Làm sạch hệ bạch huyết

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hệ bạch huyết đóng vai trò như hệ thống dẫn lưu trong cơ thể, nó lọc và loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. Không có hệ bạch huyết thì hệ tim mạch và hệ miễn dịch sẽ ngừng hoạt động. Khi nồng độ độc tố trong dịch lỏng của hệ bạch huyết tăng lên, kéo theo cơ bắp không nhận đủ lượng máu cần thiết, các cơ quan bắt đầu cảm thấy đau và mất linh hoạt, năng lượng cơ thể giảm thấp.[1] Theo những người hành nghề y thì việc làm sạch hệ bạch huyết là rất quan trọng. Mọi bộ phận của cơ thể đều cảm thấy đau khi hệ bạch huyết tắc nghẽn, vì tất cả tế bào trong cơ thể đều phụ thuộc vào chức năng hoạt động của hệ bạch huyết để duy trì sức khỏe của chúng.[2] Hệ bạch huyết tắc nghẽn góp phần gây ra những vấn đề về sức khỏe như bệnh tim, sưng phù và ung thư hạch bạch huyết.[3]

Các bước[sửa]

Điều chỉnh Chế độ Ăn và Lối sống[sửa]

  1. Tránh ăn thực phẩm đã qua chế biến. Mặc dù nghiên cứu khoa học chưa chứng minh được thực phẩm chứa nhiều đường làm tích tụ độc tố, nhưng việc cắt giảm thực phẩm đã qua chế biến, đặc biệt là loại chứa đường, có thể giảm lượng độc tố đưa vào cơ thể. Cố gắng giảm ăn các thực phẩm đã qua chế biến với đường và cacbohydrat đơn giản, hoặc thực phẩm chứa hương liệu nhân tạo. Càng có ít độc tố để hệ bạch huyết phải lọc thì chất dịch càng dễ lưu chuyển và làm sạch cơ thể.[4]
  2. Không ăn thịt đỏ, thủy sản có vỏ và chất béo được hiđrô hóa. Theo một số thầy thuốc thì thịt đỏ và thủy sản có vỏ rất khó tiêu hóa và làm tắc hệ bạch huyết.[4] Nếu bạn thật sự cần ăn protein động vật thì nên ăn thịt hữu cơ. Chất béo hiđrô hóa dễ dàng bị ôxi hóa và dẫn tới tắc nghẽn động mạch hay hệ bạch huyết.
  3. Giảm tiêu thụ sản phẩm làm từ sữa và bột trắng. Dù không có bằng chứng khoa học cho thấy các thực phẩm này có thể gây ra vấn đề ở hệ bạch huyết, nhưng chúng tạo ra chất nhầy có thể làm nghẹt hệ bạch huyết. Giới hạn tiêu thụ sản phẩm làm từ sữa bằng cách thay thế sữa thường với sữa hạnh nhân hay sữa gạo. Giảm ăn bột trắng bằng cách ăn bột mì nguyên cám hay thử ăn sản phẩm không chứa gluten.[5] Bột mì nguyên cám tốt hơn vì nó còn giữ lại nhiều vitamin và chất dinh dưỡng.
  4. Ăn hoa quả và rau hữu cơ. Khi đi siêu thị bạn nên tìm mua hoa quả và rau có dán nhãn thực phẩm hữu cơ, hoặc trực tiếp hỏi người bán hàng ngoài chợ về nông sản hữu cơ. Nông sản hữu cơ hạn chế lượng độc tố đưa vào cơ thể nên hệ bạch huyết bớt phải lọc. Ngoài ra chúng còn cung cấp các enzim và axít mạnh mẽ để làm sạch hệ bạch huyết.[5]
    • Tại Mỹ nhãn dán trên rau quả hữu cơ có số “9” phía trước mã PLU (là mã phân biệt loại sản phẩm này).[6]
    • Từ “hữu cơ” mô tả nông sản thô hoặc đã qua chế biến được nuôi trồng theo phương pháp hữu cơ. Các thực phẩm này không được nuôi trồng bằng: phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, phân bón làm từ bùn thải, công nghệ gen, hóc môn tăng trưởng, kháng sinh, các thành phần nhân tạo hay phụ gia tổng hợp.[7]
  5. Ăn ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu và rau đậu. Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lức, các loại hạt như óc chó, hạnh nhân và Chia đều chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng để giúp cơ thể khỏe mạnh, duy trì hoạt động của hệ bạch huyết.[5]
    • Lượng vitamin A cần tiêu thụ mỗi ngày là 700-900 mcg. Nó hoạt động trong ruột để ngăn không cho mầm bệnh và virus xâm nhập vào cơ thể.
    • Lượng vitamin C khuyến cáo là 75-90 mg/ngày. Linus Pauling cho rằng vitamin C có chức năng tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn nhiễm trùng do virus.
    • Lượng khuyến cáo mỗi ngày của vitamin E là 15 mg. Vitamin này đóng vai trò như chất chống ôxi hóa và ngăn không cho xảy ra phản ứng ôxi hóa khử có tiềm năng gây tổn hại cho động mạch và hệ bạch huyết.
    • Các vitamin B là nhóm vitamin giúp tăng cường năng lượng và hệ miễn dịch.
    • Kẽm là loại khoáng chất tăng cường chức năng hệ miễn dịch thông qua quá trình sản xuất protein.
  6. Uống tối thiểu 8 cốc nước mỗi ngày. Bạn cần phải giữ cơ thể đủ nước và nước cũng giúp dịch lỏng trong hệ bạch huyết lưu thông để đào thải độc tố. Uống từ 6-8 cốc nước tinh khiết hay nước lọc mỗi ngày. Tránh uống nước sô đa, thức uống thể thao và nước ép hoa quả chứa nhiều đường.[5]
  7. Xét nghiệm dị ứng thực phẩm. Nếu bạn chưa làm việc này thì nên nhờ bác sĩ thực hiện xét nghiệm dị ứng hay xét nghiệm nhạy cảm với thực phẩm để biết loại thức ăn nào đang ảnh hưởng không tốt lên hệ tiêu hóa. Khả năng đào thải độc tố bắt đầu từ hệ tiêu hóa, và bất kì loại thức ăn nào gây ra vấn đề về tiêu hóa cũng dẫn tới tắc nghẽn hệ bạch huyết. Sau khi xác định được các loại thực phẩm mình dị ứng, chẳng hạn như sản phẩm làm từ sữa hoặc chứa gluten, bạn có thể loại bỏ chúng ra khỏi bữa ăn hằng ngày để ngăn tắc nghẽn hệ bạch huyết.[8]
  8. Sử dụng chất khử mùi thiên nhiên. Chất chống đổ mồ hôi có gốc nhôm thực sự làm tăng thêm lượng độc tố trong cơ thể vì nó ngăn bài tiết mồ hôi. Nhiều thầy thuốc tin rằng các hóa chất này làm tắc nghẽn hệ bạch huyết.[9] Người ta cũng cho rằng việc tích tụ nhôm có thể dẫn tới bệnh Alzheimer.
    • Bạn cũng nên tránh sử dụng các mỹ phẩm chứa nhiều hóa chất lên da. Hầu hết các loại dầu thoa, kem đánh răng, kem bôi và kem chống nắng đang bán trên thị trường chứa rất nhiều hóa chất có thể làm tắc nghẽn hệ bạch huyết.[5]
    • Bạn nên mua các loại mỹ phẩm hữu cơ thiên nhiên chứa ít hoặc không chứa hóa chất. Ngoài ra bạn cũng có thể tự mình làm mỹ phẩm không chứa hóa chất tại nhà.[5]

Tập Thể dục và Vật lý Trị liệu[sửa]

  1. Tạo thói quen tập thể dục đều đặn. Tập thể dục thường xuyên bao gồm nhảy dây và chạy bộ sẽ kích hoạt lưu thông của hệ bạch huyết tốt hơn. Khi cơ bắp chuyển động, chúng đồng thời mát xa hệ bạch huyết và cải thiện lưu thông.[10]
    • Đi bộ, chạy bộ và chơi các môn thể thao đòi hỏi vận động nhiều là những hoạt động rất tốt để nâng cao lưu thông của hệ bạch huyết. Bạn cố tập thể dục ở cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần, với thời lượng mỗi ngày ít nhất là 30 phút tới một giờ.
  2. Tham gia các buổi Mát xa Lưu dẫn hệ Bạch huyết với Chuyên viên Trị liệu MLD được trường Vodder Chứng nhận. Loại hình đào tạo này chỉ cung cấp cho các bác sĩ, y tá, chuyên viên vật lý trị liệu, chuyên viên trị liệu bằng mát xa và trợ lý chuyên viên trị liệu thông qua chương trình đào tạo liên tục. Bên dưới da cũng có mạch bạch huyết và chúng tham gia hỗ trợ tuần hoàn máu. Khi độ lưu dẫn trong hệ bạch huyết giảm xuống, da có vẻ trơ hay vàng nhạt, hoặc tệ hơn là xuất hiện dấu hiệu của bệnh tự miễn dịch. Mát xa lưu dẫn hệ bạch huyết là kỹ thuật mát xa theo nhịp điệu, có tác dụng cải thiện lưu dẫn bạch huyết xuyên suốt cơ thể.[11][10]
    • Cố gắng kết hợp chải khô da sau khi ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc khi đang tắm nước ấm dưới vòi sen. Nếu đang tắm vòi sen thì bạn có thể tận dụng lợi ích của kỹ thuật thủy liệu pháp chuyển dịch giữa mát và ấm. Bạn nên dùng loại bàn chải cơ thể có lông thiên nhiên, tốt nhất là có cán dài. Chải nhẹ tay theo từng nhịp dài, tránh gây tổn thương da. Cách này giúp kích thích da và loại bỏ tế bào da chết.
    • Chải toàn bộ cơ thể theo cùng cách thức với phương pháp mát xa lưu dẫn hệ bạch huyết mà chuyên viên MLD đã thực hiện cho bạn.
    • Bạn có thể cho thêm muối vào quá trình mát xa bằng cách thoa muối và một ít tinh dầu trị liệu vào bàn chải trước khi bắt đầu mát xa. Cách mát xa này kích thích và rút độc tố qua da.
  3. Tập thế yoga xoắn người. Những người chuyên tập yoga tin rằng tư thế “Ghế Xoắn” và “Ngồi Xoắn” có thể vắt độc tố ra khỏi cơ thể.[12]
    • Để làm thế Ghế Xoắn bạn thực hiện như sau: Đứng trên đệm với hai bàn chân dang rộng ngang hông.
    • Chắp hai bàn tay giữa ngực như đang cầu nguyện. Hít vào rồi thở ra và đặt khủy tay trái lên trên mé ngoài của đùi phải, ngay bên trên đầu gối. Lúc đó cơ thể bạn phải xoắn về bên phải, với hai bàn tay đang chắp hướng về bên phải của căn phòng.
    • Hai đầu gối phải thẳng hàng với nhau và hai hông vuông góc với phía trước phòng. Sử dụng khủy tay trái ép vào mặt ngoài của đùi phải để lấy thế xoắn nhiều hơn về phải sau mỗi lần hít vào và thở ra.
    • Giữ yên tư thế trong 5-6 nhịp thở và sau đó trả hai bàn tay về vị trí giữa ngực. Hoàn thành động tác tương tự như vậy ở phía bên trái, với khủy tay phải tựa trên mé ngoài của đùi trái.
    • Để làm thế Ngồi Xoắn bạn thực hiện như sau: Ngồi trên nệm với hai chân duỗi thẳng phía trước mặt, các ngón chân cong ngược về phía cơ thể.
