Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Làm dịu vết muỗi đốt
Từ VLOS
Vết muỗi đốt thường đỏ, sưng và ngứa khủng khiếp. Hiện tượng ngứa là do muỗi truyền một lượng nhỏ nước bọt vào máu người khi chúng hút máu. Protein trong nước bọt của muỗi gây phản ứng dị ứng và tạo thành nốt sưng đỏ và ngứa đặc trưng.[1] May mắn là có nhiều cách để làm dịu vết muỗi đốt bằng các sản phẩm gia dụng hoặc các loại thuốc không kê toa. Nếu được chăm sóc đúng cách, vết muỗi đốt sẽ chỉ còn là sự khó chịu đã qua.
Mục lục
Các bước[sửa]
Sử dụng các liệu pháp tại nhà[sửa]
-
Đắp
nóng.
Sức
nóng
làm
thay
đổi
tính
chất
của
protein
tại
vết
muỗi
đốt
và
ngăn
chặn
vết
sưng
lan
ra
khu
vực
khác.
Cách
này
giúp
giảm
ngứa
và
làm
dễ
chịu
hẳn.
- Nhúng một chiếc thìa vào nước nóng. Nước phải thật nóng, nhưng không đến mức làm bỏng da.
- Áp lưng thìa vào vết muỗi đốt và từ từ ấn xuống. Để nguyên trong 15 giây cho sức nóng phân hủy protein. Thực hiện việc này một lần là đã đủ dễ chịu.
- Cẩn thận kẻo bỏng. Nếu thấy thìa có vẻ quá nóng, bạn hãy để nguội hơn một chút.
-
Gây
tê
vết
muỗi
đốt
bằng
túi
đá.
Độ
lạnh
giúp
giảm
sưng
và
làm
tê
các
dây
thần
kinh.[2]
- Có thể dùng các túi ngô hoặc đậu đông lạnh có sẵn để thay thế cho túi đá. Tuy nhiên nhớ bọc túi đá bằng một chiếc khăn mỏng để độ lạnh không tiếp xúc trực tiếp với da.
- Giữ túi đá trên da khoảng 15-20 phút rồi nhấc ra để cho da được ấm lại.
-
Bôi
lô
hội
lên
vết
muỗi
đốt.
Lô
hội
làm
dịu
mát
cho
vết
muỗi
đốt
nóng
và
ngứa
do
gãi.
Lô
hội
cũng
rất
tốt
cho
việc
chữa
lành,
đồng
thời
còn
có
tác
dụng
giữ
ẩm
cho
da.
- Nếu có gel lô hội thương phẩm, bạn hãy bôi lên vết muỗi đốt và chà xát cho thấm vào da. Dùng lô hội 100% tinh khiết để có kết quả tốt nhất.
- Bạn cũng có thể dùng lô hội tươi trồng ở nhà. Cắt đôi một nhánh lô hội và chà xát phần nhớt của lá lô hội vào da.
-
Thử
dùng
tinh
dầu.
Phương
pháp
này
chưa
được
thử
nghiệm
khoa
học,
nhưng
các
bằng
chứng
dân
gian
cho
thấy
tinh
dầu
có
thể
giúp
làm
dịu
cơn
ngứa.[3]
- Tinh dầu trà có tính kháng khuẩn giúp ngăn viêm nhiễm đồng thời làm dịu ngứa, giảm sưng và đau. Thử pha dung dịch với 1 phần tinh dầu trà và 5 phần nước.[4] Nhỏ một giọt dung dịch lên ngón tay hoặc bông và xoa trực tiếp vào vết muỗi đốt.
- Thử các loại tinh dầu khác như tinh dầu oải hương hoặc dầu dừa. Hai loại dầu này vừa thơm mà vừa giúp làm dịu cơn ngứa khó chịu.
-
Bôi
nước
quả
có
tính
a-xít
hoặc
giấm
để
diệt
vi
khuẩn
và
ngăn
chặn
nhiễm
trùng.
Việc
này
sẽ
giúp
chữa
lành
nhanh
chóng.
- Nước cốt chanh và giấm táo là những lựa chọn tốt nhờ tính a-xít cao.
- Dùng bông vô trùng để bôi nước quả/ giấm trực tiếp lên vết muỗi đốt.
-
Dùng
bột
làm
mềm
thịt
để
giảm
ngứa.
Phương
pháp
này
giúp
giảm
ngứa
bằng
cách
phân
hủy
protein
trong
nước
bọt
của
muỗi
tiêm
vào
trong
da.[5]
- Trộn một ít nước với bột làm mềm thịt, chỉ dùng lượng nước vừa đủ để hòa tan bột.
- Dùng bông vô trùng xoa hỗn hợp lên vùng da bị muỗi đốt. Chú ý sao cho hỗn hợp thấm vào đúng vết muỗi đốt.
- Bạn sẽ thấy bớt ngứa ngay sau vài giây.
-
Thử
dùng
mật
ong.
Mật
ong
có
đặc
tính
kháng
viêm
và
tính
chất
dính
của
mật
ong
cũng
khiến
bạn
không
muốn
gãi.
- Bôi một giọt mật ong lên vết muỗi đốt và để nguyên.
- Dùng băng cá nhân băng lại để ngăn bụi bẩn bám vào mật ong và lọt vào nốt muỗi đốt.
-
Dùng
muối
nở
hoặc
kem
đánh
răng
để
rút
chất
lỏng
và
chất
độc
ở
dưới
da
gây
sưng.
Cách
này
giúp
giảm
ngứa
và
chữa
lành.
- Trộn muối nở và nước thành một hỗn hợp đặc. Đầu tiên trộn muối nở và nước với tỷ lệ 2:1, sau đó cho thêm muối nở nếu cần cho đến khi hỗn hợp đủ ẩm nhưng không lỏng. Đắp một lượng kha khá lên vết muỗi đốt và để cho khô. Hỗn hợp này khi khô đi sẽ rút chất độc ra ngoài.
- Bôi kem đánh răng lên vết muỗi đốt và để cho khô hoàn toàn như cách dùng hỗn hợp muối nở. Khi đã khô, lớp kem đánh răng sẽ bong ra nếu chạm vào. Đặc tính làm se của kem đánh răng sẽ rút chất lỏng dưới da ra ngoài.
-
Nâng
vết
muỗi
đốt
cao
hơn
tim
để
khỏi
sưng
to.
Nếu
vết
muỗi
đốt
ở
tay
hay
chân,
bạn
hãy
nâng
tay
chân
lên
cao
hơn
tim
để
bớt
sưng.
- Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 phút để giảm thời gian sưng.
Sử dụng thuốc không kê toa[sửa]
-
Dùng
thuốc
kháng
histamine
để
giảm
phản
ứng
dị
ứng
của
cơ
thể.
Khi
muỗi
đốt,
một
lượng
nước
bọt
của
muỗi
được
tiêm
vào
trong
da.
Chất
chống
đông
trong
nước
bọt
của
muỗi
khiến
máu
không
đông
khi
chúng
hút
máu.
Hiện
tượng
ngứa
là
do
phản
ứng
tự
miễn
của
cơ
thể
người
chống
lại
chất
chống
đông
đó.[6]
- Xoa kem kháng histamine lên vết muỗi đốt theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Thuốc uống histamine Zyrtec cũng cho thấy có tác dụng ngăn chặn cơn ngứa gây ra do vết muỗi đốt.
-
Thử
dùng
kem
hydrocortisone.
Bôi
vào
vùng
da
sưng
đỏ
và
ngứa.
Bạn
sẽ
thấy
dễ
chịu
sau
khoảng
vài
phút.[7]
- Kem hydrocortisone 1% có thể mua không cần toa.
- Đây là một loại kem steroid, do đó bạn cần tham khảo bác sĩ trước khi dùng cho trẻ em.
-
Bôi
kem
calamine.
Cách
này
giúp
rút
chất
lỏng
tích
tụ
quanh
vết
muỗi
đốt
và
giảm
sưng.[8]
- Bôi lại nếu cần, nhưng không bôi nhiều lần hơn hướng dẫn của nhà sản xuất. Kem calamine sẽ làm khô vết đốt, kể cả các hóa chất trong nước bọt của muỗi gây ngứa.
-
Dùng
thuốc
giảm
đau
nếu
cần
thiết.
Thường
thì
việc
dùng
thuốc
giảm
đau
khi
bị
muỗi
đốt
là
không
cần
thiết,
nhưng
nếu
da
bị
trầy
xước
do
gãi
thì
bạn
có
thể
thấy
nhói
và
đau.
- Trường hợp này bạn có thể dùng loại thuốc bôi gây tê để làm dịu đau. Kem Xylocaine 2% có tác dụng tốt.[7]
- Nếu kem bôi không giúp bạn bớt khó chịu, bạn có thể uống các loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, thông thường vết muỗi đốt không gây đau, do đó bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra nếu thấy đau.[9]
Biết khi nào cần đến bác sĩ[sửa]
-
Tìm
sự
chăm
sóc
y
tế
nếu
bạn
bị
ốm
sau
khi
bị
muỗi
đốt.
Một
số
loài
muỗi
mang
những
căn
bệnh
nguy
hiểm
và
có
thể
truyền
virus
hoặc
ký
sinh
trùng
vào
cơ
thể
người
qua
nước
bọt
của
chúng.[10]
Bạn
cần
đi
khám
nếu
có
các
triệu
chứng
sau:[11]
- Sốt
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Đau cơ và khớp
- Nôn
- Kể với bác sĩ nếu bạn bị muỗi đốt khi đi xa. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định có phải bạn bị mắc các bệnh lây truyền do muỗi đốt không.[7]
-
Liên
lạc
ngay
với
bác
sĩ
nếu
bạn
bị
dị
ứng
toàn
thân.
Đây
là
một
phản
ứng
hiếm
gặp
khi
bị
muỗi
đốt,
do
đó
hiện
tượng
này
cần
được
nhanh
chóng
xử
trí
khi
xảy
ra.[9]
Các
triệu
chứng
bao
gồm:
- Khó thở hoặc thở khò khè
- Khó nuốt
- Chóng mặt
- Nôn
- Tim đập nhanh
- Phát ban hoặc nổi mẩn lan rộng bên ngoài vết đốt
- Ngứa hoặc sưng ở những bộ phận khác ngoài vết đốt
- Bác sĩ có thể kê toa thuốc uống glucocorticoid để ngăn phản ứng dị ứng ở phạm vi rộng.
-
Chú
ý
vết
sưng
đau.
Đôi
khi
người
bị
muỗi
đốt
có
những
phản
ứng
dị
ứng
với
protein
trong
nước
bọt
của
muỗi.
Phản
ứng
này
gây
nên
hiện
tượng
sưng
đỏ
và
ngứa,
còn
gọi
là
“hội
chứng
skeeter”.[12]
- Bạn có nhiều khả năng phát triển hội chứng skeeter nếu thường xuyên bị muỗi đốt do cơ thể trở nên nhạy cảm với nước bọt của muỗi.
- Không có xét nghiệm nào để kiểm tra hội chứng skeeter. Nếu thấy da sưng đau, ngứa và đỏ, bạn cần đến bác sĩ để điều trị.
Tránh bị muỗi đốt[sửa]
- Mặc quần dài và áo dài tay để giảm vùng da hở dễ bị muỗi đốt. Như vậy bạn sẽ không phải là mục tiêu hấp dẫn đối với muỗi. Tuy muỗi có thể đốt xuyên qua quần áo, nhưng mặc quần áo dài có thể giảm đáng kể các nốt muỗi đốt.
-
Dùng
thuốc
chống
côn
trùng
cho
vùng
da
hở
và
trên
quần
áo.
Thuốc
chống
muỗi
hiệu
quả
nhất
chứa
DEET
(N,
N-diethylmeta-toluamide)
có
bán
rộng
rãi.[7]
- Bảo vệ mắt khi bôi thuốc lên mặt.
- Không hít thuốc xịt chống muỗi.
- Không bôi thuốc chống muỗi lên vết thương hở. Thuốc sẽ gây xót.
- Tham khảo bác sĩ trước khi dùng thuốc chống côn trùng nếu bạn đang mang thai.
- Tham khảo bác sĩ trước khi dùng cho trẻ nhũ nhi.
- Tắm hoặc rửa sạch thuốc xịt chống muỗi khi không cần thiết nữa.
- Không dùng thuốc chống côn trùng DEET nếu bạn mang máy bơm insulin hoặc bất cứ thiết bị quan trọng nào khác bằng nhựa, vì thuốc này có thể làm chảy nhựa.
-
Ngủ
màn
nếu
cửa
sổ
nhà
bạn
không
có
lưới
ngăn
muỗi.
Như
vậy
bạn
sẽ
không
bị
muỗi
đốt
khi
ngủ.
- Kiểm tra màn và vá lại các lỗ thủng. Gài màn xuống dưới nệm để khỏi bị hở ra khiến muỗi bay vào.
-
Dùng
thuốc
diệt
muỗi
Permethrin
cho
quần
áo,
màn
và
lều
trại.
Thuốc
này
vẫn
còn
tác
dụng
sau
nhiều
lần
giặt.[13]
- Tham khảo bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc trước khi xịt lên quần áo của trẻ nhỏ.
-
Không
để
nước
đọng
gần
nhà.
Muỗi
sinh
sản
trong
nước
đọng,
do
đó
dọn
dẹp
hết
nước
tù
đọng
sẽ
giảm
được
số
lượng
muỗi.
- Thường xuyên thay bát nước uống của thú cưng.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mosquito-bites/basics/causes/con-20032350
- ↑ http://www.scientificamerican.com/podcast/episode/ice-is-nice-for-insect-bites-12-04-16/
- ↑ http://www.womenshealthmag.com/health/bug-bite-relief
- ↑ http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/tea-tree-oil/dosing/hrb-20060086
- ↑ http://www.growyouthful.com/remedy/meat-tenderiser.php
- ↑ Karppinen A, Kautiainen H, Petman L, et al. Comparison of cetirizine, ebastine and loratadine in the treatment of immediate mosquito-bite allergy. Allergy 2002; 57:534.
- ↑ 7,0 7,1 7,2 7,3 http://www.traveldoctor.co.uk/stings.htm
- ↑ http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/calamine-topical-route/description/drg-20062463
- ↑ 9,0 9,1 http://www.nhs.uk/Conditions/Bites-insect/Pages/Treatment.aspx
- ↑ 10,0 10,1 10,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mosquito-bites/basics/complications/con-20032350
- ↑ https://www.aad.org/stories-and-news/news-releases/bug-bites-and-stings-when-to-see-a-doctor
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mosquito-bites/basics/tests-diagnosis/con-20032350
- ↑ http://dermnetnz.org/arthropods/bites.html