Trao đổi chất

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trao đổi chất hay biến dưỡng là những quá trình sinh hoá xảy ra trong cơ thể sinh vật với mục đích sản sinh nguồn năng lượng nuôi sống tế bào (quá trình dị hoá) hoặc tổng hợp những vật chất cấu tạo nên tế bào (quá trình đồng hoá), đó là nền tảng của mọi hiện tượng sinh học.

Tập tin:Metabolism1.png
The citric acid cycle, one of the central metabolic pathways in aerobic organisms.

Các phản ứng của "chuyển hóa" được phân loại thành catabolism (phân hủy có giải phóng năng lượng) và anabolism (tổng hợp dẫn tới sự phát triển của hệ tế bào).

Các quá trình trao đổi trong tế bào[sửa]

Sự trao đổi protein[sửa]

protêin là một chất phức tạp nhất và kém bền vững nhất, do đó các biến đổi hóa học không ngừng của protêin là cơ sở của sự trao đổi chất và cũng là cơ sở của sự sống.

Protein chiếm tới 65-75% trọng lượng khô của tế bào. nó được hấp thụ dưới dạng các aminoaxit(axitamin) quá trình này diễn ra ở mỗi tế bào. tiến hành mạnh mẽ ở gan, sự phân hủy protein cũng được tiến hành ở gan một phần protein dự trữ có thể được chuyển hóa thành gluxit, lipit

Sự trao đổi đường[sửa]

Sự trao đổi lipid[sửa]

Lượng lipit trong cơ thể chủ yếu chứa trong các mô mỡ khoảng 10-20% trọng lượng cơ thể, có thể thay đổi phụ thuộc vào chế độ ăn, giới tính, tuổi, đặc điểm cấu trúc thể trạng con người, mức độ vận động…, là những kho dự trữ năng lượng lớn của cơ thể. Khi oxi hóa 1g lipid sẽ cung cấp 9,3 kcal. Ngoài ra, nó còn là thành phần cấu tạo quan trọng của nguyên sinh chất, nhân và màng tế bào.

Thực phẩm có chứa chất béo khi vào cơ thể được phân hủy thành acid béo và glycerin ở các tế bào của thành ruột, tại đây các acid béo lại được tổng hợp thành lipid đặc trưng cho từng chủng loại. Từ ruột, mỡ được hấp thu vào máu rồi đi đến gan. Từ gan các phân tử lipid và các acid béo tự do được vận chuyển đến các tế bào, cơ quan khác nhau để tạo năng lượng. Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng đậm đặc nhất. Với một trọng lượng bằng nhau, chất béo chứa năng lượng nhiều gấp hai lần so với chất bột đường hoặc chất đạm.

Ngoài việc cung cấp năng lượng, các chất béo là nguồn duy nhất cung cấp acid linoleic và acid linolenic (là 2 acid béo thiết yếu mà cơ thể không thể tổng hợp được). Acid linoleic hiện diện với lượng lớn trong các dầu thực vật như dầu mè, dầu bắp, dầu đậu nành. Dầu đậu phộng và bơ đậu phộng cũng chứa một ít acid linoleic, còn acid alpha linolenic có trong cá, hải sản, đậu nành, rau xanh… Các chất béo còn giúp vận chuyển các vitamin tan trong chất béo. Những vitamin tan trong chất béo là các vitamin A, D, E và K. Chất béo cũng bổ sung thêm hương vị cho thực phẩm và làm tăng cảm giác no vì giữ thực phẩm trong dạ dày lâu hơn. Nhu cầu chất béo khoảng 1-1,5 g/kg (20-25%).

Khi oxi hóa lipid, năng lượng được giải phóng lớn hơn khi oxi hóa glucide, tuy nhiên lại đòi hỏi tiêu hao oxi nhiều hơn. Vì vậy việc sử dụng lipid để cung cấp năng lượng chỉ phù hợp với điều kiện có thể cung cấp oxi đầy đủ. Việc sử dụng lipid để cung cấp năng lượng phụ thuộc vào mức độ oxi hóa glucide. Lượng acid lactic cao và tốc độ phân hủy glucide mạnh sẽ ức chế việc oxi hóa các acid béo tự do.

Trao đổi nước, muối khoáng và vitamin[sửa]

Xem thêm[sửa]

Hình ảnh[sửa]

Tham khảo[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Các ngành của sinh học
Giải phẫu học | Sinh học vũ trụ | Hóa sinh | Tin sinh học | Thực vật học | Tế bào học | Sinh thái học | Sinh học phát triển | Di truyền học | Sinh học biển | Sinh học người | Vi sinh vật học | Sinh học phân tử | Nguồn gốc sự sống | Cổ sinh vật học | Miễn dịch học | Sinh lý học | Phân loại học | Động vật học | Trang chính Sinh học

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.