Làm dịu âm đạo bị đau rát

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu bạn bị đau âm đạo, tìm ra nguyên nhân gây nên hiện tượng đó là việc rất quan trọng. Đôi khi bị đau rát âm đạo có thể là triệu chứng của những vấn đề phụ khoa khác. Nếu bạn đang tìm cách làm dịu cơn đau rát nhanh chóng, hãy xem phần 1. Phần 2 và 3 sẽ đi vào gốc rễ của triệu chứng đau rát và bàn luận về các phương pháp y khoa hiện bác sĩ có thể can thiệp. Kéo xuống để xem bước 1 để xem thông tin chi tiết.

Các bước[sửa]

Cách Chữa đau rát Nhanh[sửa]

  1. Đặt túi đá chườm vào khu vực bị đau. Nếu bạn bị đau âm đạo, hãy đặt một túi đá vào khu vực này để làm giảm cơn đau. Nhiệt độ của đá sẽ làm tê liệt dây thần kinh kết thúc ở khu vực này, giúp cơn đau hạ bớt. [1] Để sử dụng túi đá bạn cần:
    • Bọc túi đá vào tấm vải. Đừng đặt đá trực tiếp trên da, vì có thể gây bỏng lạnh.
    • Bỏ túi đá ra khỏi khu vực bị đau trong sau từ 15 đến 30 phút.
    • Nếu bạn không có túi đá, bạn có thể sử dụng túi nhựa đựng đá hoặc một túi rau đông lạnh. Một lần nữa cần nhắc lại, hãy chắc chắn bạn phải bọc vật lạnh vào trong tấm vải.
  2. Ngồi ngâm trong chậu nước ấm. Chậu ngồi là một dạng chậu nhỏ và nông, được thiết kế đặc biệt để vệ sinh và giảm hiện tượng bốc hỏa ở bộ phận sinh dục. Bạn có thể mua chậu ngồi ở các cửa hàng thuốc địa phương. Đổ nước ấm vào chậu rồi ngồi ngâm âm đạo đang bị đau rát. Ngâm trong khoảng từ 15 đến 20 phút.[2]
    • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thêm những chất như muối, thuốc muối hoặc dấm vào nước ngâm.
  3. Làm tê âm đạo bằng thuốc gây tê cục bộ không cần phải mua theo đơn. Thuốc gây tê cục bộ sẽ làm tê liệt các dây thần kinh kết thúc ở da của bạn. Chúng hoạt động bằng cách chặn tín hiệu thần kinh trong cơ thể, và não sẽ không thể ghi nhận cơn đau bạn đang cảm nhận. Có nhiều loại thuốc gây tê cục bộ bạn có thể sử dụng như [3]:
    • Thuốc gây tê tại chỗ: bạn có thể bôi hai đến ba lần một ngày.
    • Hỗn hợp thuốc gây tê tại chỗ/thuốc gây tê cục bộ: bạn có thể bôi một lớp kem mỏng và rửa sạch đi sau 5 đến 10 phút.
  4. Rửa âm đạo bằng nước lạnh. Nếu bạn cảm thấy đau khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục, bạn nên thử thói quen rửa âm đạo bằng nước lạnh, đặc biệt là sau khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.
    • Nước mát có thể giúp giảm cảm giác khó chịu và hiện tượng sưng tấy, rửa âm đạo cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh lây lan.
  5. Uống thuốc kháng histamin để tránh bị ngứa. Để tránh cảm giác bị ngứa, bạn có thể uống thuốc kháng histamin hoặc thuốc dị ứng. Thuốc kháng histamine giúp chặn histamine, một chất hóa học gây cảm giác ngứa mà bạn đang phải chịu đựng.
    • Nếu bạn đang dùng thuốc kháng histamine vào ban ngày, thì hãy chắc chắn nó không gây buồn ngủ nếu bạn phải lái xe hoặc tham gia những hoạt động khác. Nếu bạn dùng thuốc vào ban đêm, thì khi dùng thuốc kháng histamine sẽ ít gây ra vấn đề như buồn ngủ. (Chú ý: nếu dùng thuốc để chống nấm thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thêm thuốc chống histamine)
  6. Cố gắng sử dụng chất bôi trơn âm đạo khi quan hệ tình dục để tránh bị đau. Chất bôi trơn âm đạo có thể hữu ích trong suốt quá trình quan hệ. Nó đóng vai trò như nước nhầy tự nhiên mà âm đạo tiết ra và có thể dùng lâu hơn chất bôi trơn thông thường.
    • Nếu bạn sử dụng bao cao su, chất bôi trơn dạng nước sẽ không làm tuột bao cao su nhưng lại gây cảm giác khó chịu. Hãy thử nhiều loại vì mỗi người sẽ có mức độ khó chịu khác nhau.
    • Nếu bạn cảm thấy khó chịu, hãy rửa sạch chất bôi trơn ngay lập tức.
  7. Mặc đồ lót làm bằng cotton thoáng mát. Khi đang điều trị hiện tượng đau âm đạo do nhiễm bệnh, bạn nên mặc đồ lót có chất liệu 100% cotton. Cotton là dạng sợi thông thoáng hơn hầu hết những chất liệu khác dùng để may quần lót. Khi đang điều trị nguyên nhân gây đau âm đạo, bạn cần để âm đạo càng thoáng khí càng tốt. [3]
    • Nếu có thể, đừng mặc đồ lót vào ban đêm. Âm đạo sẽ được thoáng khí nhất có thể.
  8. Mặc quần áo rộng. Nếu bạn đang bị đau âm đạo, mặc quần áo chặt sẽ rất không thoải mái. Bỏ qua những chiếc quần bó bằng chất liệu nylon, bạn nên mặc chân váy rộng, váy liền thân hoặc quần âu. Cố gắng mặc những bộ quần áo thoáng mát bằng chất liệu cotton để da được thông thoáng nhất.
  9. Tránh sử dụng xà phòng và những hóa mĩ phẩm có mùi hương khác. Xà phòng, chất dưỡng ẩm, băng vệ sinh, và miếng lót có mùi hương có thể khiến âm đạo của bạn thêm khó chịu. Lý do là vì chất hóa học được sử dụng để tạo mùi có thể khiến tình trạng da của bạn thêm trầm trọng.[4]
    • Sử dụng các sản phẩm không mùi khi có thể, bao gồm cả giấy vệ sinh không mùi.
  10. Tránh những bài tập thể dục gây áp lực trực tiếp lên âm đạo. Khi âm đạo bạn bị đau, tốt nhất bạn nên tránh những vận động gây áp lực lên âm đạo, vì áp lực có thể khiến âm đạo của bạn đau nhiều hơn. Các hoạt động có thể có gây quá nhiều áp lực lên âm đạo của bạn bao gồm:
    • Đạp xe đạp.
    • Cưỡi ngựa.
    • Tập thể thao.
  11. Thử những bài tập thể dục sàn chậu. Tập thể dục sàn chậu có thể giúp tăng cường cơ sàn chậu cho phép các cơ có thể chịu được áp lực khi bị tác động. Nhờ đó các cơ sàn chậu khỏe hơn sẽ chống chịu tốt hơn với hiện tượng đau rát. Nhìn chung, tốt nhất bạn nên hỏi tư vấn bác sĩ hoặc bác sĩ trị liệu trước khi tập các bài thể dục giúp tăng cường sàn chậu. Một trong những bài tập phổ biến nhất là Kegel. Cách tập bài kegel như sau[5]:
    • Nằm xuống sàn và co các cơ ở âm đạo và hậu môn. Hãy tưởng tượng như bạn đang cố gắng kéo những cơ này vào bên trong cơ thể. Mục tiêu của bài tập này là khi bạn thực hiện co cơ bạn không được di chuyển các phần khác của cơ thể.
    • Lặp lại 10 lần, sau mỗi lần nghỉ 10 giây.

Xác định Nguyên nhân Gây Đau rát[sửa]

  1. Hiểu rằng đau âm hộ mãn tính có thể có nguyên nhân từ nhiều điều kiện y khoa khác nhau. Chứng đau âm đạo thường liên quan đến một số loại vấn đề về sản phụ khoa. Phần sau đây sẽ mô tả những nguyên nhân chung của hiện tượng đau âm đạo.
  2. Nhận biết khi nào chứng đau âm đạo có nguyên nhân do quan hệ tình dục thô bạo. Quan hệ tình dục thô bạo là một trong những nguyên nhân phổ biến của hiện tượng đau âm đạo. Nếu quan hệ tình dục kéo dài hoặc bạn không quan hệ tình dục trong một thời gian dài thì âm đạo của bạn có thể sẽ bị đau. Một lý do khác dẫn đến hiện tượng đau âm đạo là khi bạn tình của bạn có dương vật quá lớn. Chấn thương cũng là lý do gây ra hiện tượng đau rát (bị cưỡng hiếp hoặc sử dụng những vật thể lạ trong quá trình quan hệ tình dục). Những dấu hiệu của hiện tượng đau rát khi quan hệ tình dục bao gồm [6]:
    • Đau râm ran hoặc đau buốt trong quá trình xâm nhập.
    • Đau nhiều ngay khi quan hệ.
    • Đau tập trung một chỗ (có nghĩa là cơn đau không lan ra những phần khác của cơ thể).
  3. Tìm những dấu hiệu bạn bị nhiễm nấm. Nhiễm bệnh, đặc biệt là nhiễm nấm có thể khiến âm đạo của bạn bị đau rát. Nó cũng khiến quan hệ tình dục rất đau đớn. Những triệu chứng của hiện tượng nhiễm bệnh ở âm đạo bao gồm[7]:
    • Cảm giác khó chịu và bị sưng, bao gồm cả cảm giác ngứa ngáy và bỏng rát dẫn đến đau
    • Dịch bất thường có mùi hôi
    • Đau rát khi đi tiểu
  4. Hiểu rằng một số bệnh lây qua đường tình dục cũng có thể khiến âm đạo bị đau. Một số bệnh lây qua đường tình dục (STD) có thể khiến âm đạo của bạn bị đau rát, đặc biệt là trong suốt quá trình bệnh tấn công. Nếu bạn nghĩ mình có thể mắc bệnh STD, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ ngay lập tức. Một số bệnh STD thường gặp gây ra hiện tượng đau rát âm đạo bao gồm:
    • Xuất hiện nhiều mụn rộp, gây đau và rát ở quanh khu vực âm đạo.
    • Bệnh lậu hoặc bệnh chlamydia, cả hai bệnh này đều dẫn đến hiện tượng đau do cảm giác nóng rát ở âm đạo, cổ tử cung hoặc ống dẫn nước tiểu.
  5. Cần nhận thức thêm rằng mãn kinh cũng có thể khiến âm đạo của bạn bị đau rát. Mãn kinh gây đau rát âm đạo vì sự suy giảm hormone giới tính progesterone và estrogen. Thiếu hụt những hormone này có thể gây một số những triệu chứng nghiêm trọng như [8]:
    • ’Khô cạn’, là khi âm đạo của bạn ngưng tiết ra dịch nhầy tự nhiên.
    • Đau khi quan hệ tình dục.
    • Cảm giác ngứa ngáy.
  6. Kiểm tra những hiện tượng tiến triển bất thường. Những tiến triển ung thư tại âm đạo có thể khiến khu vực xung quanh bị đau rát. Để kiểm tra những tiến triển bất thường, bạn có thể dùng gương để kiểm tra âm đạo. Chắc chắn bạn kiểm tra cả ở những khu vực dưới nếp gấp. Tuy nhiên, một số tiến triển có thể không thể nhìn thấy từ bên ngoài, nên tốt nhất là nên đi kiểm tra y tế. Tiến triển này có thể bao gồm: [9]:
    • U nang.
    • Polip.
    • U bướu.
  7. Xin lời khuyên của bác sĩ phụ khoa. Mặc dù tốt nhất là khi khám bác sĩ khi bạn đã biết nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng đau, nhưng đi khám bác sĩ là để chắc chắn nguyên nhân khiến bạn bị đau. Khi bạn bị đau lần đầu, hãy đợi một vài ngày xem cơn đau có hết không. Nếu không, hãy đi khám bác sĩ. Trong buổi khám, bác sĩ phụ khoa sẽ:
    • Hỏi bạn các câu hỏi về lịch sử bệnh của bạn.
    • Tìm những vết đỏ, hiện tượng nóng rát và vết sẹo.
    • Lấy chất nhầy để kiểm tra tại phòng phụ khoa.
    • Soi bụng nếu cơn đau tiếp tục không có dấu hiệu giảm bớt.

Điều trị bằng thuốc[sửa]

  1. Bôi kem estrogen cục bộ. Kem estrogen có thể làm tăng thêm hiện tượng sản sinh dịch nhầy trong bất thường ở âm đạo, dịch nhầy này có vai trò là chất bôi trơn. Bôi loại thuốc này có thể giúp âm đạo và ống dẫn tiểu khỏe mạnh, trong khi giúp làm giảm bớt hoặc xoa dịu cơn đau tại âm đạo, cảm giác đau sau khi quan hệ tình dục, ngứa và cảm giác bỏng rát. Một số loại estrogen bao gồm:
    • Estrogen kết hợp (nhãn hiệu Premarin), estradiol nhãn hiệu Estrace hoặc Estrasorb), và estropipate (nhãn hiệu Ogen).[10]
  2. Dùng thuốc kháng sinh nếu hiện tượng đau của bạn gây ra do nhiễm bệnh. Thuốc kháng sinh thường được kê đơn nếu âm đạo của bạn bị đau do bị nhiễm bệnh. Lưu ý rằng thuốc kháng sinh chỉ nên dùng nếu được bác sĩ kê đơn. Đừng ngừng dùng thuốc dù hiện tượng nhiễm bệnh đã giảm bớt, vì nếu bạn ngưng dừng thuốc trước khi thuốc kháng sinh phát huy hết tác dụng, bạn có nguy cơ bị mắc bệnh lại. Một số loại thuốc kháng sinh bác sĩ có thể kê đơn cho bạn bao gồm:[11]:
    • Clindamycin, Metronidazole, và Tinidazole.
  3. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc chống suy nhược ba vòng. Thuốc chống suy nhược ba vòng dùng ở liều thấp đã được chứng minh là cải thiện khả năng chịu đau và cũng có thể giúp bạn chống lại những điều kiện gây hiện tượng đau âm đạo. Một số loại thuốc chống suy nhược ba vòng trong trường hợp này bao gồm:
    • Amitriptyline, Silenor, và Tofranil.
  4. Ngăn chặn ngay các dấu hiệu của cơn đau bằng thuốc chống co giật. Thuốc chống co giật hoặc còn gọi là thuốc chống động kinh dùng để điều trị những cơn đau mãn tính được dùng trong điều trị chứng đau âm đạo. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách chặn tín hiệu cơn đau đến trung khu thần kinh, vì vậy não bạn sẽ không thể xử lý bất kỳ cảm giác đau nào.[12] Thuốc chống co giật bao gồm các loại:
    • Lyrica, Topamax, and Carbamazepine.
  5. Cân nhắc đi tiêm thuốc ngăn virus phát triển. Biện pháp cuối cùng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải tiêm thuốc ngăn virus phát triển, hay còn gọi lại thuốc chặn dây thần kinh. Thuốc này sẽ chặn dây thần kinh ở âm đạo của bạn để bạn không còn cảm giác đau. Phương pháp này chỉ sử dụng nếu âm đạo của bạn bị đau quá nghiêm trọng.[13]


Cảnh báo[sửa]

  • Nếu âm đạo của bạn bị đau quá vài ngày, bạn nên đặt lịch khám bác sĩ phụ khoa.
  • Thường sau khi uống hầu hết các loại thuốc kháng sinh để trị các bệnh không liên quan đến âm đạo, thì bạn sẽ dễ bị bệnh nấm hơn vì tác động của kháng sinh là diệt những vi khuẩn ác tính (và cả hữu ích) trong cơ thể; vì thế tốt nhất là bạn nên ăn sữa chua sau khi uống thuốc kháng sinh được kê đơn để thay thế cho những vi khuẩn hữu ích trong cơ thể của bạn.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc để trị hiện tượng đau do nhiễm nấm nếu hiện tại bạn đang dùng bất cứ loại thuốc kháng sinh nào.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây