Khủng long

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Khủng long là một nhóm động vật đa dạng thuộc nhánh Dinosauria. Chúng xuất hiện lần đầu vào kỷ Tam Điệp (231.4 triệu năm trước) và là nhóm động vật có xương sống chiếm ưu thế nhất xuyên suốt hơn 165.4 triệu năm cho đến cuối kỷ Phấn Trắng (66 triệu năm trước), khi Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen diễn ra làm tuyệt chủng của hầu hết các nhóm khủng long và 3/4 các loài động vật, thực vật trên Trái Đất, đánh dấu sự kết thúc của Đại Trung Sinh và bắt đầu Đại Tân Sinh. Các ghi nhận hóa thạch cho thấy chim tiến hóa từ khủng long chân thú vào kỷ Jura, do đó, chim được xem là một phân nhóm khủng long.[1] [2] Một vài loài chim sống sót sau sự kiện tuyệt chủng 65 triệu năm trước, và chúng tiếp tục phát triển cho đến ngày nay.[3]

Khủng long là một nhóm đa dạng từ phân loại, hình thái đến sinh thái. Chim, với hơn 10,000 loài còn sinh tồn,[4] là nhóm động vật có xương sống đa dạng nhất ngoài bộ Cá vược.[5] Theo các bằng chứng hóa thạch, các nhà cổ sinh vật học đã nhận ra 500 chi khủng long riêng biệt[6] và hơn 1,000 loài phi chim.[7] Khủng long có mặt ở khắp các châu lục, qua những loài hiện còn cũng như những hóa thạch còn sót lại.[8] Phần nhiều ăn cỏ, số khác ăn thịt. Tổ tiên của chúng là động vật hai chân. Tuy thế có rất nhiều chi đi bằng bốn chân, và một số chi có thể thay đổi giữa 2 dạng. Cấu trúc sừng và mào là phổ biến ở tất cả các nhóm khủng long, và vài nhóm thậm chí còn phát triển các biến đổi bộ xương như áo giáp xương hoặc gai. Có bằng chứng cho thấy trứng được đẻ và xây tổ là một đặc điểm phụ của tất cả khủng long. Trong khi khủng long hiện đại (chim) khá nhỏ để thuận tiện cho việc bay lượn, nhiều loài khủng long có cơ thể rất lớn. Một số loài khủng long chân thằn lằn có thể đạt tới 58 mét (190 feet) chiều dài và 9,25 mét (30 feet 4 inch) chiều cao.[9] Dù vậy, ý nghĩ rằng khủng long đa số đều to lớn là sai lầm, vì hóa thạch lớn có khuynh hướng được giữ lâu hơn. Nhiều loài khủng long khá là nhỏ, vi dụ Xixianykus chỉ dài khoảng 50 cm (20 in).

Thuật ngữ "khủng long" được đặt ra năm 1842 bởi nhà cổ sinh vật học Richard Owen, và có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp δεινός (deinos) = "khủng khiếp, mạnh mẽ, kỳ diệu" + σαῦρος (sauros) = "thằn lằn", dù khủng long không phải thằn lằn. Chúng là một nhóm bò sát cổ xưa, mà, như những dạng bò sát tuyệt chủng khác, không có những đặc điểm của bò sát hiện đại, như máu lạnh hoặc tư thế chân vươn sang hai bên. Ngoài ra, rất nhiều động vật tiền sử khác, như thương long, thằn lằn cá, dực long, thằn lằn đầu rắn, và Dimetrodon cũng thường được công chúng cho là khủng long, dù thực sự chúng không được phân loại như thế. Suốt nửa đầu của thế kỷ 20, hầu hết cộng đồng khoa học tin rằng khủng long là động vật máu lạnh chậm chạp, không thông minh. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu được tiến hành từ những năm 1970 đã chỉ ra rằng khủng long là động vật hoạt động tích cực với khả năng trao đổi chất cao và thích nghi tốt cho quan hệ xã hội.

Kể từ khi khủng long hóa thạch đầu tiên được ghi nhận trong những năm đầu thế kỷ 19, bộ xương khủng long hóa thạch hoặc bản sao được gắn kết do các viện bảo tàng trên thế giới trưng bày, và khủng long đã trở thành một phần của văn hóa thế giới. Chúng thường xuất hiện trong các cuốn sách bán chạy nhất và những bộ phim như Jurassic Park, và những khám phá mới thường xuyên được bao phủ bởi các phương tiện truyền thông. Từ "khủng long" từng được sử dụng để mô tả những điều không thực tế to lớn, lỗi thời, hoặc bị ràng buộc bởi sự tuyệt chủng, phản ánh quan điểm lỗi thời rằng khủng long là những con quái vật maladapted của thế giới cổ đại[10][11].

Từ nguyên[sửa]

"Khủng long" (được người Việt dịch ra từ tiếng Trung) là từ Hán-Việt (恐龍) có nghĩa là "rồng lớn". Từ Dinosaur được Sir Richard Owen nghĩ ra, trong tiếng Hi Lạp, δεινός (deinos) (có nghĩa là kinh khủng, mạnh mẽ, khủng khiếp) ghép với σαῦρος (sauros)(có nghĩa là thằn lằn, tuy khủng long không phải là thằn lằn).[12][13] Mặc dù tên phân loại thường được giải thích liên quan đến răng, móng vuốt của khủng long, và các đặc tính đáng sợ khác, Owen dự định nó chỉ đơn thuần là để gợi lên kích thước và vẻ oai vệ của chúng.[14]

Định nghĩa[sửa]

Khủng long được định nghĩa là: "Dinosauria = Ornithischia + Saurischia", số này bao gồm các nhóm Theropoda (khủng long ăn thịt hai chân, và chim), Ankylosauria (ăn cỏ bốn chân có cơ thể bọc giáp), Stegosauria (bốn chân và ăn cỏ có tấm xương), Ceratopsia (đi bằng 4 chân, ăn cỏ có sừng và diềm), Ornithopoda (đi bằng hai chân hoặc bốn chân ăn cỏ), và Sauropodomorpha (chủ yếu là động vật ăn cỏ đi bằng 4 chân lớn với chiếc cổ và đuôi dài).[15]

