Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Khủng long là loài sinh vật máu lạnh hay nóng
Từ VLOS
Bài viết Phát hiện mới: Khủng long không phải loài máu lạnh! của Vietnamnet dịch lại từ bài Dinosaurs were hot-blooded creatures, claim scientists who measured their body temperatures for the first time trên DailyMail đem lại hiểu nhầm đáng tiếc về mặt khoa học. Trước hết, tờ DailyMail đã đưa ra kết luận giật gân, có thể gây nhầm lẫn khoa học ngược với các số liệu khoa học và ý nghĩa của nhóm tác giả công bố trong công trình Dinosaur Body Temperatures Determined from Isotopic (13C-18O) Ordering in Fossil Biominerals (trên tạp chí Science) cũng như trả lời phóng vấn của nhóm tác giả trên bài Cold-Blooded Dinosaurs As Warm as Humans (tờ The NewYork Times).
Các kết luận cần phải hiểu và rút ra từ công trình này là:
- Thuật ngữ động vật máu-lạnh (Cold-Blooded) là để chỉ các loại động vật không sử dụng năng lượng trong quá trình trao đổi chất để duy trì nhiệt độ cơ thể giống như các loài động vật hằng nhiệt (máu nóng ví dụ động vật có vú). Do đó, các loài động vật này có thân nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường hay còn gọi động vật biến nhiệt.
- Theo như mô hình tính toán, do kích thước cơ thể cực lớn và với lượng thức ăn tiêu thụ khổng lồ khủng long có khả năng sản sinh ra 1 lượng năng lượng lớn tỏa ra môi trường. Bằng 1 cơ chế nào đó mà hiện giờ chưa chứng minh được, những con khủng long to lớn đã làm giảm thân nhiệt xuống từ 4o - 7oC so với tính toán. "Vô tình", nhiệt độ này (36-38oC) giống với thân nhiệt của các loài động vật máu nóng.
- Như vậy, kết quả nghiên cứu này không trực tiếp ủng hộ hay bác bỏ việc khủng long là động vật máu-nóng hay máu-lạnh.