    • Bẻ cong đầu gối phải và thu bàn chân vào mặt trong của đùi trái. Bạn có thể giữ bàn chân phải trên mặt trong của đùi trái hoặc bắt chéo nó sang mặt ngoài của đùi trái để xoắn cơ thể nhiều hơn. Bạn cũng có thể giữ chân trái thẳng hoặc bẻ cong ở đầu gối và thu bàn chân trái ra phía ngoài của hông phải.
    • Dùng cánh tay trái ôm đầu gối phải về phía ngực. Giơ cánh tay phải lên và xoay cơ thể về phía trái. Đặt bàn tay phải lên trên nệm cách vài centimet phía sau bạn.
    • Tiếp tục ôm đầu gối phải vào ngực khi bạn xoay cơ thể về trái. Để xoay nhiều hơn thì bạn ép khủy tay trái về phía ngoài của đùi phải. Hít vào khi kéo thẳng xương sống và thở ra khi xoay thêm về bên trái.
    • Giữ tư thế này trong 5-6 nhịp thở và lập lại tương tự cho bên kia.
  4. Tập thở sâu. Dù không có bằng chứng khoa học chứng minh hít thở sâu có thể kích thích hệ bạch huyết, nhưng tập thở sâu sẽ giúp cải thiện sức khỏe nói chung, trong đó có cả hệ bạch huyết. Khi hít vào áp lực trong ngực giảm xuống và áp lực trong bụng tăng lên. Động tác này bơm dịch bạch huyết từ chân lên trên và hút dịch bạch huyết từ cánh tay và đầu tới các điểm xả phía sau xương đòn. Các điểm này giống như van một chiều nên độc tố không thể đi ngược trở lại, và hầu như được loại ra khỏi cơ thể. Để thở sâu bạn làm như sau:[2]
    • Nằm trên mặt phẳng như giường hay nệm tập yoga. Hít sâu qua mũi, khi hít bạn nghiêng đầu về sau và chỉa bàn chân ra phía ngoài. Nín thở trong 5 tiếng đếm sau khi hít vào thật nhiều không khí.
    • Thở ra qua mũi và đồng thời chỉa bàn chân về phía đầu. Nghiêng đầu sao cho cằm dịch chuyển gần hơn tới ngực.
    • Lập lại động tác hít vào và thở ra từ 8-10 nhịp, chỉ thở qua mũi. Nếu hơi choáng thì cũng đừng lo vì đây chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi thở sâu.
    • Cố gắng tập thở sâu ít nhất một lần mỗi ngày, mỗi lần từ 8-10 nhịp thở.
  5. Tắm hơi khô hay tắm hơi ướt. Mỗi tuần tắm hơi khô hay tắm hơi ướt một lần sẽ giúp cơ thể ra mồ hôi và loại bỏ độc tố ra ngoài. Một số thầy thuốc tin rằng tắm hơi khô hay tắm hơi ướt cũng có ích cho chức năng của hệ bạch huyết.[9]
    • Sau khi tắm xong bạn nhớ uống nhiều nước để thải độc tố ra ngoài và cũng là để tạo điều kiện cho hệ bạch huyết hoàn thành công việc của nó.
  6. Để chuyên viên châm cứu cho hệ bạch huyết. Châm cứu là kỹ thuật chăm sóc sức khỏe bắt nguồn từ Trung Quốc. Lý thuyết chung của châm cứu dựa trên các dòng chảy năng lượng (Qi) xuyên suốt cơ thể và rất quan trọng đối với sức khỏe. Sự gián đoạn của dòng chảy này là nguyên nhân dẫn đến ốm đau và bệnh tật.[13]
    • Một trong các mục tiêu chính của châm cứu là giải tắc cho hệ bạch huyết. Nhưng trước khi tiến hành châm cứu hệ bạch huyết bạn nhớ kiểm tra giấy chứng nhận của chuyên viên châm cứu.[10]
    • Tác dụng phụ của châm cứu bao gồm nhiễm trùng do kim châm chưa vô trùng và suy phổi một phần do vô tình đâm kim vào phổi. Nếu chuyên viên châm cứu đã qua đào tạo bài bản và tuân theo tiêu chuẩn vệ sinh thì các rủi ro này sẽ giảm tối đa.[14]

