Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Làm phim
Từ VLOS
(đổi hướng từ Làm Phim)
Bạn muốn thay đổi bản thân và thử làm một bộ phim, nhưng lại cảm thấy không biết nên bắt đầu từ đâu? Tìm một nghệ sĩ trang điểm? Tìm hiểu công nghệ CGI? Hay bạn sẽ làm thế nào để thực hiện cảnh xe hơi rượt đuổi trên đường phố? Hãy đọc những lời khuyên dưới đây. Bạn sẽ biết phải bắt đầu từ những gì cần thiết nhất để làm nên bộ phim đầu tay của chính mình.
Mục lục
Các bước[sửa]
Những thứ Cần Chuẩn bị[sửa]
-
Máy
quay.
Rất
nhiều
nhà
làm
phim
nghiệp
dư
sử
dụng
các
loại
máy
ảnh
giá
rẻ
để
làm
nên
những
bộ
phim
trông
rất
chuyên
nghiệp.
Mặc
dù
vậy,
đặc
điểm
“tự
làm”
của
những
đoạn
phim
thường
liên
quan
trực
tiếp
đến
câu
chuyện
của
phim,
kết
nối
nội
dung
và
hình
thức
của
phim.
Hãy
cân
nhắc
bạn
cần
loại
máy
quay
nào,
và
có
đủ
tiền
cho
loại
máy
quay
nào.
Mức
giá
cho
các
loại
máy
quay
là
vô
cùng
đa
dạng,
từ
vài
trăm
đô
la
đến
hàng
ngàn
đô
la.
Nếu
bạn
đã
có
sẵn
một
chiếc
camcorder
(máy
quay
phim
kết
hợp)
giá
rẻ,
hãy
cân
nhắc
thực
hiện
một
bộ
phim
có
cốt
truyện
phù
hợp
với
phong
cách
“tự
làm”.
- Trong khoảng giá 100-200 USD, bạn có rất nhiều lựa chọn cho các loại máy quay gia đình. Các công ty như JVC, Canon và Panasonic đều có những loại máy quay giá rẻ cơ động, hiệu quả với mẫu mã đẹp. Thậm chí những sản phẩm như iPhone, iPad hay iPod touch cũng rất hữu dụng bởi bạn có thể dễ dàng chuyển video đã quay từ thiết bị iOS sang ứng dụng iMovie. Máy quay tích hợp trong các thiết bị iOS thực sự có chất lượng đáng kinh ngạc, và vì hầu hết đều đã có điện thoại của mình, mọi người sẽ không cần mất thêm tiền bạc để mua máy quay mới. Bạn cũng có thể gắn phụ kiện lên máy quay của iPhone, ví dụ như Ollo clip, một sản phẩm có bốn ống kính, với giá dao động khoảng 60-100 USD. Những loại máy quay giá rẻ vẫn có thể cho hiệu quả tuyệt vời. Ví dụ như bộ phim “The Blair Witch Project” (Truy tìm phù thủy Blair) được quay bằng một chiếc camcorder RCA được mua tại Circuit City với số tiền rất khiêm tốn.
- Trong khoảng giá 500-900 USD, bạn có thể chọn cho mình những máy quay đáng tin cậy của các hãng Panasonic hay Sony, được sử dụng để quay các phim như “Open Water” (Trôi dạt) và nhiều bộ phim tài liệu khác. Nếu bạn muốn làm phim một cách nghiêm túc và dự định sẽ còn làm nhiều phim, hãy cân nhắc đầu tư cho một chiếc máy quay đáng tin cậy.
- Trên các thiết bị như iPad, iPhone, iPod touch hay Macbook, có một ứng dụng có tên gọi iMovie (với giá 4,99 USD cho phiên bản iOS). Ứng dụng này cho phép bạn tạo nên những bộ phim một cách nhanh chóng, đơn giản nhưng trông vẫn chuyên nghiệp.
-
Quyết
định
xem
bạn
sẽ
chỉnh
sửa
phim
như
thế
nào.
Trừ
khi
bạn
muốn
làm
một
cách
qua
loa
và
chỉ
cần
chỉnh
sửa
trực
tiếp
trên
máy
quay,
cũng
đồng
nghĩa
với
việc
phải
quay
mọi
thứ
theo
thứ
tự
và
chỉ
thực
hiện
một
lần
quay
duy
nhất
cho
mỗi
cảnh
(cũng
sẽ
rất
mất
thời
gian),
còn
nếu
không,
bạn
sẽ
cần
nhập
các
đoạn
phim
vào
máy
tính.