Chim nay được xem là nòi giống sống sót duy nhất của Theropoda. Theo phân loại truyền thống, chim được coi là một lớp riêng tiến hóa từ khủng long. Tuy nhiên, phần lớn các nhà cổ sinh vật học hiện đại xem chim là khủng long, do đó, khủng long chưa tuyệt chủng. Chim được phân loại thuộc về phân nhóm Maniraptora, là Coelurosauria, là theropoda, là Saurischia, là khủng long.[16]

Nguồn gốc[sửa]

Vào kỷ Tam Điệp[17], các châu lục ngày nay đều tập hợp thành một đại lục duy nhất (Pangea). Khí hậu lúc đó khô nóng, thích hợp cho các loài động vật bò sát phát triển. Các loài bò sát dạng động vật có vú - tổ tiên lớp động vật có vú - cũng xuất hiện trong thời gian này. Khoảng 240 triệu năm trước, một chi thuộc họ Ornithosuchidae Euparkeria - tổ tiên của khủng long, chim, Pterosauria Plesiosauria - đã có thể chạy trên hai chi sau khiến nó có thể di chuyển hiệu quả. Đây là điểm tiến hóa hơn so với các loài bò sát thời đó và được di truyền lại cho khủng long. Năm 1992, ở Argentina phát hiện một chi thuộc phân bộ Theropoda, có niên đại 231,4 triệu năm trước, cuối kỷ Tam Điệp. Nó được đặt tên chi là Eoraptor (kẻ cướp bình minh ở thung lũng Mặt Trăng). Trong năm 2011, loài Eodromaeus sống cùng thời gian và địa điểm với Eoraptor được đặt tên.

Khủng long phân nhánh từ tổ tiên của chúng archosaur cách nay khoảng 230 triệu năm trong khoảng thời gian Kỷ Trias giữa đến muộn, gần 20 triệu năm sau sự kiện tuyệt chủng Permi–Trias đã quét sạch khoảng 95% tất cả các loài trên Trái Đất.[18][19] Việc định tuổi phóng xạ của các thành hệ đá chứa các hóa thạch từ chi khủng long Eoraptor cho thấy sự trùng khớp với thời điểm trên. Các nhà cổ sinh vật học nghĩ rằng Eoraptor giống với tổ tiên chung của tất cả các loài khủng long;[20] nếu đây là sự thật thì đặc điểm các loài khủng long ban đầu đều là các loài săn mồi nhỏ có hai chân.[21] Việc phát hiện ra các ornithodiran nguyên thủy giống khủng long như Marasuchus Lagerpeton trong địa tầng có tuổi Trias giữa ở Argentina chứng minh cho quan điểm này; phân tích những hóa thạch được phục dựng lại cho thấy rằng những động vật này thực sự là các loài săn mồi nhỏ có hai chân. Khủng long có thể xuất hiện sớm cách nay khoảng 243 triệu năm từ các mảnh còn sót lại củ chi Nyasasaurus trong thời kỳ trên, những mảnh này quá nát để có thể nói rằng chính là khủng long hoặc có quan hệ họ hàng rất gần với khủng long.[22]

Khi khủng long xuất hiện các môi trường trên lục địa được có nhiều loài archosauria và therapsida sinh sống như aetosauria, cynodontia, ornithosuchidae, rauisuchia, và rhynchosauria. Hầu hết các loài khác đã tuyệt chủng trong kỷ Trias, một trong 2 lần tuyệt chủng. Đầu tiên, vào khoảng ranh giới giữa các tầng động vật Carnian Norian (khoảng 215 triệu năm trước), nhánh gốc của archosauromorpha, bao gồm prolacertiformes và rhynchosauria đã tuyệt chủng. Tiếp theo sau giai đoạn tuyệt chủng Trias-Jura (khoảng 200 triệu năm trước), cho thấy sự kết thúc của hầu hết các nhóm khác của archosaur thời kỳ đầu như aetosauroa, ornithosuchidae, phytosauria, và rauisuchia. Sự mất mát này để lại một hệ động vật trên cạn gồm crocodylomorpha, khủng long, thú, pterosauria, và rùa.[23] Dòng mới đầu tiên của khủng long ban đầu đa dạng hóa qua các tầng động vật Carnian Norian trong kỷ Trias, nhiều khả năng bằng cách chiếm các hốc sinh thái của nhóm đã bị tuyệt chủng.

Phân loại[sửa]

Khủng long là archosauria, giống cá sấu hiện đại. Thuộc về nhóm archosauria, khủng long được phân biệt chủ yếu bởi dáng đi của chúng. Chân khủng long ở ngay dưới cơ thể chúng, trong khi chân thằn lằn và cá sấu chỉa ra từ hai bên.[24] Nói chung, khủng long là một nhánh được chia thành hai phần Saurischia Ornithischia. Saurischia gồm các loài khủng long có chung tổ tiên gần với chim hơn Ornithischia, trong khi Ornithischia có chung tổ tiên với Triceratops hơn Saurischia.

Phân loại rút gọn dưới đây của các nhóm khủng long dựa trên quan hệ tiến hóa, sắp xếp dựa trên danh sách khủng long Đại Trung Sinh của Holtz (2008).[3] † biểu thị cho nhóm không còn thành viên sinh tồn.

  • Dinosauria
  • Saurischia ("hông thằn lằn"; gồm Theropoda và Sauropodomorpha)
  • Theropoda (tất cả đi hai chân; hầu hết ăn thịt)
  • Sauropodomorpha (ăn thực vật với đầu nhỏ, cổ và đuôi dài)
Tập tin:Ornithopods jconway.jpg
Trái ngoài cùng: Camptosaurus, trái: Iguanodon, giữa: Shantungosaurus, giữa gần: Dryosaurus, phải: Corythosaurus, phải ngoài cùng (nhỏ): Heterodontosaurus, phải ngoài cùng (lớn) Tenontosaurus.

Sinh học[sửa]

Kích thước[sửa]

Xem chi tiết: Kích thước khủng long

Sauropoda gồm các loài khủng long lớn và nặng nhất. Trong hầu hết thời kỳ khủng long, sauropoda nhỏ nhất vẫn lớn hơn bất cứ thứ gì trong môi trường của nó, và sauropoda lớn nhất theo thứ lượng nặng hơn bất cứ thứ gì từng bước đi trên trái đất. Các loài động vật có vú không lồ tiền sử như Paraceratherium vẫn được xem là lùn với saropoda, chỉ có cá voi mới bằng hoặc vượt hơn saropoda.[25] Có nhiều lợi thế sauropoda nhận được từ kích thước lớn, bao gồm được bảo vệ khỏi khủng long ăn thịt, giảm sử dụng nặng lượng, và sống lâu, nhưng có thể lợi thế quan trọng nhất là chế độ ăn uống. Động vật lớn có hiệu quả tiêu hóa cao hơn động vật nhỏ, vì thức ăn có nhiều thời gian nằm trong hệ tiêu hóa của nó hơn. Điều này cũng cho phép chúng sống sót với thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp.[9]

Lớn nhất và nhỏ nhất[sửa]

Các nhà khoa học có thể sẽ không bao giờ tìm thấy khủng long to và nhỏ nhất. Bởi vì chỉ có một số nhỏ hóa thạch được tìm thấy, và hầu hết trong số này vẫn còn bị chôn vùi trong lòng đất. Rất ít mẫu vật được thu hồi là những bộ xương hoàn chỉnh, và dấu vết về da và mô mềm rất hiếm. Phục dựng một bộ xương hoàn chỉnh theo so sánh kích thước và hình thái xương của các loài tương tự nhau là một nghệ thuật không chính xác, và phục nguyên các bắp thịt, cơ quan, là việc phỏng đoán có đào tạo.[26]

Tập tin:Giraffatitan scale.png
So sánh kích thước với Giraffatitan

Loài khủng long cao nhất và nặng nhất được biết đến từ một bộ xương bảo quản tốt là Giraffatitan brancai (trước được xem là một loài Brachiosaurus). Hóa thạch của nó được phát hiện ở Tanzania giữa năm 1907 và 1912. Xương của nhiều cá thể tương tự về kích thước đã được ráp vào nhau thành một bộ xương hoàn chỉnh nay được trưng bày tại bảo tàng für Naturkunde Berlin;[27] bộ xương này cao và dài , và có thể thuộc về một động vật nặng khoảng đến kg ( đến lb). Con khủng long hoàn chỉnh dài nhất 27 mét (89 ft) là Diplodocus, phát hiện ở Wyoming Mỹ và được trưng bày tại bảo tàng lịch sử tự nhiên Carnegie của Pittsburgh năm 1907.[28]

Có nhiều loài khủng long lớn hơn, nhưng hiểu biết về chúng hoàn toàn nhờ các mẫu hóa thạch rời rạc. Hầu hết được thu thập từ 1970 hay sau đó, bao gồm cả Argentinosaurus, có thể nặng từ tới kg (90 tới 110 tấn ngắn); vài cá thể Diplodocus hallorum (trước đây Seismosaurus) dài tới [9] Supersaurus dài ;[29] và cao nhất là Sauroposeidon cao , chạm vào cửa sổ toàn nhà sáu tần. Loài nặng nhất và dài nhất trong số chúng có thể là Amphicoelias fragillimus, được biết duy nhất từ một đốt sống nay đã thất lạc năm 1878. Suy ra từ hình minh họa đốt sống này, con vật này có thể dài và nặng hơn kg ( lb).[9] Khủng long ăn thịt lớn nhất là Spinosaurus, chiều dài đạt đến 16-18 mét (52 to 60 ft), và nặng 8150 kg ( lb).[30] Vài loài ăn thịt lớn khác là Giganotosaurus, Carcharodontosaurus Tyrannosaurus.[31]

Trong các loài khủng long phi chim (Avialae), loài nhỏ nhất chỉ có kích thước bằng bồ câu.[32] Không ngạc nhiên, chúng là những theropoda họ hàng gần nhất với chim. Ví dụ, Anchiornis huxleyi, có bộ xương hoàn chỉnh dài 35 cm(1.1 ft).[32][33] A. huxleyi là loài khủng long phi chim nhỏ nhất được mô tả từ cá thể trưởng thành, với cân nặng 110 gram.[33] Khủng long ăn cỏ nhỏ nhất là Microceratus Wannanosaurus, dài khoảng .[3][34]

Hành vi[sửa]

Tập tin:Maiasaurusnest.jpg
Tổ của Maiasaura peeblesorum được phát hiện năm 1978.

Nhiều loài chim hiện đại có tính xã hội cao, và thường sống thành bầy. Có đồng thuận chung rằng nhiều hành vi thông thường ở chim, cũng như ở cá sấu (họ hàng còn sinh tồn gần nhất của chim), cũng xuất hiện ở khủng long. Giải thích hành vi ở các loài hóa thạch chủ yếu dựa trên tư thế bộ xương và môi trường sống, máy tính mô hình hóa của cơ sinh học khủng long, và so sánh với động vật hiện đại có chung hốc sinh thái.[35]

Bằng chứng đầu tiên cho thấy sống theo bầy là một hành vi thông thường ở khủng long là vào năm 1878 khi phát hiện 31 Iguanodon bernissartensis được cho là chết cùng nhau tại Bernissart, Bỉ, sau khi tất cả rơi vào một hố sụt sâu đầy nước và chết đuối.[36] Các vùng hóa thạch như thế sau đó được phát hiện thêm. Dấu chân của hàng trăm hay hàng ngàn cá thể khủng long ăn cỏ được cho là khủng long mỏ vịt (hadrosauridae) cho thấy chúng có thể di chuyển theo đàn lớn, giống Bò rừng bizon Bắc Mỹ hay Linh dương nhảy. Dấu chân sauropoda cho thấy chúng di chuyển thành đàn nhiều loài khác nhau, ít nhất là tại Oxfordshire, Anh,[37] mặc dù không có bằng chứng chính xác về cấu trúc đàn.[38] Có nhiều loại khủng long lớn chậm, bao gồm nhiều theropoda, sauropoda, ankylosauria, ornithopoda, và ceratopsia, tạo thành một đàn các cá thể non. Ví dụ như ở vùng Nội Mông có hơn 20 bộ hóa thạch Sinornithomimus, từ một tới bảy tuổi. Sự tập hợp này được giải thích là một nhóm xã hội bị kẹt trong bùn.[39] Điều này cũng khiến therapoda trở thành loài săn cùng nhau để giết các con mồi lớn.[40][41] Tuy nhiên, cách sống này không phổ biến với chim hiện đại, cá sấu, bò sát khác.

Mào và diềm cổ ở vài nhóm khủng long, như marginocephalia, theropoda lambeosaurinae, có thể quá mỏng manh để tự vệ, và vì vậy chúng được dùng để biểu thị sự hung hăng hay tình dục, mặc dù sự giao phối và lãnh thổ của khủng long được biết đến rất ít.

Một hóa thạch quan trong được phát hiện tại Sa mạc Gobi năm 1971. Một con Velociraptor tấn công Protoceratops,[42] có bằng chứng cho thấy mỗi con thực sự tấn công con còn lại.[43] Vài loài khủng long ăn thịt đồng loại được thừa nhận, bởi các dấu răng Majungasaurus trên xương của Majungasaurus khác tại Madagascar năm 2003.[44]

So sánh ổ mắt khủng long với chim và bò sát được dùng để phỏng đoán các hành vi hàng ngày của khủng long. Mặc dù có gợi ý rằng khủng long hoạt động suốt ban ngày, các loài khủng long ăn thịt nhỏ như dromaeosauridae, Juravenator, và Megapnosaurus được cho là sống về đêm. Các loài ăn cỏ và ăn tạp vừa hay lớn như ceratopsia, Sauropodomorpha, Hadrosauridae, Ornithomimosauria hoạt động suốt một ngày, với các khoảng nghỉ ngắn, mặc dù Ornithomimosauria Agilisaurus sống ban ngày.[45]

Vài ornithischia, như Oryctodromeus có một phần cuộc sống đào bới trong hang.[46] Nhiều loài chim sống trên cây, điều này cũng đúng với chim Đại Trung Sinh, đặc biệt enantiornithes.[47] Vài loài khủng long giống chim cũng sống tốt trên cây (gồm cả Microraptor[48]) hầu hết khủng long phi chim sống trên mặt đất.

Sinh sản[sửa]

Khủng long đẻ trứng có màng ối với vỏ cứng được cấu tạo chủ yếu bởi canxi cacbonat.[49] Hầu hết xây tổ rất phức tạp, có thể dạng cúp, vòm, đĩa, ụ, và cả đào hang.[50] Vài loài chim hiện đại không xây tổ; chim uria thông thường đẻ trứng trên vách đá, và chim cánh cụt hoàng đế đực kẹp trứng giữa hai chân. Chim tiền sử và nhiều loài khủng long phi chim đẻ trứng vào tổ chung, và thường thì con đực ấm trứng. Chim hiện đại chỉ có một vòi trứng và chỉ đẻ một trứng/lần, chim nguyên thủy và khủng long có hai vòi trứng, giống cá sấu. Vì chi khủng long, như Troodon đẻ hai trứng mỗi một hay hai ngày, và làm trứng nở đồng thời bằng cách không ấp trứng tới khi tất cả trứng được đẻ.[51]

Sự tuyệt chủng[sửa]

Xem chi tiết: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen

Việc khám phá rằng chim là một loại khủng long cho thấy khủng long nói chung chưa tuyệt chủng như thường được nói.[52] Tuy nhiên, tất cả khủng long phi chim và nhiều nhóm chim đã tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm. Nhiều nhóm động vật khác cũng tuyệt chủng vào thời gian này, gồm cúc đá (thân mềm giống ốc anh vũ), mosasauridae, plesiosauria, pterosauria, và nhiều nhóm động vật có vú.[8] Côn trùng hầu như không chịu sự ảnh hưởng nào, chúng trở thành thức ăn cho các loài còn sống sót. Sự kiện tuyệt chủng này được gọi là sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen. Bản chất của sự kiện gây tuyệt chủng hàng loạt này đã được nghiên cứu từ những năm 1970; tới nay, nhiều giả thuyết được các nhà cổ sinh vật học hỗ trợ. Mặc dù hầu hết hưởng ứng rằng sự kiện va chạm tiểu hành tinh (hay thiên thạch) là nguyên nhân chính, vài nhà khoa học chỉ ra các nguyên nhân khác, hay ủng hộ ý kiến rằng có nhiều yếu tố cho sự biến mất đột ngột của khủng long.[53][54][55]

Vào Đại Trung Sinh, không có mũ băng địa cực, và mực nước biển được cho là cao hơn ngày nay từ 100 tới 250 mét (300 tới 800 ft). Nhiệt độ hành tinh cũng đồng bộ hơn, nhiệt độ tại xích đạo chỉ cách tại địa cực . Trung bình, nhiệt độ không khí cao hơn; tại địa cực, nhiệt độ cao hơn ngày hôm nay .[56][57]

Cấu tạo khí quyển Đại Trung Sinh là vấn đề tranh luận. Vài lý thuyết cho rằng nồng độ oxy cao hơn ngày nay, số khác cho rằng sự thích nghi sinh học ở chim và khủng long cho thấy hệ thống hô hấp phát triển xa hơn cần thiết nếu nồng độ oxy đạt mức cao.[58] Vào cuối kỷ Phấn Trắng, môi trường là thay đổi đáng kể. Hoạt động núi lửa giảm, dẫn đến xu hướng cacbon dioxit giảm (do núi lửa phun nhiều chất này). Nồng độ oxy trong khí quyển cũng bắt đầu dao động và cuối cùng giảm xuống. Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng biến đổi khí hậu, kết hợp với nồng độ oxy thấp, có thể trực tiếp dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài.[59]

Sự va chạm của tiểu hành tinh[sửa]

Tập tin:Chicxulub radar topography.jpg
Hố Chicxulub ở phía đuôi của bán đảo Yucatán; sự va chạm của thiên thạch để tạo thành hố này có thể là nguyên nhân gây nên sự tuyệt chủng các loài khủng long.

Lý thuyết va chạm tiểu hành tinh, nhận được sự chú ý rộng vào năm 1980 bởi Walter Alvarez cùng với cha là Luis Walter Alvarez và đồng nghiệp, cho rằng một tiểu hành tinh đã va vào Trái Đất vào khoảng 66 triệu năm về trước. Alvarez et al. phát hiện các lớp trầm tích phân bố trên khắp thế giới có chứa hàm lượng iridi cao gấp nhiều lần, là bằng chứng cho vụ va chạm.[60] Tiểu hành tinh (hay thiên thạch) được cho là rộng 5 tới 15 km (3 tới 9 mi) đã đâm vào bán đảo Yucatan México, tạo nên hố Chicxulub và gây nên sự kiện tuyệt chủng.[61][62] Các nhà khoa học không chắc rằng khủng long đang phát triển hay suy tàn trước vụ va chạm.

Bẫy Deccan[sửa]

Xem chi tiết: Bẫy Deccan

Trước năm 2000, các luận cứ cho rằng các dòng lũ bazan bẫy Deccan đã gây ra sự tuyệt chủng thường gắn liền với quan điểm cho rằng quá trình tuyệt chủng diễn ra từ từ, do các dòng lũ bazan được cho là bắt đầu diễn ra trong khoảng 68 Ma và kéo dài hơn 2 triệu năm. Bằng chứng gần đây nhất cho thấy các bẫy này phun trào hơn 800.000 năm kéo qua ranh giới K-T, và do đó có thể nó đóng vai trò trong sự tuyệt chủng và sự hồi phục sinh học chậm sau đó.[63]

Các bẫy Deccan có thể là nguyên nhân gây tuyệt chủng theo một số cơ chế như sự giải phóng bụi và các sol khí sulfuric vào không khí làm ngăn chặn ánh sáng Mặt Trời và giảm quá trình quang hợp của thực vật. Ngoài ra, hoạt động núi lửa bẫy Deccan có thể sinh ra một lượng cacbon dioxit lớn gây ra hiệu ứng nhà kính khi bụi và sol khí chiếm toàn bộ khí quyển.[64]

Trong những năm khi mà giả thuyết bẫy Deccan còn gắn với sự tuyệt chủng từ từ, Luis Walter Alvarez (1911 - 1988) đã cho rằng các nhà cổ sinh vật học bị lầm lạc do thiếu hụt dữ liệu. Trong khi khẳng định của ông ban đầu không được ủng hộ, nhưng các nghiên cứu thực địa sau đó về các lớp đáy hóa thạch lại nghiêng về phía tuyên bố của ông. Cuối cùng thì hầu hết các nhà cổ sinh vật học bắt đầu chấp nhận ý tưởng rằng sự tuyệt chủng hàng loạt vào cuối kỷ Creta chủ yếu hay một phần là do sự va chạm của tiểu hành tinh vào Trái Đất. Tuy nhiên, ngay cả Walter Alvarez cũng đã thừa nhận rằng có các thay đổi lớn khác trên Trái Đất đã xảy ra ngay trước sự va chạm, như mực nước biển tụt xuống và các hoạt động phun trào núi lửa diễn ra mạnh mẽ đã tạo ra các bẫy Deccan ở Ấn Độ, và các thay đổi này có thể đã góp phần tạo ra sự tuyệt chủng.[65]

Khủng long sống sót qua vụ tuyệt chủng[sửa]

Xem chi tiết: Khủng long thế Paleocen

Hóa thạch khủng long phi chim đôi khi được tìm thấy qua ranh giới Creta–Paleogen. Năm 2001, nhà cổ sinh vật học Zielinski và Budahn thông báo đã phát hiện một hóa thạch xương chân hadrosauridae ở lưu vực San Juan, New Mexico, và mô tả nó như một bằng chứng của khủng long thế Paleocen. Hóa thạch được cho là vào đầu kỷ Đệ Tam, khoảng 64.5 triệu năm trước. Nếu nó không bị hoạt động thời tiết làm thay đổi địa tầng, nó được xem là bằng chứng rằng một vài quần thể khủng long đã sống sót đến kỷ Đệ Tam.[66] Chứng cứ khác bao gồm hóa thạch được tìm thấy trong thành hệ Hell Creek khoảng ( năm sau ranh giới Creta–Paleogen). Các báo cáo tương tự cũng đến từ các phần khác của thế giới, gồm cả Trung Quốc.[67]

Hình ảnh khủng long qua các thời đại[sửa]

Tập tin:Goodrich Megalosaurus.jpg
Minh họa ban đầu về loài Megalosaurus

Khi khủng long mới được phát hiện, người ta háo hức muốn biết về chúng. Do hiểu biết về còn hạn chế, chúng được minh họa như những con thằn lằn khổng lồ, đi bằng bốn chân một cách nặng nề. Sau đó, các họa sĩ vẽ những con vật khổng lồ này đứng thẳng như chuột túi, đi bằng hai chân sau hoặc đi bốn chân, đuôi dài quét đất, da xù xì, có vảy như da cá sấu. Ngày nay, nhờ sự phát triển của cổ sinh vật học, con người đã có những cái nhìn mới mẻ và thực tế hơn về loài vật kỳ diệu này. Khủng long không còn lờ đờ, trì trệ nữa. Chúng được miêu tả như những sinh vật năng động, phát triển cao, giống chim hơn cá sấu. Tuy vậy, ở bất cứ thời đại nào, khủng long cũng chiếm một phần không nhỏ trong tri thức, văn hóa của loài người và để lại cho con người những cảm xúc đặc biệt: kinh ngạc, sợ hãi nhưng thích thú.

Dòng thời gian phát hiện các chi khủng long đáng chú ý[sửa]

Danh sách các loại khủng long[sửa]

Xem chi tiết: Danh sách chi khủng long

Xem thêm[sửa]

Tham khảo[sửa]

  1. Feduccia, A. (2002). "Birds are dinosaurs: simple answer to a complex problem". The Auk 119 (4): 1187–1201. doi:10.1642/0004-8038(2002)119[1187:BADSAT]2.0.CO;2.
  2. Archibald, J. David; Fastovsky, David E. (2004). "Dinosaur Extinction". trong Weishampel, David B.; Dodson, Peter; and Osmólska, Halszka (eds.). The Dinosauria (ấn bản 2nd). Berkeley: University of California Press. 672–684. ISBN 0-520-24209-2.
  3. 3,0 3,1 3,2 Rey LV, Holtz, Jr TR (2007). Dinosaurs: the most complete, up-to-date encyclopedia for dinosaur lovers of all ages. New York: Random House. ISBN 0-375-82419-7.
  4. “Numbers of threatened species by major groups of organisms (1996–2012)”. IUCN Red List (2012). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  5. Alfaro, M.E., F. Santini, C. Brock, H. Alamillo, A. Dornburg. D.L. Rabosky, G. Carnevale, and L.J. Harmon (2009). "Nine exceptional radiations plus high turnover explain species diversity in jawed vertebrates". Proceedings of the National Academy of Sciences USA 106 (32): 13410–13414. doi:10.1073/pnas.0811087106. PMID 19633192. Bibcode2009PNAS..10613410A.
  6. Wang, S.C., and Dodson, P. (2006). "Estimating the Diversity of Dinosaurs". Proceedings of the National Academy of Sciences USA 103 (37): 13601–13605. doi:10.1073/pnas.0606028103. PMID 16954187. Bibcode2006PNAS..10313601W.
  7. Amos J, “Will the real dinosaurs stand up?”, BBC News, ngày 17 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2011.
  8. 8,0 8,1 MacLeod, N, Rawson, PF, Forey, PL, Banner, FT, Boudagher-Fadel, MK, Bown, PR, Burnett, JA, Chambers, P, Culver, S, Evans, SE, Jeffery, C, Kaminski, MA, Lord, AR, Milner, AC, Milner, AR, Morris, N, Owen, E, Rosen, BR, Smith, AB, Taylor, PD, Urquhart, E & Young, JR (1997). "The Cretaceous–Tertiary biotic transition". Journal of the Geological Society 154 (2): 265–292. doi:10.1144/gsjgs.154.2.0265.
  9. 9,0 9,1 9,2 9,3 Carpenter, Kenneth (2006). "Biggest of the big: a critical re-evaluation of the mega-sauropod Amphicoelias fragillimus". trong Foster, John R.; and Lucas, Spencer G. (eds.). Paleontology and Geology of the Upper Jurassic Morrison Formation. New Mexico Museum of Natural History and Science Bulletin 36. Albuquerque: New Mexico Museum of Natural History and Science. 131–138.
  10. Gauthier, Jacques; de Querioz, Kevin (2001). "Feathered dinosaurs, flying dinosaurs, crown dinosaurs, and the name 'Aves'." (PDF). New Perspectives on the Origin and Early Evolution of Birds: Proceedings of the International Symposium in Honor of John H. Ostrom. Peabody Museum of Natural History, Yale University. ISBN 0-912532-57-2.
  11. Zhou, Z. (2004). "The origin and early evolution of birds: discoveries, disputes, and perspectives from fossil evidence". Naturwissenchaften 91 (10): 455–471. doi:10.1007/s00114-004-0570-4.
  12. Owen, R (1842). Report on British Fossil Reptiles." Part II. Report of the Eleventh Meeting of the British Association for the Advancement of Science; Held at Plymouth in July 1841. London: John Murray. 60–204. http://books.google.com/?id=dy5LAAAAYAAJ&pg=PA60.
  13. “Liddell–Scott–Jones Lexicon of Classical Greek”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  14. Farlow, J.O., and Brett-Surman, M.K. (1997). "Preface". trong Farlow, J.O., and Brett-Surman, M.K. (eds.). The Complete Dinosaur. Indiana University Press. ix–xi. ISBN 0-253-33349-0.
  15. Langer, Max C.; Martin D. Ezcurra; Jonathas S. Bittencourt; Fernando E. Novas (2010). "The origin and early evolution of dinosaurs". Biological Reviews 85 (1): 65–66, 82. doi:10.1111/j.1469-185x.2009.00094.x. http://sites.ffclrp.usp.br/paleo/pdf/Langer_et_al_Bio-rev_origin_dinos.pdf.
  16. Padian, K. (2004). "Basal Avialae". In Weishampel, D.B.; Dodson, P.; Osmolska, H. (eds.). The Dinosauria (Second ed.). Berkeley: University of California Press. pp. 210–231. ISBN 0-520-24209-2
  17. Wang, S.C., and Dodson, P. (2006). "Estimating the Diversity of Dinosaurs". Proceedings of the National Academy of Sciences USA 103 (37): 13601–13605. doi:10.1073/pnas.0606028103. PMID 16954187.
  18. Kump LR, Pavlov A & Arthur MA (2005). "Massive release of hydrogen sulfide to the surface ocean and atmosphere during intervals of oceanic anoxia". Geology 33 (5): 397–400. doi:10.1130/G21295.1. Bibcode2005Geo....33..397K.
  19. Tanner LH, Lucas SG & Chapman MG (2004). "Assessing the record and causes of Late Triassic extinctions" (PDF). Earth-Science Reviews 65 (1–2): 103–139. doi:10.1016/S0012-8252(03)00082-5. Bibcode2004ESRv...65..103T. http://nmnaturalhistory.org/pdf_files/TJB.pdf. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2007.
  20. Sereno PC (1999). "The evolution of dinosaurs". Science 284 (5423): 2137–2147. doi:10.1126/science.284.5423.2137. PMID 10381873.
  21. Sereno, P.C.; Forster, Catherine A.; Rogers, Raymond R.; Monetta, Alfredo M. (1993). "Primitive dinosaur skeleton from Argentina and the early evolution of Dinosauria". Nature 361 (6407): 64–66. doi:10.1038/361064a0. Bibcode1993Natur.361...64S.
  22. Nesbitt, S. J., Barrett, P. M., Werning, S., Sidor, C. A., and A. J. Charig. (2012). "The oldest dinosaur? A Middle Triassic dinosauriform from Tanzania." Biology Letters.
  23. Benton, Michael J. (2004). "Origin and relationships of Dinosauria". trong Weishampel, David B.; Dodson, Peter; and Osmólska, Halszka (eds.). The Dinosauria (ấn bản 2nd). Berkeley: University of California Press. 7–19. ISBN 0-520-24209-2.
  24. Brusatte, Stephen L. (2012). Dinosaur Paleobiology (ấn bản 1.). New York: Wiley, J. 9–20, 21. ISBN 978-0-470-65658-7.
  25. Sander, P. Martin et al.; Christian, Andreas; Clauss, Marcus; Fechner, Regina; Gee, Carole T.; Griebeler, Eva-Maria; Gunga, Hanns-Christian; Hummel, Jürgen; và đồng nghiệp. (2011). "Biology of the sauropod dinosaurs: the evolution of gigantism". Biological Reviews 86 (1): 117–155. doi:10.1111/j.1469-185X.2010.00137.x. PMID 21251189.
  26. Paul, Gregory S. (2010). Princeton Field Guide to Dinosaurs. Princeton University Press. ISBN 978-0-691-13720-9.
  27. Colbert, Edwin Harris (1971). Men and dinosaurs: the search in field and laboratory. Harmondsworth [Eng.]: Penguin. ISBN 0-14-021288-4.
  28. Lucas, H., Hecket, H. & S. (2004). "Reappraisal of Seismosaurus, a Late Jurassic Sauropod". Proceeding, Annual Meeting of the Society of Paleontology 36 (5): 422.
  29. Lovelace, David M. (2007). "Morphology of a specimen of Supersaurus (Dinosauria, Sauropoda) from the Morrison Formation of Wyoming, and a re-evaluation of diplodocid phylogeny". Arquivos do Museu Nacional 65 (4): 527–544.
  30. dal Sasso C, Maganuco S, Buffetaut E, Mendez MA (2006). "New information on the skull of the enigmatic theropod Spinosaurus, with remarks on its sizes and affinities" (PDF). Journal of Vertebrate Paleontology 25 (4): 888–896. doi:10.1671/0272-4634(2005)025[0888:NIOTSO]2.0.CO;2. http://www.reocities.com/Athens/bridge/4602/spinoskull.pdf. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2011.
  31. Therrien, F.; Henderson, D.M. (2007). "My theropod is bigger than yours... or not: estimating body size from skull length in theropods". Journal of Vertebrate Paleontology 27 (1): 108–115. doi:10.1671/0272-4634(2007)27[108:MTIBTY]2.0.CO;2.
  32. 32,0 32,1 Zhang F, Zhou Z, Xu X, Wang X, Sullivan C (2008). "A bizarre Jurassic maniraptoran from China with elongate ribbon-like feathers". Nature 455 (7216): 1105–1108. doi:10.1038/nature07447. PMID 18948955. Bibcode2008Natur.455.1105Z.
  33. 33,0 33,1 Xu X, Zhao Q, Norell M, Sullivan C, Hone D, Erickson G, Wang XL, Han FL, Guo Y (2008). "A new feathered maniraptoran dinosaur fossil that fills a morphological gap in avian origin". Chinese Science Bulletin 54 (3): 430–435. doi:10.1007/s11434-009-0009-6.
  34. Butler, R.J.; Zhao, Q. (2009). "The small-bodied ornithischian dinosaurs Micropachycephalosaurus hongtuyanensis and Wannanosaurus yansiensis from the Late Cretaceous of China". Cretaceous Research 30 (1): 63–77. doi:10.1016/j.cretres.2008.03.002.
  35. Yans J, Dejax J, Pons D, Dupuis C & Taquet P (2005). "Implications paléontologiques et géodynamiques de la datation palynologique des sédiments à faciès wealdien de Bernissart (bassin de Mons, Belgique)" (French). Comptes Rendus Palevol 4 (1–2): 135–150. doi:10.1016/j.crpv.2004.12.003.
  36. Day, J.J.; Upchurch, P; Norman, DB; Gale, AS; Powell, HP (2002). "Sauropod trackways, evolution, and behavior". Science 296 (5573): 1659. doi:10.1126/science.1070167. PMID 12040187.
  37. Wright, Joanna L. (2005). "Steps in understanding sauropod biology". trong Curry Rogers, Kristina A.; and Wilson, Jeffrey A.. The Sauropods: Evolution and Paleobiology. Berkeley: University of California Press. 252–284. ISBN 0-520-24623-3.
  38. Varricchio, D.J.; Sereno, Paul C.; Xijin, Zhao; Lin, Tan; Wilson, Jeffery A.; Lyon, Gabrielle H. (2008). "Mud-trapped herd captures evidence of distinctive dinosaur sociality" (PDF). Acta Palaeontologica Polonica 53 (4): 567–578. doi:10.4202/app.2008.0402. http://www.app.pan.pl/archive/published/app53/APP53-567.pdf. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2011.
  39. Lessem, Don; Glut, Donald F. (1993). "Allosaurus". The Dinosaur Society's Dinosaur Encyclopedia. Random House. 19–20. ISBN 0-679-41770-2.
  40. Maxwell, W. D.; Ostrom, John (1995). "Taphonomy and paleobiological implications of TenontosaurusDeinonychus associations". Journal of Vertebrate Paleontology 15 (4): 707–712. doi:10.1080/02724634.1995.10011256.
  41. “The Fighting Dinosaurs”. American Museum of Natural History. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  42. Carpenter, K. (1998). "Evidence of predatory behavior by theropod dinosaurs". Gaia 15: 135–144. http://www.mendeley.com/research/evidence-of-predatory-behavior-by-carnivorous-dinosaurs/.
  43. Rogers, Raymond R.; Krause, DW; Curry Rogers, K (2007). "Cannibalism in the Madagascan dinosaur Majungatholus atopus". Nature 422 (6931): 515–518. doi:10.1038/nature01532. PMID 12673249. 
  44. Schmitz, L.; Motani, R. (2011). "Nocturnality in Dinosaurs Inferred from Scleral Ring and Orbit Morphology". Science 332 (6030): 705–708. doi:10.1126/science.1200043. PMID 21493820. Bibcode2011Sci...332..705S.
  45. Varricchio DJ, Martin, AJ and Katsura, Y (2007). "First trace and body fossil evidence of a burrowing, denning dinosaur". Proceedings of the Royal Society B 274 (1616): 1361–1368. doi:10.1098/rspb.2006.0443. PMID 17374596.
  46. Chiappe, L.M. and Witmer, L.M. (2002). Mesozoic Birds: Above the Heads of Dinosaurs. Berkeley: University of California Press. ISBN 0-520-20094-2
  47. Chatterjee, S.; Templin, R. J. (2007). "Biplane wing planform and flight performance of the feathered dinosaur Microraptor gui" (PDF). Proceedings of the National Academy of Sciences 104 (5): 1576–1580. doi:10.1073/pnas.0609975104. PMID 17242354. PMC: 1780066. Bibcode2007PNAS..104.1576C. http://www.pnas.org/cgi/reprint/0609975104v1.pdf.
  48. Hansell M (2000). Bird Nests and Construction Behaviour. University of Cambridge Press ISBN 0-521-46038-7
  49. Varricchio, David J.; Horner, John J.; Jackson, Frankie D. (2002). "Embryos and eggs for the Cretaceous theropod dinosaur Troodon formosus". Journal of Vertebrate Paleontology 22 (3): 564–576. doi:10.1671/0272-4634(2002)022[0564:EAEFTC]2.0.CO;2.
  50. Dingus, L. and Rowe, T. (1998). The Mistaken Extinction – Dinosaur Evolution and the Origin of Birds. New York: W. H. Freeman.
  51. Mullen, L. (2004). "Multiple Impacts". Astrobiology Magazine.
  52. Miller KG, Kominz MA, Browning JV, Wright JD, Mountain GS, Katz ME, Sugarman PJ, Cramer BS, Christie-Blick N, Pekar SF (2005). "The Phanerozoic record of global sea-level change". Science 310 (5752): 1293–8. doi:10.1126/science.1116412. PMID 16311326. Bibcode2005Sci...310.1293M.
  53. McArthura JM, Janssenb NMM, Rebouletc S, Lengd MJ, Thirlwalle MF & van de Shootbruggef B (2007). "Palaeotemperatures, polar ice-volume, and isotope stratigraphy (Mg/Ca, δ18O, δ13C, 87Sr/86Sr): The Early Cretaceous (Berriasian, Valanginian, Hauterivian)". Palaeogeography, Palaeoclimatology, Palaeoecology 248 (3–4): 391–430. doi:10.1016/j.palaeo.2006.12.015.
  54. Paul, Gregory S. (2002). Dinosaurs of the air: the evolution and loss of flight in dinosaurs and birds. Johns Hopkins University Press. tr. 397. ISBN 0-8018-6763-0.
  55. Alvarez, LW, Alvarez, W, Asaro, F, and Michel, HV (1980). "Extraterrestrial cause for the Cretaceous–Tertiary extinction". Science 208 (4448): 1095–1108. doi:10.1126/science.208.4448.1095. PMID 17783054. Bibcode1980Sci...208.1095A.
  56. Hildebrand, Alan R.; Penfield, Glen T.; Kring, David A.; Pilkington, Mark; Zanoguera, Antonio Camargo; Jacobsen, Stein B.; Boynton, William V. (September 1991). "Chicxulub Crater; a possible Cretaceous/Tertiary boundary impact crater on the Yucatan Peninsula, Mexico". Geology 19 (9): 867–871. doi:10.1130/0091-7613(1991)019<0867:CCAPCT>2.3.CO;2. Bibcode1991Geo....19..867H.
  57. Pope KO, Ocampo AC, Kinsland GL, Smith R (1996). "Surface expression of the Chicxulub crater". Geology 24 (6): 527–30. doi:10.1130/0091-7613(1996)024<0527:SEOTCC>2.3.CO;2. PMID 11539331. Bibcode1996Geo....24..527P.
  58. Keller G, Adatte T, Gardin S, Bartolini A, Bajpai S (2008). "Main Deccan volcanism phase ends near the K–T boundary: Evidence from the Krishna-Godavari Basin, SE India". Earth and Planetary Science Letters 268 (3–4): 293–311. doi:10.1016/j.epsl.2008.01.015. Bibcode2008E&PSL.268..293K.
  59. Duncan RA, Pyle DG (1988). "Rapid eruption of the Deccan flood basalts at the Cretaceous/Tertiary boundary". Nature 333 (6176): 841–843. doi:10.1038/333841a0. Bibcode1988Natur.333..841D.
  60. Alvarez, W (1997). T. rex and the Crater of Doom. Princeton University Press. 130–146. ISBN 978-0-691-01630-6.
  61. Fassett, JE, Lucas, SG, Zielinski, RA, and Budahn, JR; Lucas; Zielinski; Budahn (2001). "Compelling new evidence for Paleocene dinosaurs in the Ojo Alamo Sandstone, San Juan Basin, New Mexico and Colorado, USA" (PDF). Catastrophic events and mass extinctions, Lunar and Planetary Contribution 1053: 45–46. Bibcode2001caev.conf.3139F. http://www.lpi.usra.edu/meetings/impact2000/pdf/3139.pdf. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2007.
  62. Sloan, R. E., Rigby, K,. Van Valen, L. M., Gabriel, Diane (1986). "Gradual dinosaur extinction and simultaneous ungulate radiation in the Hell Creek Formation". Science 232 (4750): 629–633. doi:10.1126/science.232.4750.629. PMID 17781415. Bibcode1986Sci...232..629S.

Đọc thêm[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây