Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Ứng phó với cơn đau tim
Từ VLOS
Bệnh động mạch vành (Coronary Artery Disease) hay CAD, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.[1] Nguyên nhân gây bệnh động mạch vành thường là do các mảng mỡ tích tụ trong các động mạch vành, ngăn chặn sự lưu thông máu và dẫn đến cơn đau tim. Không được cung cấp máu và ô-xy, tim sẽ nhanh chóng ngừng đập. Thông tin này được đưa ra để thấy tầm quan trọng của việc hiểu và cảnh giác với các dấu hiệu và triệu chứng của cơn đau tim. Bạn cần ứng phó ngay lập tức nếu nghi ngờ mình hoặc ai đó đang lên cơn đau tim, vì phản ứng càng nhanh thì cơ hội cứu sống bệnh nhân càng cao.[2]
Mục lục
Các bước[sửa]
Nhận biết các triệu chứng đau tim[sửa]
-
Ngừng
việc
đang
làm
nếu
bạn
cảm
thấy
đau
ngực.
Theo
dõi
chặt
chẽ
các
triệu
chứng.
Bệnh
nhân
lên
cơn
đau
tim
thường
mô
tả
cơn
đau
với
cảm
giác
khó
chịu,
ngực
bị
siết
chặt
và
như
bị
bóp
nghẹt,
bỏng
rát,
có
sức
ép
hoặc
sức
nặng
đè
lên
giữa
ngực.
Cơn
đau
ngực
như
vậy
được
gọi
là
“đau
thắt
ngực”
(angina).
- Cơn đau có thể xuất hiện và biến mất. Thông thường cơn đau bắt đầu với cường độ nhẹ, tăng dần dần và đạt đỉnh sau vài phút.
- Trong trường hợp đau tim, cơn đau sẽ không tăng khi đè lên ngực hoặc khi thở sâu.
- Thông thường cơn đau ngực xảy ra do gắng sức, do tập thể dục hoặc hoạt động cường độ cao, thậm chí do bữa ăn quá no khi máu vận chuyển đến dạ dày và ruột. Nếu các triệu chứng xảy ra vào lúc nghỉ, hiện tượng này được gọi là “đau thắt ngực không ổn định” và có nguy cơ cao xảy ra cơn đau tim chết người.[3] Nữ giới và bệnh nhân tiểu đường thường có nhiều khả năng trải qua cơn đau thắt ngực không điển hình hơn.
-
Đánh
giá
xem
liệu
cơn
đau
ngực
ở
bạn
có
giống
cơn
đau
tim
không.
Có
nhiều
nguyên
nhân
có
thể
dẫn
đến
cơn
đau
ngực.
Những
nguyên
nhân
thường
gặp
nhất
là
chứng
khó
tiêu,
lên
cơn
hoảng
sợ,
cơ
bắp
căng
và
đau
tim.[1]
- Nếu bạn vừa ăn một bữa no căng bụng hoặc tập bài tập nặng dành cho ngực, có lẽ những triệu chứng đó là do các nguyên nhân khác mà không phải là đau tim.
- Nếu không thể tìm ra nguyên nhân nào khác, bạn nên nghĩ đến cơn đau tim và tìm sự giúp đỡ càng sớm càng tốt.
-
Theo
dõi
các
triệu
chứng
khác.
Hầu
hết
các
bệnh
nhân
khi
xảy
ra
cơn
đau
tim
đều
có
biểu
hiện
đau
ngực
kèm
theo
ít
nhất
một
triệu
chứng
khác.
Khi
lên
cơn
đau
tim,
bạn
sẽ
thường
thở
gấp,
chóng
mặt
hoặc
tim
đập
nhanh,
đổ
mồ
hôi
hoặc
cảm
thấy
khó
chịu
ở
dạ
dày
và
nôn.
- Các triệu chứng thông thường khi lên cơn đau tim là cảm giác bị nghẹn hoặc có khối u trong họng, ợ nóng, khó tiêu hoặc cảm giác muốn nuốt nhiều lần.
- Người lên cơn đau tim có thể đổ mồ hôi và lạnh run. Họ có thể đổ mồ hôi lạnh từng cơn.
- Nạn nhân đau tim thường tê ở một cánh tay, bàn tay hoặc cả hai bên.
- Một số ngườ trải qua tình trạng tim đập nhanh và không đều, đánh trống ngực hoặc thở gấp.
- Quan sát những triệu chứng không điển hình. Tuy không phổ biến, một số bệnh nhân có thể cảm thấy cơn đau nhói hoặc âm ỉ ở giữa ngực, tuy hiện tượng này không phổ biến.
-
Lưu
ý
những
triệu
chứng
của
các
căn
bệnh
có
liên
quan.
Bệnh
động
mạch
vành
(CAD),
mảng
vữa
động
mạch
vành
(coronary
plaques)
và
mảng
vữa
xơ
(atheromas)
là
những
tình
trạng
phức
tạp
hơn
CAD
nhưng
đều
có
thể
dẫn
đến
tình
trạng
tắc
nghẽn
trong
các
động
mạch
đến
tim.
Ví
dụ
như
“mảng
vữa”
mạch
vành
là
một
lớp
cholesterol
ở
lớp
lót
bên
trong
động
mạch
gây
ra
những
vết
rách
nhỏ,
dần
dần
mảng
bám
bắt
đầu
bong
khỏi
thành
động
mạch.
Những
cục
máu
đông
hình
thành
tại
những
chỗ
rách
li
ti
ở
lớp
lót
của
động
mạch,
và
cơ
thể
sẽ
viêm
nhiều
hơn
như
một
phản
ứng
với
tình
trạng
này.[4]
- Quá trình hình thành mảng vữa thường diễn ra từ từ, do đó nhiều bệnh nhân có thể trải qua những lần đau ngực hoặc khó chịu nhưng không chú ý. Hoặc họ chỉ trải qua hiện tượng này khi đang ở trạng thái tim gắng sức.
- Do đó có thể bệnh nhân không tìm cách điều trị cho đến khi mảng vữa đã quá lớn và ngăn cản đáng kể sự lưu thông máu ngay cả vào lúc nghỉ, khi nhu cầu của tim không cao.
- Hoặc tệ hơn là mảng vữa bong ra và ngăn chặn sự lưu thông máu, gây ra cơn đau tim. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và với nhiều người thì đây là dấu hiệu đầu tiên của cơn đau tim.
-
Cân
nhắc
về
những
yếu
tố
rủi
ro.
Khi
đánh
giá
về
những
triệu
chứng,
quan
trọng
nhất
là
đau
ngực,
và
yếu
tố
thứ
hai,
hoặc
cũng
quan
trọng
không
kém,
là
“yếu
tố
rủi
ro”.
Có
vô
số
dữ
kiện
và
bằng
chứng
liên
quan
đến
CAD
cho
thấy
cơn
đau
tim
thường
xảy
ra
nhiều
hơn
ở
một
số
đối
tượng
nhất
định.
Các
yếu
tố
rủi
ro
gây
bệnh
tim
mạch
(CVRF)
gồm
có:
nam
giới,
hút
thuốc
lá,
tiểu
đường,
cao
huyết
áp,
béo
phì
(BMI
trên
30),
trên
55
tuổi,
và
tiền
sử
gia
đình
có
bệnh
tim
mạch.
- Bạn càng có nhiều yếu tố rủi ro thì càng có nhiều khả năng những triệu chứng của bạn là do bệnh động mạch vành tiềm ẩn gây ra. Thông tin về những yếu tố rủi ro này sẽ giúp bác sĩ đánh giá các triệu chứng ở bạn, dựa vào khả năng động mạch vành gây ra các triệu chứng này cao hay thấp.
Ứng phó với cơn đau tim[sửa]
- Sẵn sàng cho việc cấp cứu trước khi cơn đau tim thực sự xảy ra. Xác định bệnh viện gần nhà hoặc gần chỗ làm của bạn nhất. Bạn cũng nên ghi các số điện thoại cấp cứu cũng như các thông tin và dán ở nơi dễ thấy nhất giữa nhà để bất cứ ai đến nhà bạn cũng có thể nhìn thấy trong trường hợp khẩn cấp.[1]
- Phản ứng nhanh. Hành động kịp thời có thể ngăn chặn tổn thương nghiêm trọng cho tim, thậm chí có thể cứu sống bạn. Càng phản ứng nhanh với các triệu chứng đau tim, bạn càng có nhiều khả năng sống sót.[1]
-
Gọi
dịch
vụ
cấp
cứu
hoặc
nhờ
người
đưa
bạn
đến
bệnh
viện.
Không
được
tự
lái
xe.
Tìm
sự
giúp
đỡ
chuyên
khoa
càng
sớm
càng
tốt.
Nói
chung,
không
nên
để
bệnh
nhân
ở
một
mình,
trừ
khi
để
gọi
cấp
cứu.
- Cấp cứu trong một tiếng đồng hồ đầu tiên khi xảy ra cơn đau tim sẽ giúp tăng khả năng hồi phục đáng kể.
- Mô tả các triệu chứng cho người trực tổng đài cấp cứu. Nói rõ ràng và ngắn gọn.
-
Thực
hiện
thủ
thuật
hồi
sức
tim
phổi
(CPR)
sau
khi
gọi
cấp
cứu
nếu
cần.
Khi
thấy
một
người
đang
lên
cơn
đau
tim,
có
thể
bạn
cần
thực
hiện
thủ
thuật
hồi
sức
tim
phổi.
Bạn
chỉ
cần
thực
hiện
thủ
thuật
CPR
khi
nạn
nhân
bất
tỉnh
và
không
có
mạch,
hoặc
người
trực
tổng
đài
cấp
cứu
hướng
dẫn
bạn.
Tiếp
tục
thực
hiện
CPR
cho
đến
khi
xe
cứu
thương
hoặc
đội
cấp
cứu
tới
nơi.
- Người trực tổng đài cấp cứu có thể hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện CPR nếu bạn không biết thủ thuật này.
- Giúp nạn nhân còn tỉnh được thoải mái. Cho nạn nhân ngồi hoặc nằm xuống, nâng cao đầu. Nới lỏng quần áo để nạn nhân có thể cử động hoặc thở dễ dàng hơn. Không để người đang đau ngực hoặc đau tim đi lại.
- Uống thuốc nitroglycerin theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu đã có tiền sử bệnh đau tim và từng được bác sĩ chỉ định dùng thuốc nitroglycerin, bạn hãy uống một viên khi các triệu chứng đau tim xuất hiện. Bác sĩ sẽ có lời khuyên khi nào thì bạn nên uống thuốc.
-
Nhai
một
viên
aspirin
thông
thường
trong
khi
chờ
cấp
cứu.
Aspirin
sẽ
giúp
tiểu
cầu
đỡ
dính
hơn,
giảm
khả
năng
hình
thành
cục
máu
đông
và
giúp
máu
trong
các
động
mạch
lưu
thông
tốt
hơn.
Không
cho
bệnh
nhân
uống
bất
cứ
thứ
thuốc
nào
khác
nếu
không
có
sẵn
aspirin.
Không
có
thuốc
giảm
đau
không
kê
toa
nào
có
tác
dụng
tương
tự.
- Nhai thuốc sẽ giúp thuốc hấp thụ vào máu nhanh hơn nuốt. Tốc độ là điều cần thiết trong việc xử lý cơn đau tim.
Điều trị chuyên khoa[sửa]
- Kể đầy đủ chi tiết về sự việc. Khi bạn đến bệnh viện hoặc phòng khám, việc đầu tiên là bạn sẽ được hỏi kỹ lưỡng về tiền sử các triệu chứng của bạn, đặc biệt chú ý đến thời gian, đặc điểm của cơn đau và các triệu chứng có liên quan. Có thể bạn cũng cần phải cung cấp chi tiết các yếu tố rủi ro của bạn (CVRF).
-
Tiếp
nhận
các
phương
pháp
điều
trị
toàn
diện.
Bạn
sẽ
được
điều
dưỡng
gắn
máy
theo
dõi
tim
mạch
để
liên
tục
theo
dõi
tim.
Điện
tâm
đồ
(EKG)
sẽ
theo
dõi
các
thay
đổi
của
tim
trong
trường
hợp
không
nhận
đủ
máu.
- Bạn sẽ được làm xét nghiệm, gồm xét nghiệm “men tim” (cardiac enzymes) do tim tiết ra khi bị tổn thương; những enzyme này gọi là Troponin và CPK-MB.
- Có thể bạn sẽ được chụp X-quang ngực để phát hiện tình trạng tim to lên hoặc có dịch trong phổi do suy tim. Men tim sẽ được rút ra ba lần, mỗi lần cách 8 tiếng để có kết quả chính xác nhất.
-
Tiếp
nhận
điều
trị
cấp
cứu.
Bạn
sẽ
được
chẩn
đoán
nếu
bất
cứ
xét
nghiệm
nào
cho
kết
quả
bất
thường.
Nếu
điện
tâm
đồ
cho
thấy
bất
cứ
đoạn
nào
tăng
cao,
bạn
sẽ
được
bác
sĩ
chuyên
khoa
tim
mạch
tư
vấn
về
thủ
thuật
đặt
ống
thông
tim
cấp
cứu
(emergent
cardiac
catheterization)
gọi
là
tạo
hình
mạch
(angioplasty)
để
giúp
khôi
phục
sự
lưu
thông
máu
trong
tim.[5]
- Với thủ thuật đặt ống thông tim, một ống thông có bơm thuốc nhuộm sẽ được đưa vào thông qua động mạch đùi dẫn đến tim để chụp hình ảnh các động mạch vành và tìm các nơi nghẽn mạch. Việc xử lý sẽ tùy thuộc vào số lượng động mạch liên quan, những động mạch nào bị ảnh hưởng và vị trí chính xác của những nơi bị nghẽn.
- Thông thường, với tổn thương trên 70%, các nơi tắc nghẽn sẽ được nong bằng bong bóng và đặt stent. Các tổn thương từ 50-70% được coi là trung bình và cho đến gần đây không được nong mà chỉ dùng liệu pháp y khoa.[6]
-
Phẫu
thuật
trong
trường
hợp
cần
thiết.
Phẫu
thuật
bắc
cầu
thường
được
lựa
chọn
trong
trường
hợp
bệnh
nhân
bị
nghẽn
động
mạch
chủ
chính
bên
trái
hoặc
có
từ
hai
động
mạch
tắc
nghẽn
trở
lên.
Bạn
sẽ
được
lên
lịch
phẫu
thuật
và
có
thể
nằm
chờ
phẫu
thuật
ở
đơn
vị
chăm
sóc
mạch
vành
(CCU).
- Với phẫu thuật bắc cầu ghép động mạch vành (CABG), các tĩnh mạch được lấy ở chân để ghép bằng cách “bắc qua” đoạn tắc nghẽn trên các động mạch tim.
- Trong thời gian phẫu thuật, bạn sẽ được đưa vào trạng thái giảm thân nhiệt, tim sẽ ngừng đập và máu được lưu thông bên ngoài cơ thể với máy tim phổi nhân tạo. Sau đó bác sĩ phẫu thuật tim mạch có thể khâu mô ghép vào tim. Tim không thể đập trong phần phẫu thuật tinh vi này, và mô ghép từ các tĩnh mạch hoặc động mạch phải được khâu vào tim.
- Bên cạnh đó, các mô ghép từ động mạch tốt hơn mô ghép từ tĩnh mạch, vì vậy động mạch vú trong bên trái (Left Internal mammary artery) của bạn sẽ được cắt ra khỏi vị trí trong thành ngực và được cẩn thận khâu vào nhánh liên thất trước của động mạch vành trái (LAD) ở vị trí qua khỏi đoạn nghẽn mạch. Phẫu thuật này là cơ hội tốt nhất để bạn có một mô ghép thông thoáng lâu bền và không bị tắc nghẽn trở lại. LAD là động mạch tim rất quan trọng, cung cấp máu cho hầu hết thất trái, đó là lý do mà tiến trình khó khăn này được thực hiện.
- Những nơi nghẽn mạch khác được bắc cầu bằng cách sử dụng tĩnh mạch hiển (saphenous vein) ở chân.
Kiểm soát bệnh động mạch vành[sửa]
- Tập trung vào việc phục hồi bằng y khoa. Nếu tình trạng tắc nghẽn trong bệnh động mạch vành chưa đến mức phải can thiệp, bạn có thể được hướng dẫn tránh các cơn đau tim tiếp theo. Có thể bạn được can thiệp bằng thủ thuật tạo hình mạch nếu bị tắc nghẽn dưới 70%, hoặc được phẫu thuật thay thế một số động mạch dẫn đến tim. Trong cả hai trường hợp, bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình hồi phục. Đảm bảo tránh stress và tập trung thư giãn trong thời gian hồi phục sau cơn đau tim.
- Hạ mức cholesterol. Nhiều nghiên cứu cho thấy rủi ro lên cơn đau tim có thể giảm nhờ tích cực kiểm soát mức cholesterol.[7] Bạn có thể thực hiện được việc này bằng thuốc và bằng cách thay đổi lối sống, chẳng hạn như áp dụng một chế độ ăn tốt cho sức khỏe.[8]
-
Giảm
huyết
áp.
Huyết
áp
cao
là
yếu
tố
rủi
ro
chủ
yếu
dẫn
đến
bệnh
động
mạch
vành.
Huyết
áp
tâm
thu
(con
số
ở
trên)
chỉ
cần
giảm
10
mm/Hg
cũng
có
thể
giúp
giảm
50%
rủi
ro
lên
cơn
đau
tim.[9]
- Nhiều loại thuốc, từ thuốc chẹn beta (beta blockers) đến thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ace inhibitors) có thể giúp bệnh nhân giảm huyết áp.
- Liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn và được kê toa thuốc để kiểm soát huyết áp.
-
Điều
chỉnh
lối
sống.
Điều
đặc
biệt
quan
trọng
là
giảm
rủi
ro
xảy
ra
các
cơn
đau
tim
tiếp
theo.
Mặc
dù
thuốc
men
cũng
có
thể
giúp
ích,
nhưng
bạn
cũng
cần
có
trách
nhiệm
thay
đổi
lối
sống
để
giảm
rủi
ro
này.
Một
số
thay
đổi
quan
trọng
bạn
cần
thực
hiện
là:
- Duy trì chế độ ăn ít sodium. Lượng sodium nạp vào mỗi ngày nên ở mức dưới 2 gram.
- Tập trung giảm stress: Một số người thư giãn bằng thiền, bằng cách tham gia chương trình tập luyện dưới sự giám sát và các sở thích khác như đọc sách hoặc yoga. Liệu pháp âm nhạc cũng là một gợi ý tốt.
- Giảm cân: Duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 30 với chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh. Tham khảo chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia về ăn kiêng để lập chế độ ăn thích hợp với bạn. Tuy nhiên bất cứ ai nghi ngờ bị bệnh động mạch vành đều phải tham khảo bác sĩ trước khi bắt đầu bất cứ chế độ tập luyện nào, vì việc tập luyện có thể dẫn đến cơn đau tim.
- Ngừng hút thuốc. Đây là điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm. Hút thuốc lá góp phần lớn trong việc hình thành mảng bám động mạch vành và xơ vữa động mạch. Theo nghiên cứu của Framington, hút thuốc làm tăng độ rủi ro dẫn đến đau tim từ 25% đến 45%, tương ứng với các tỷ lệ trong phòng ngừa tiên phát và thứ phát.
Lời khuyên[sửa]
- Liên quan đến bệnh CAD, có thuật ngữ phòng ngừa tiên phát và phòng ngừa thứ phát. Phòng ngừa tiên phát chỉ sự phòng ngừa dành cho người chưa bao giờ bị bệnh động mạch vành, cho dù có các yếu tố rủi ro như tiền sử gia đình hoặc tiểu đường – những yếu tố không thể thay đổi. Nghiên cứu đã cho thấy bạn có thể giảm đáng kể rủi ro xảy ra sự cố tim mạch bằng cách cải thiện các yếu tố rủi ro của mình, đó là sự phòng ngừa tiên phát. Nếu bạn có bệnh CAD, đã trải qua một cơn đau tim và thuộc loại “phòng ngừa thứ phát”, bạn vẫn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của mình và sẽ sống lâu hơn bằng cách cải thiện các yếu tố rủi ro và ngăn chặn cơn đau tim thứ hai. Nghiên cứu cho thấy có nhiều khả năng giảm rủi ro đau tim.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=1828
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000063.htm
- ↑ Lahiri, A, Subramanian VB,, Craig MW, Pain in the Thenar Eminence A rare case if Atypical Angina, British Medical Journal,1980 Spt 20 281 6243-782
- ↑ Mohammad C Sinno, Mohaz AL-Mallah,,Impact of Medical Therapy on Atheroma Volume Measured By Different Invasive Imaging Modalities:, Cardiology Residency Practice, 2010 July 1 doi 104061210034564
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/angioplasty.html
- ↑ Nico Pijls MD, PhD, William Pearson MD Pim Tonino MD, Functional Flow Reserve versus Angiography for Guiding Percutaneous Intervention in Patients with Multi-vessel Coronary Artery Disease, Journal of the American College of Cardiology, Volume July 2010, 56 (3) 177-184
- ↑ Nissen, SE, Nichols, SJ, Ballentyne, CJ, Effect Of Very High Intensity Statin Therapy on Regression of Coronary Artherosclerosis:The ASTEROID Trial, JAMA , 2006 April 5 295 13 15556-65
- ↑ http://www.prevention.com/health/health-concerns/how-lower-cholesterol-naturally
- ↑ Clive Rosendorf Md PhD, Christopher, Cannon MD, Joel Gore MD Treatment of Hypertension in Prevention and Management of Ischemic Heart Disease, Circulation 2007, 115 2761-2786