Máy
tính
Mac
có
cài
đặt
iMovie
và
máy
tính
để
bàn
có
phần
mềm
Window
Movie
Maker.
Đây
là
những
phần
mềm
chỉnh
sửa
cơ
bản,
cho
phép
bạn
chỉnh
sửa
các
đoạn
phim,
trộn
âm
thanh
và
thậm
chí
cả
thêm
credit.
- Bạn có thể sử dụng các loại phần mềm chỉnh sửa phức tạp và chuyên nghiệp hơn như Video Edit Magic hay Avid FreeDV.[1] Nếu không có các phần mềm này, bạn có thể thử sử dụng hai công cụ chỉnh sửa phim miễn phí nhưng rất chuyên nghiệp là Open Shot và Light Works.
-
Tìm
địa
điểm
quay
phim.
Việc
quay
một
nội
dung
ngoài
trời
trong
căn
phòng
của
bạn
sẽ
rất
khó
khăn,
ví
dụ
như
nếu
bạn
muốn
quay
bộ
phim
chân
thực
về
một
kẻ
bán
hàng
đường
phố
trong
một
cửa
hàng.
Hãy
để
ý
những
địa
điểm
bạn
có
thể
quay
phim,
từ
đó
cân
nhắc
xem
câu
chuyện
nào
có
thể
phù
hợp
với
địa
điểm
đó.
Bộ
phim
“Clerks”
(Trợ
thủ)
xoay
quanh
những
anh
chàng
làm
việc
tại
một
cửa
hàng
tiện
lợi
và
chuyện
hẹn
hò
của
họ.
Nếu
không
thể
quay
phim
trong
một
cửa
hàng,
mọi
việc
sẽ
trở
nên
khó
khăn
hơn
nhiều.
- Các doanh nghiệp và nhà hàng thường ngần ngại khi để những nhà làm phim nghiệp dư sử dụng địa điểm của họ để quay phim, nhưng bạn vẫn luôn có thể nhờ họ. Thường thì mọi người sẽ thấy hào hứng nếu được tham gia trong bộ phim đó.
-
Tìm
người
sẵn
sàng
hỗ
trợ.
Trừ
rất
ít
trường
hợp
đặc
biệt,
còn
lại
việc
làm
phim
luôn
cần
sự
kết
hợp
của
nhiều
người
để
thực
hiện
một
mục
tiêu
chung:
một
câu
chuyện
tuyệt
vời
bằng
hình
ảnh,
xứng
đáng
được
kể
lại.
Bạn
sẽ
cần
diễn
viên
cho
bộ
phim
cũng
như
người
có
thể
giúp
đỡ
trong
quá
trình
làm
phim.
Hãy
để
bạn
bè
thử
vai,
hoặc
thông
báo
trên
Facebook
hay
Craigslist
để
thu
hút
sự
quan
tâm
của
mọi
người.
Nếu
bạn
không
có
chi
phí
để
chi
trả
cho
bất
kỳ
ai,
hãy
nói
rõ
việc
đó
ngay
từ
đầu.
- Nếu bạn sống trong một khu đại học, hãy thử dán tờ rơi tại các khu giảng đường của sinh viên kịch. Biết đâu sẽ có một tài năng ở đây quan tâm đến bộ phim của bạn. Bạn có thể sẽ bất ngờ về việc mọi người hào hứng thế nào khi được tham gia vào một dự án như thế.
Viết về Bộ phim[sửa]
-
Xây
dựng
một
câu
chuyện
bằng
hình
ảnh.
Vì
hầu
hết
các
bộ
phim
đều
là
những
câu
chuyện
bằng
hình
ảnh,
bước
đầu
tiên
cần
làm
là
có
một
ý
tưởng
mà
bạn
muốn
chuyển
thành
một
bộ
phim.
Điều
gì
là
cái
mà
bạn
phải
nhìn
thấy
để
có
thể
tin
tưởng?
Không
cần
liệt
kê
chi
tiết
mọi
thứ
ngay
lúc
này,
nhưng
bạn
nên
có
một
ý
tưởng
cơ
bản
cho
câu
chuyện
của
mình.
- Hãy nghĩ về những bộ phim bạn thích xem, những cuốn sách bạn thích đọc và phân tích xem điều gì khiến những tác phẩm đó trở nên hấp dẫn. Đó là vì các nhân vật, hành động, hình ảnh, hay bối cảnh trong đó? Dù vì lí do gì, hãy luôn nhớ đến những yếu tố đó khi lên kế hoạch cho bộ phim của bạn.
- Viết ra danh sách đạo cụ, địa điểm và diễn viên hiện có ở nơi bạn sinh sống và phát triển bộ phim xoay quanh những yếu tố này. Hãy nghĩ bộ phim như một giấc mơ và câu chuyện bằng hình ảnh. Luôn mang theo mình một cuốn sổ ghi chú để viết ra các ý tưởng. Hãy đọc các mẩu chuyện, tin tức trên báo. Bạn cần có một ý tưởng cơ bản và làm việc dựa theo đó. Thu hẹp dần ý tưởng khi bạn viết cốt truyện.
-
Mở
rộng
ý
tưởng
thành
một
câu
chuyện.
Điều
cần
thiết
khi
xây
dựng
một
câu
chuyện
từ
một
ý
tưởng
là
xác
định
xem
bạn
sẽ
làm
gì
với
các
nhân
vật?
Ai
sẽ
là
nhân
vật
chính
trong
phim?
Nhân
vật
chính
của
bạn
muốn
gì?
Tại
sao
họ
chưa
đạt
được
điều
đó?
Nhân
vật
chính
sẽ
thay
đổi
ra
sao?
Nếu
có
thể
trả
lời
được
tất
cả
những
câu
hỏi
này,
đồng
nghĩa
với
việc
bạn
đang
phát
triển
một
câu
chuyện
tuyệt
vời
theo
đúng
hướng.
- Tất cả các câu chuyện đều có một hoặc hai tình huống cơ bản: Một người lạ đến và xáo trộn mọi thứ thường ngày, hoặc một anh hùng bắt đầu cuộc phiêu lưu mới.
- Cần đảm bảo câu chuyện của bạn có phần mở đầu, trong đó bối cảnh và các nhân vật được giới thiệu cụ thể, phần giữa với các xung đột xảy ra và phần kết với các xung đột được giải quyết.
-
Viết
kịch
bản.
Kịch
bản
phim
sẽ
chia
các
thời
điểm
của
câu
chuyện
thành
những
cảnh
độc
lập
để
quay.
Thường
thì
bạn
sẽ
có
xu
hướng
lên
trang
phục
và
bắt
đầu
quay
từng
cảnh
khi
đến
lượt,
nhưng
thực
ra
bạn
sẽ
thấy
dễ
dàng
hơn
nếu
chuẩn
bị
mọi
thứ
từ
trước
và
nghĩ
đến
từng
cảnh
trong
bộ
phim.
- Kịch bản phim cần viết ra mọi cuộc hội thoại của các nhân vật, cùng với những hướng dẫn về hành động, cử chỉ và hướng máy quay. Mỗi cảnh phim nên bắt đầu với một mô tả chung về bối cảnh (trong nhà, ban đêm,...)
- Hạn chế chi phí ngay từ lúc viết kịch bản. Tốt hơn là bạn nên cắt bỏ đi đoạn rượt đuổi bằng xe hơi 30 phút và thay vào đó là kết cục diễn ra sau đấy. Có thể là nhân vật chính sẽ nằm trên giường, băng bó khắp người và tự hỏi “Chuyện gì đã xảy ra?”
-
Vẽ
kịch
bản
phim.
Storyboard
(kịch
bản
phim
bằng
tranh)
giống
như
một
phiên
bản
truyện
tranh
của
bộ
phim,
nhưng
không
có
lời
thoại.
Storyboard
có
thể
được
thực
hiện
trên
khổ
lớn,
chỉ
vẽ
những
cảnh
quan
trọng
hay
chuyển
cảnh,
hoặc
nếu
có
một
câu
chuyện
hết
sức
trực
quan,
bạn
có
thể
thực
hiện
storyboard
ở
mức
độ
chi
tiết
hơn,
lên
kế
hoạch
cụ
thể
cho
từng
cảnh
phim
và
góc
máy.
- Quá trình này giúp một bộ phim dài trở nên trơn tru hơn, đồng thời giúp bạn lường trước được những cảnh quay khó hoặc những vấn đề có thể xảy ra. Bạn có thể thử quay phim mà không cần storyboard, nhưng việc này không chỉ giúp bạn hình ảnh hóa bộ phim của mình mà còn giúp giải thích ý tưởng của bạn cho những thành viên khác trong đoàn làm phim.
Cân nhắc Trực quan của Phim[sửa]
- Phát triển tính thẩm mỹ cho phim. Phim là những hình ảnh có thực, vì vậy sẽ tốt hơn nếu bạn giành thời gian để “nhìn và cảm nhận” về bộ phim. Hãy thử phân tích hai phim: “Matrix” (Ma trận), với tông màu vàng-xanh đơn sắc xuyên suốt, làm tăng cảm giác “số hóa”, và “A Scanner Darkly” (Máy quét nhận dạng) của đạo diễn Richard Linklater, với công nghệ cắt lớp video và có phần “nhìn” như một bộ phim hoạt hình độc đáo và đáng nhớ. Đây là một số những yếu tố bạn có thể cân nhắc.
- Bạn muốn một bộ phim với những hình ảnh mượt mà, được chỉnh sửa một cách chuyên nghiệp hay với những hình ảnh thô ráp và trông giống như được quay từ máy cầm tay? Dù thế nào bạn cũng có thể thực hiện được. Hãy lấy “Melancholia” (Ngày tận thế) của đạo diễn Lars von Trier làm ví dụ. Những cảnh mở đầu được quay bằng máy quay tốc độ siêu cao đã mang đến những chuyển động chậm duyên dáng. Hầu hết thời lượng còn lại của bộ phim được quay bằng máy quay cầm tay có độ “rung”, truyền đạt ý đồ về những xung đột cảm xúc và tinh thần xuyên suốt bộ phim.
-
Thiết
kế
phục
trang
và
bối
cảnh.
Bạn
muốn
bối
cảnh
trong
phim
trông
như
thế
nào?
Bạn
có
thể
quay
phim
tại
một
địa
điểm
thực
tế,
hay
bạn
sẽ
phải
dựng
cảnh?
Những
cảnh
quay
toàn
cảnh
trên
màn
hình
rộng
của
các
bộ
phim
thập
niên
60
hay
70
phụ
thuộc
vào
sự
kết
hợp
giữa
không
gian
rộng
lớn
và
cảnh
dựng
cùng
ánh
sáng
trong
studio.
Các
cảnh
trong
bộ
phim
“The
Shining”
(Ngôi
nhà
ma)
được
thực
hiện
tại
một
nhà
nghỉ
trượt
tuyết
tại
Oregon.
“Dogville”
(Thị
trấn
Dogville)
lại
được
quay
trên
một
sân
khấu
đơn
thuần,
chỉ
với
những
tòa
nhà
làm
bối
cảnh.
- Các bộ phim phụ thuộc nhiều vào phục trang để có thể khắc họa tính cách nhân vật tới người xem. “Men in Black” (Đặc vụ Áo đen) là một ví dụ như vậy.
- Cân nhắc về ánh sáng. Một số bộ phim có ánh sáng dịu nhẹ, khiến các diễn viên và bối cảnh trở nên lôi cuốn hơn và tổng thể bộ phim giống như trong một giấc mơ; một số chuộng kiểu ánh sáng gần hơn với thực tế, trong khi một số khác lại sử dụng ánh sáng mạnh đến gay gắt. Hãy tham khảo “Domino” của Keira Knightley.
-
Dựng
cảnh,
hoặc
tìm
hiểu
địa
điểm.
Nếu
bạn
chuẩn
bị
quay
phim
ngoài
trời,
hãy
tìm
kiếm
địa
điểm
bạn
muốn
và
đảm
bảo
địa
điểm
đó
có
thể
quay
phim
được.
Nếu
bạn
quay
trong
nhà,
hãy
bắt
đầu
dựng
và
trang
trí
cảnh
quay.
- Nếu trong khả năng, hãy sử dụng địa điểm thực tế để việc làm phim dễ dàng hơn. Màn hình xanh có thể trông rất giả trong một vài bối cảnh, nhưng bạn cũng có thể sử dụng nếu muốn. Sẽ đơn giản hơn nhiều nếu bạn quay phim trong một quán ăn thay vì phải dựng cảnh như thật trong một căn phòng.
Tuyển Thành viên Đoàn phim[sửa]
- Chọn đạo diễn. Đạo diễn phim sẽ đảm trách khía cạnh sáng tạo của bộ phim và là cầu nối quan trọng giữa thành viên đoàn làm phim và dàn diễn viên. Nếu bạn có ý tưởng cho một bộ phim và biết chính xác bộ phim nên như thế nào, bạn có thể đảm nhận vị trí đạo diễn. Tuy nhiên, nếu không giỏi trong việc hướng dẫn mọi người và không cảm thấy thoải mái với việc ra lệnh cho những người xung quanh, bạn có thể thử việc đạo diễn theo một cách khác, hoặc chỉ cần thuê một ai đó và diễn đạt lại cho họ bức tranh toàn cảnh về bộ phim. Bạn sẽ tuyển những thành viên chính, giám sát quá trình làm phim và đưa ra những ý tưởng sáng tạo nếu thấy phù hợp.
- Chọn quay phim, hoặc đạo diễn hình ảnh. Đây là người chịu trách nhiệm đảm bảo ánh sáng và việc quay phim thực tế diễn ra trơn tru, đồng thời cùng với đạo diễn quyết định bố cục, ánh sáng và cách quay cho từng khuôn hình. Người ở vị trí này sẽ quản lý đội ngũ ánh sáng và quay phim, hoặc là người trực tiếp cầm máy quay nếu đây là một bộ phim nhỏ.
-
Chỉ
định
người
dựng
cảnh.
Đây
là
người
chịu
trách
nhiệm
đảm
bảo
bối
cảnh
phải
phù
hợp
với
ý
đồ
của
đạo
diễn.
Họ
cũng
có
thể
là
người
quản
lý
đạo
cụ
(phụ
trách
những
đồ
đạc
sử
dụng
trong
bối
cảnh).
- Phục trang, làm tóc và hóa trang có thể ở trong cùng một bộ phận nếu bộ phim sản xuất có quy mô nhỏ. Nếu sản xuất quy mô lớn, người phụ trách có thể chọn (thậm chí đặt may) từng bộ trang phục sử dụng trong phim. Ở quy mô nhỏ hơn, vị trí này thường kiêm thêm những công việc khác.
- Giao phần âm thanh và âm nhạc cho người phụ trách cụ thể. Phụ trách âm thanh có thể là một hoặc nhiều người. Thu âm hội thoại cần được thực hiện trực tiếp lúc quay, hoặc bổ sung ở giai đoạn hậu kỳ. Hiệu ứng âm thanh như tiếng súng hay lựu đạn hoặc một vụ nổ đều cần được tạo. Âm nhạc cần có nguồn gốc, được thu và hòa âm; foley (kỹ thuật lồng ghép âm thanh) (bước chân, tiếng đồ da sột soạt, bát đĩa vỡ, cửa sập mạnh), tất cả đều cần được tạo ra. Âm thanh cũng cần được hòa âm, chỉnh sửa và khớp với video ở phần hậu kỳ. Bạn cũng cần nhớ rằng, âm nhạc không cần quá lớn. Có thể là một giai điệu yên tĩnh trong một cảnh tĩnh lặng, trong khi mọi người không quá tập trung bởi âm nhạc lúc này chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc quay phim.
-
Tuyển
diễn
viên
cho
phim.
Mọi
người
sinh
sống
quanh
bạn
có
thể
sẵn
sàng
làm
việc
để
được
xuất
hiện
trên
màn
ảnh
cho
những
bộ
phim
kinh
phí
thấp.
Tất
nhiên,
nếu
có
một
tên
tuổi
nổi
tiếng
nào
đó
tham
gia
trong
phim
của
bạn,
đó
sẽ
là
một
lợi
thế.
Tuy
nhiên,
việc
học
cách
sử
dụng
những
thế
mạnh
của
các
diễn
viên
bạn
có
sẽ
đảm
bảo
rằng
bạn
có
một
sản
phẩm
phim
tuyệt
vời.
Nếu
bạn
cần
một
nhân
vật
cảnh
sát
trong
phim,
hãy
thử
gọi
cho
một
nhân
viên
cảnh
sát
và
hỏi
xem
liệu
anh
cảnh
sát
đó
có
sẵn
sàng
đóng
một
vài
cảnh
phim
vào
một
buổi
chiều
nào
đó
không.
Bạn
chỉ
cần
đảm
bảo
bộ
phim
không
có
gì
vi
phạm
pháp
luật
khi
cảnh
sát
ở
đó.
Nếu
bạn
cần
một
giáo
sư,
hãy
liên
hệ
với
trường
học.[2]
- Kiểm tra khả năng của diễn viên. Nếu bạn biết có vai diễn sẽ phải khóc trong một cảnh buồn của phim, cần đảm bảo diễn viên đóng vai đó có thể thực hiện được yêu cầu trước khi bạn ký hợp đồng với họ.
- Tránh chồng chéo lịch. Hãy đảm bảo các diễn viên sẵn sàng ngay khi bạn cần.
- Cẩn thận với những cảnh quay nguy hiểm, có thể gây thương tích cho diễn viên.
Làm phim và Chỉnh sửa[sửa]
-
Tập
trung
và
kiểm
tra
thiết
bị
của
bạn.
Tối
thiểu
là
bạn
sẽ
cần
một
chiếc
máy
quay
để
làm
phim.
Bạn
cũng
có
thể
cần
một
chân
máy
để
gắn
máy
quay
cho
những
cảnh
quay
cần
sự
chắc
chắn,
thiết
bị
ánh
sáng
và
thiết
bị
âm
thanh.
- Thực hiện một vài cảnh “quay thử” là một ý kiến hay. Hãy cho diễn viên của bạn cơ hội được luyện tập trong khi quay phim, cũng như cho thành viên đoàn phim cơ hội tập phối hợp cùng nhau.
-
Lên
kế
hoạch
chi
tiết.
Theo
dõi
xem
lần
thực
hiện
cảnh
nào
là
đạt
nhất
cho
cảnh
quay
đó,
nhờ
vậy
quá
trình
chỉnh
sửa
sau
này
của
bạn
sẽ
dễ
dàng
hơn.
Nếu
bạn
phải
lật
lại
tất
cả
những
lần
thực
hiện
cảnh
không
đạt
mỗi
khi
tìm
cảnh
quay
mong
muốn,
quá
trình
chỉnh
sửa
sẽ
có
thể
gây
ảnh
hưởng
đến
tiến
độ
hoàn
thành
của
bộ
phim.
- Cần đảm bảo mọi người đều hiểu rõ và thống nhất mọi vấn đề khi bắt đầu một ngày quay và với từng cảnh quay. Việc tập hợp tất cả đoàn làm phim ngay lập tức có lẽ sẽ không dễ dàng, vì vậy bạn có thể viết và phát hướng dẫn cho mọi người khi bắt đầu mỗi hoạt động.
-
Điện
ảnh
hóa
bộ
phim
của
bạn.
Những
quyết
định
của
bạn
sẽ
ảnh
hưởng
đến
việc
bộ
phim
trở
thành
một
“bộ
phim
nghiệp
dư”
hay
một
bộ
phim
trông
chuyên
nghiệp.
- Một số người cho rằng cần quay nhiều cảnh từ nhiều góc khác nhau để có thể có nhiều lựa chọn cho quá trình chỉnh sửa hậu kỳ. Có một quy tắc chung là các nhà làm phim chuyên nghiệp đều quay từng cảnh với góc máy rộng, trung bình và cận cảnh cho những đoạn quan trọng.
-
Chỉnh
sửa
phim.
Cho
dữ
liệu
các
cảnh
quay
phim
vào
máy
tính,
tải
lên
các
tệp,
đánh
số
và
xác
định
xem
những
cảnh
quay
nào
đạt.
Cách
bạn
chỉnh
sửa
sẽ
ảnh
hưởng
đến
phần
“nhìn”
và
phần
“cảm”
sau
cùng
của
bộ
phim.
- Một bộ phim với những đoạn chuyển cảnh đột ngột sẽ giúp lôi cuốn khán giả và mang phong cách như một bộ phim hành động, trong khi những cảnh quay dài cũng có giá trị riêng của chúng, tuy rằng nếu không được thực hiện một cách khéo léo, các cảnh quay này có thể trở nên nhàm chán. Hãy tham khảo phần mở đầu của bộ phim The Good, the Bad, and the Ugly (Thiện, Ác, Tà).
- Bạn cũng có thể chỉnh sửa thêm nhạc, là một cách chỉnh sửa nhanh chóng và hiệu quả. Bạn cũng có thể chỉnh sửa thêm nhạc vào những đoạn phim yên tĩnh bằng cách chọn nhạc có giai điệu phù hợp.
- Chỉnh sửa ở nhiều góc độ khác nhau có thể nhanh chóng hiện ra nhiều thứ diễn ra trên cùng một cảnh quay. Hãy sử dụng công cụ tách hay cắt trong ứng dụng chỉnh sửa của bạn để tạo nên những clip ngắn từ nhiều cảnh quay, sau đó trộn với nhau một cách hợp lý. Bạn sẽ nhanh chóng quen với việc này, và với việc làm phim kỹ thuật số, bạn luôn có thể làm lại nếu mắc lỗi nhờ vào nút Undo (Hoàn tác).
-
Đồng
bộ
các
hiệu
ứng
âm
thanh
và
âm
nhạc.
Cần
đảm
bảo
rằng
âm
nhạc
ở
một
phân
đoạn
phải
phù
hợp
với
nội
dung
phim
ở
thời
điểm
đó,
và
âm
thanh
trực
tiếp
bạn
thu
được
to
và
rõ
ràng.
Hãy
thu
lại
những
đoạn
nào
mà
bạn
thấy
quan
trọng.
- Hãy nhớ rằng nếu bạn có kế hoạch phân phối một bộ phim với phần âm nhạc có sẵn, bạn có thể sẽ gặp rắc rối. Vì vậy, tốt nhất là nên đặt phần âm nhạc được làm riêng cho bộ phim, nhất là khi có rất nhiều những nhạc sĩ tài năng đang muốn có thêm kinh nghiệm.
- Tạo phần giới thiệu đầu phim và cảm ơn cuối phim. Bạn sẽ muốn để tên thành viên đoàn phim cũng như dàn diễn viên của mình ở cuối bộ phim. Bạn cũng có thể đề cập đến những tổ chức đã hỗ trợ địa điểm cho bạn trong quá trình quay phim. Điều quan trọng nhất là hãy làm thật đơn giản.
-
Xuất
phim
ra
định
dạng
DVD.
Tạo
teaser
hay
trailer
cho
phim.
Nếu
bạn
muốn
quảng
bá
phim
trực
tuyến
hay
tại
các
rạp
khác,
hãy
chọn
ra
một
số
cảnh
phim
để
lồng
trong
đoạn
trailer
quảng
cáo.
Đừng
để
lộ
quá
nhiều
nội
dung
phim,
nhưng
hãy
cố
gắng
thu
hút
sự
chú
ý
của
khán
giả.
- Bạn cũng đừng quên tải bộ phim của mình lên Youtube hay Vimeo. Tuy nhiên, nếu bộ phim được chiếu rạp, đừng tải nó lên Youtube vì doanh thu trên Youtube không thể bằng doanh thu qua phòng vé. Hãy chỉ tải các đoạn phim quảng cáo (teaser) và các thông tin tương tự, đồng thời đừng quên quảng bá phim trên các phương tiện khác ngoài YouTube!
Lời khuyên[sửa]
- Âm thanh và ánh sáng đều rất quan trọng. Âm thanh tốt (dễ dàng hiểu được lời nhân vật nói mà không nghe thấy các tiếng động khác như tiếng thở của người quay phim hay tiếng ồn trên đường phố) là yếu tố then chốt. Ánh sáng tốt sẽ giúp video/bộ phim có thể xem được. “Nguồn ánh sáng vừa tiền” chính là những thời điểm: chạng vạng hay sáng sớm, một ngày sương mù hay u ám và bóng râm (nhưng chỉ khi cảnh nền có ánh sáng tối hơn). Một tấm bảng trắng hoặc giấy thiếc có thể được sử dụng để hắt sáng cho nửa khuôn mặt bị tối. Nếu quay vào ban đêm, hãy sử dụng đèn chiếu.
- Nếu không có ánh sáng tốt, bạn có thể thử đèn flash của máy quay. Để cải thiện vấn đề này, hãy hướng máy quay về phía một mảng tường trắng để ánh sáng có thể phản chiếu và giảm bóng mờ trong cảnh quay.
- Suy nghĩ các cách để bộ phim của bạn có thể nổi bật và hấp dẫn. Đó có thể là một câu chuyện không theo lối mòn thông thường, hoặc là một kỹ thuật quay phim độc đáo, nhưng bạn cần đảm bảo rằng khán giả không cảm thấy bộ phim có nhiều điểm quá tương đồng với những bộ phim khác.
- Hãy nhớ tuân thủ các quy tắc làm phim cơ bản, ví dụ như quy tắc 1/3 (hãy tưởng tượng màn hình được chia thành ba phần theo chiều dọc và luôn luôn có một điểm tập trung hay nhân vật chính quan trọng tại phần ba xa nhất bên trái trên màn hình). Quy tắc này khiến việc làm phim trở nên thú vị hơn. Hạn chế tối đa để một nhân vật xuất hiện ở chính giữa màn hình, việc này sẽ giúp bộ phim trông chuyên nghiệp hơn.
- Xem thật nhiều phim với tư duy của một nhà phê bình phim – không quá chú trọng đến việc phê bình đạo diễn hay diễn xuất, nhưng tập trung vào việc hiểu được tinh thần chung, phong cách cũng như cách âm thanh, ánh sáng được sử dụng. Bạn cũng cần để ý lỗi của các bộ phim. Đối với những nhà làm phim mới vào nghề, việc này có thể giúp đúc rút nhiều kinh nghiệm. Khi bạn xem một bộ phim tại nhà, hãy tìm kiếm phim trên IMDB. Ở gần cuối trang có một mục là “Did You Know?” (Bạn có biết?), trong đó có các tin tức bên lề cho mọi bộ phim và chương trình TV có trên trang web này.
- Bạn có thể làm ra những bộ phim chất lượng cao bằng cách sử dụng những ứng dụng cắt phim cho iPhone và iPad. Nếu bạn là người mới, hãy sử dụng máy quay của iPhone hay iPad cùng với ứng dụng chỉnh sửa để mang lại chất lượng tốt cho phim.
- Sau khi bộ phim hoàn tất, hãy chia sẻ với cả thế giới. Nếu đây là một tác phẩm nghiêm túc, hãy mang phim đi giới thiệu tại các liên hoan phim, rất có thể phim của bạn sẽ được lựa chọn. Nếu đây là một bộ phim nhỏ thông thường, hãy đăng lên Internet để cả thế giới có thể xem miễn phí. Cả hai đều có thể mang lại sự nổi tiếng cho bạn, dù theo những cách khác nhau.
- Nếu đang quay một bộ phim tài liệu, có thể bạn sẽ không cần tốn nhiều thời gian để phát triển kịch bản hay storyboard. Thay vào đó, hãy lựa chọn một ý tưởng, đặt ra mục tiêu cho việc quay phim, ví dụ như mục đích của bộ phim là gì? Đối tượng khán giả bộ phim hướng tới là ai? Bạn đang muốn truyền đạt góc nhìn mới nào? Cố gắng quay được càng nhiều cảnh quay càng tốt và tập trung vào phần chỉnh sửa cùng các công đoạn hậu kỳ khác (như thêm nhạc).
- Đừng sử dụng bất kỳ bài hát từ bất kỳ bộ phim nào bởi rất có thể bạn sẽ rơi vào tình huống bị cho là ăn cắp một phần của bộ phim. Hãy sử dụng bài hát sáng tác riêng cho bộ phim.
- Sử dụng chân máy quay nếu bạn không muốn phải cầm máy quay.
Cảnh báo[sửa]
- Nếu địa điểm quay là một nơi không thuộc sở hữu của bạn, ví dụ như một quán ăn, hãy hỏi người chủ hay người quản lý trước khi bắt đầu quay. Điều này nhằm đảm bảo mọi việc được thực hiện hợp pháp, quy trình làm việc được tuân thủ và tránh việc bị trì hoãn hay bất kỳ vấn đề phức tạp nào khác khi quay. Luôn xin phép bằng văn bản để tránh những sự việc nảy sinh sau này.
- Đừng ăn cắp ý tưởng khi viết kịch bản. Hãy đảm bảo tất cả ý tưởng đều là của bạn một cách nguyên bản. Bạn không có ngân sách khổng lồ như các nhà làm phim Hollywood, vì vậy cách duy nhất để bạn trở nên nổi bật chính là sự độc đáo.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Kịch bản
- Storyboard
- Đoàn làm phim
- Diễn viên
- Thiết bị kỹ thuật
- Địa điểm quay phim
- Ngân quỹ
- Đạo diễn
- Đạo cụ
- Chương trình chỉnh sửa trên thiết bị di động hoặc máy tính
- Nhiều máy quay (khuyến nghị)