tuần
hoàn
và
cung
cấp
ô-xy
cho
trẻ.[2]
- Nếu bạn chỉ có một mình nhưng có thể có ai đó nghe được, bạn hãy thực hiện các bước cấp cứu và thỉnh thoảng kêu cứu. May mắn sẽ có người gọi cấp cứu trong khi bạn sơ cứu cho đứa trẻ.
- Tìm dị vật chặn đường thở. Đặt trẻ nằm ngửa, ngửa đầu ra sau và mở miệng trẻ để quan sát. Nếu nhìn thấy dị vật, bạn hãy lấy nó ra, nhưng nhớ chỉ làm điều này khi lấy được dễ dàng. Nếu dị vật bị kẹt, bạn không nên mạo hiểm khiến vật càng bị đẩy sâu xuống cổ họng.[1]
-
Cố
gắng
làm
thông
đường
thở
nếu
trẻ
còn
tỉnh.
Nếu
trẻ
bất
tỉnh
hoặc
không
có
dấu
hiệu
thở,
nhanh
chóng
chuyển
sang
bước
kế
tiếp.
Bước
này
chỉ
thực
hiện
khi
trẻ
còn
tỉnh;
nếu
trẻ
bất
tỉnh,
cần
ngay
lập
tức
thực
hiện
thủ
thuật
CPR.
Nếu
đứa
trẻ
không
có
phản
ứng
và
có
dấu
hiệu
suy
hô
hấp,
bạn
cần
làm
thông
đường
thở
cho
trẻ
bằng
cách
thực
hiện
động
tác
ép
bụng
–
còn
gọi
là
thủ
thuật
Heimlich.[1]
Thủ
thuật
này
được
thực
hiện
như
sau:[1]
- Vòng hai cánh tay bạn quanh eo trẻ, đồng thời giữ trẻ hơi nghiêng về phía trước.
- Nắm một bàn tay lại và đặt lên bụng trẻ ngay bên trên rốn. Bàn tay kia nắm lấy nắm tay này.
- Đẩy nắm tay vào bụng trẻ thật nhanh theo hướng lên trên. Thực hiện 5 lần nếu cần thiết, đồng thời quan sát xem dị vật đã long ra chưa.
- Kiểm tra hơi thở. Nếu trẻ ngưng thở hoàn toàn hoặc bất tỉnh, bạn hãy thực hiện thủ thuật CPR.
-
Thực
hiện
thủ
thuật
ấn
ngực.
Nếu
đứa
trẻ
bị
bất
tỉnh,
bạn
cần
bắt
đầu
thực
hiện
thủ
thuật
CPR
khẩn
cấp
để
duy
trì
sự
tuần
hoàn
và
cung
cấp
ô-xy.
Thao
tác
ấn
ngực
cho
trẻ
em
khác
với
trẻ
sơ
sinh
hoặc
người
lớn,
được
thực
hiện
như
sau:[2]
- Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng cứng (thường là sàn nhà) và quỳ bên cạnh vai trẻ để bạn không phải chỉnh lại vị trí giữa các lần ấn ngực và hà hơi thổi ngạt.
- Đặt gót bàn tay lên ngực trẻ giữa hai núm vú. Chỉ dùng một tay, vì hai tay sẽ khiến lực đẩy quá mạnh.
- Chồm nửa thân trên qua bàn tay, đồng thời dùng trọng lượng cơ thể và cánh tay của bạn ấn vào ngực trẻ. Bạn cần ấn xuống sâu khoảng 5 cm, với tốc độ 100 lần một phút và đảm bảo ngực của trẻ phải nhô lên hoàn toàn giữa mỗi lần ấn.
- Đếm thành tiếng đến 30 lần ấn.
- Kiểm tra đường thở của trẻ. Thao tác ấn ngực có thể làm long dị vật trong cổ họng trẻ. Sau ba mươi lần ấn, kiểm tra lại đường thở của trẻ. Ngửa đầu trẻ ra sau bằng cách nâng cằm lên và dùng tay kia tay đè xuống trán.[2] Mở miệng trẻ để xem bạn có thể lấy dị vật ra không – nhớ là chỉ làm vậy nếu dị vật có thể lấy ra dễ dàng. Ngưng lại vài giây (không quá 10 giây) kiểm tra xem trẻ có thể tự thở không.[2]
-
Thực
hiện
hà
hơi
thổi
ngạt
nếu
bạn
đã
được
huấn
luyện
thao
thao
tác
này.
Nếu
trẻ
còn
nhỏ,
áp
miệng
của
bạn
vào
cả
miệng
và
mũi
trẻ.
Nếu
không,
bạn
có
thể
dùng
kỹ
thuật
thổi
ngạt
miệng
–
miệng
hoặc
miệng
–
mũi.[2]
Bịt
hai
lỗ
mũi
của
trẻ
khi
thực
hiện
hà
hơi
theo
kiểu
miệng
–
miệng.
Cách
hà
hơi
thổi
ngạt
cho
trẻ
em
như
sau:[2]
- Áp miệng của bạn vào miệng và mũi trẻ sao cho kín.
- Thổi một hơi khoảng 1 giây vào đường thở của trẻ. Nếu không khí không vào được, chỉnh lại tư thế đầu trước khi cố gắng thổi thêm một hơi nữa.
- Thổi thêm một hơi thứ hai trước khi quay lại ấn ngực.
-
Gọi
115
nếu
bạn
chỉ
có
một
mình.
Bạn
cần
lặp
lại
thủ
thuật
hồi
sức
tim
phổi
(30
lần
ấn
ngực
và
tiếp
theo
là
2
lần
hà
hơi
thổi
ngạt[5])
5
chu
kỳ
–
hoặc
trong
2
phút
trước
khi
gọi
cấp
cứu
nếu
không
có
ai
ở
đó
để
gọi
cấp
cứu
giúp
bạn.[2]
- Làm theo hướng dẫn của người trực tổng đài cấp cứu 115 thật nhanh để có thể quay lại thực hiện CPR trong khi chờ trợ giúp.
-
Tiếp
tục
thực
hiện
thủ
thuật
CPR.
Trừ
khi
đứa
trẻ
bắt
đầu
có
dấu
hiệu
sinh
tồn
và
tự
thở
được,
bạn
nên
lặp
lại
các
chu
kỳ
CPR
(30
lần
ấn
ngực
và
2
lần
hà
hơi)
cho
đến
khi
đội
cứu
thương
đến
làm
thay
bạn.[2]
- Nếu đã mệt, bạn có thể tìm ai đó biết thủ thuật CPR làm thay hoặc giúp bạn cùng thực hiện.
Cấp cứu người lớn[sửa]
- Kiểm tra hơi thở. Nếu nạn nhân bất tỉnh, trước hết bạn cần đánh giá tình hình. Kiểm tra xem nạn nhân có dấu hiệu thở như lồng ngực nhô lên hoặc nghe được hơi thở khi bạn ghé tai sát vào mũi và miệng nạn nhân.
-
Gọi
115.
Nếu
có
người
ở
gần,
bạn
hãy
nhờ
người
đó
gọi
cấp
cứu
số
115
trong
khi
bắt
đầu
thực
hiện
những
bước
sơ
cứu.
Nếu
không
có
ai
ở
gần
để
trợ
giúp,
bạn
nên
gọi
cấp
cứu
trước
khi
bắt
đầu
thực
hiện
thủ
thuật
CPR.[6]
- Làm theo hướng dẫn của người trực tổng đài 115 thật nhanh để bạn có thể quay lại thực hiện thủ thuật CPR trong khi chờ đợi trợ giúp.
- Tìm dị vật chặn đường thở. Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Ngửa đầu nạn nhân ra sau và mở miệng họ ra. Nếu nhìn thấy dị vật, bạn hãy lấy ra, nhưng chỉ làm điều đó nếu có thể lấy ra dễ dàng. Nếu dị vật bị kẹt, bạn không nên mạo hiểm cố lấy ra khiến dị vật bị đẩy sâu hơn xuống cổ họng nạn nhân.[1]
-
Cố
gắng
làm
thông
đường
thở
nếu
nạn
nhân
còn
tỉnh.
Nếu
nạn
nhân
bất
tỉnh
hoặc
không
có
dấu
hiệu
thở,
nhanh
chóng
chuyển
sang
bước
kế
tiếp.
Bước
này
chỉ
thực
hiện
khi
nạn
nhân
còn
tỉnh;
nếu
không,
bạn
cần
ngay
lập
tức
thực
hiện
thủ
thuật
CPR.
Nếu
người
bị
nghẹn
có
dấu
hiệu
suy
hô
hấp,
bạn
cần
làm
thông
đường
thở.
Có
hai
phương
pháp
thực
hiện,
tùy
vào
việc
bạn
có
thể
xê
dịch
nạn
nhân
dễ
dàng
hay
không:[1]
- Vỗ lưng là lựa chọn dễ nhất nếu bạn không dễ dàng xê dịch được nạn nhân. Lăn nạn nhân nằm nghiêng hoặc nằm sấp và dùng gót bàn tay vỗ mạnh vào lưng nạn nhân ở vị trí giữa hai bả vai. Thực hiện 5 lần, đồng thời quan sát xem dị vật đã long ra chưa.
- Nếu có thể nhấc nạn nhân dậy, bạn hãy thử dùng thủ thuật ấn bụng (thủ thuật Heimlich) bằng cách đặt nắm tay ngay bên trên rốn của nạn nhân và ấn thật nhanh vào bụng hướng lên trên bằng cả hai tay. Lặp lại 5 lần và quan sát xem dị vật đã long ra chưa.
- Kiểm tra hơi thở. Nếu nạn nhân ngưng thở hoàn toàn hoặc bị bất tỉnh, bạn hãy thực hiện thủ thuật CPR.
-
Thực
hiện
thao
tác
ấn
ngực.
Nếu
nạn
nhân
bất
tỉnh,
bạn
cần
thực
hiện
thủ
thuật
cấp
cứu
CPR
để
duy
trì
sự
tuần
hoàn
và
cung
cấp
ô-xy
cho
nạn
nhân.
Thao
tác
ấn
ngực
ở
người
lớn
khác
với
ở
trẻ
sơ
sinh
và
trẻ
nhỏ,
được
thực
hiện
như
sau:[2]
- Lăn nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng (thường là trên sàn) và quỳ bên cạnh vai của nạn nhân để bạn không phải thay đổi vị trí giữa những lần ấn ngực và hà hơi thổi ngạt.
- Đặt gót bàn tay lên ngực nạn nhân ở vị trí giữa hai đầu vú. Hai bàn tay đặt lên nhau để tăng thêm lực.
- Chồm nửa thân trên qua hai bàn tay, dùng trọng lượng và hai cánh tay của bạn ấn xuống ngực nạn nhân sâu khoảng 5 cm. Ấn nhanh – tốc độ 100 lần ấn một phút. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo ngực nạn nhân phải nhô lên hoàn toàn giữa mỗi lần ấn.
- Đếm thành tiếng đến 30 lần ấn.
- Kiểm tra đường thở của nạn nhân. Các lần ấn ngực có thể giúp làm long dị vật. Kiểm tra lại đường thở sau 30 lần ấn. Ngửa đầu nạn nhân ra sau bằng cách nâng cằm lên và dùng tay kia đè trán xuống.[2] Mở miệng nạn nhân để xem bạn có thể lấy dị vật ra không – nhớ là chỉ làm vậy nếu dị vật có thể dễ dàng lấy ra. Ngừng lại vài giây (không quá 10 giây) kiểm tra xem nạn nhân có thể tự thở không.[2]
-
Thực
hiện
hà
hơi
thổi
ngạt
nếu
bạn
được
huấn
luyện
thao
tác
này.
Sau
30
lần
ấn
ngực,
bạn
có
thể
hà
hơi
thổi
ngạt
2lần
(nhớ
tỷ
lệ
30:2[5]).
Bạn
có
thể
dùng
phương
pháp
miệng
–
miệng
hoặc
miệng
–
mũi,
nhưng
cần
đảm
bảo
bịt
kín
mũi
nạn
nhân
khi
dùng
phương
pháp
miệng
–
miệng.[2]
Cách
hà
hơi
thổi
ngạt
cho
người
lớn
như
sau:[2]
- Áp miệng của bạn vào mũi hoặc miệng của nạn nhân cho thật kín.
- Thổi một hơi dài khoảng 1 giây vào đường thở của nạn nhân. Nếu không khí không vào được, bạn cần chỉnh lại đầu trước khi thổi thêm một hơi nữa.
- Thổi hơi thứ hai và quay trở lại ấn ngực.
-
Tiếp
tục
thực
hiện
CPR.
Trừ
khi
nạn
nhân
bắt
đầu
cho
thấy
dấu
hiệu
sinh
tồn
và
tự
thở
được,
bạn
nên
tiếp
tục
thực
hiện
các
chu
kỳ
CPR
(30
lần
ấn
ngực
và
2
hơi
thổi
ngạt)
cho
đến
khi
có
sự
giúp
đỡ
của
đội
cứu
thương.[2]
- Nếu đã mệt, bạn có thể tìm ai đó biết thủ thuật CPR làm thay hoặc giúp bạn cùng thực hiện.
Lời khuyên[sửa]
- Nhớ: hai ngón tay ấn ngực cho trẻ sơ sinh, một bàn tay cho trẻ nhỏ, hai bàn tay cho người lớn.
- Nếu không có người giúp gọi cấp cứu 115, bạn cần thực hiện CPR trong 2 phút trước khi gọi cấp cứu cho trẻ em dưới 8 tuổi; đối với người lớn, gọi cấp cứu trước khi bắt đầu thực hiện thủ thuật CPR.
- Nếu có sẵn, nên dùng các phương tiện bảo vệ cá nhân như mặt nạ hoặc tấm chắn che mặt để giảm rủi ro khi bạn hà hơi thổi ngạt.
- Cân nhắc học một lớp CPR có chứng nhận để đảm bảo thực hiện đúng thao tác.
- Theo Hiệp hội tim Hoa Kỳ và một số chuyên gia khuyến cáo, bạn chỉ nên thực hiện thao tác ấn ngực trong khi chờ đợi cấp cứu nếu bạn không có chứng nhận CPR,.[2]
Cảnh báo[sửa]
- Không lay trẻ sơ sinh bị bất tỉnh để cố đánh thức trẻ dậy. Dùng lời nói hoặc các phương pháp nhẹ nhàng hơn để xác định trẻ có bất tỉnh không.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 1,7 1,8 http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-choking/basics/art-20056637
- ↑ 2,00 2,01 2,02 2,03 2,04 2,05 2,06 2,07 2,08 2,09 2,10 2,11 2,12 2,13 2,14 2,15 2,16 2,17 2,18 2,19 http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cpr/basics/ART-20056600?p=1
- ↑ https://eccguidelines.heart.org/wp-content/uploads/2015/10/2015-AHA-Guidelines-Highlights-English.pdf
- ↑ Andrew Travers, Thomas D Rhea, Bentley J Bobrow, American Heart Association Guidelines for Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency Cardiovascular Care: CPR Overview, Circulation, 2010 122, S676-S684
- ↑ 5,0 5,1 Andrew Travers, Thomas D Rhea, Bentley J Bobrow, American Heart Association Guidelines for Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency Cardiovascular Care: CPR Overview,, Circulation, 2010 122, S676-S684
- ↑ https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000013.htm