Sử dụng Thực phẩm Chức năng và Phương pháp Giải độc[sửa]

  1. Hỏi ý kiến bác sĩ về viên bổ sung enzim. Trước khi uống bạn cần hỏi bác sĩ về tác dụng của các viên bổ sung này đối với cơ thể. Theo một số thầy thuốc thì thực phẩm bổ sung enzim giúp hệ bạch huyết bẻ gãy chất béo phức tạp và protein, do đó có chức năng hỗ trợ hệ tiêu hóa.[15]
    • Bạn có thể uống enzim hỗ trợ tiêu hóa cùng với bữa ăn và uống enzim phân giải protein giữa các bữa ăn.
    • Enzim phân giải protein là công cụ chính của cơ thể để tiêu hóa các mảnh protein trong hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết. Do đó bổ sung thêm enzim phân giải protein sẽ cải thiện khả năng này của cơ thể.
    • Enzim phân giải protein cũng giúp loại bỏ các chất phức hợp miễn dịch tuần hoàn (CIC) ra khỏi cơ thể. Khi CIC tích tụ nhiều, chúng kích hoạt phản ứng dị ứng từ hệ miễn dịch và làm hệ miễn dịch quá tải. Do đó việc uống viên bổ sung enzim phân giải protein giúp cơ thể giải quyết được gánh nặng này, và trả tự do cho hệ miễn dịch để nó thực hiện nhiệm vụ thiết thực hơn, đó là phòng bệnh.
  2. Làm sạch hệ bạch huyết trong ba ngày. Không có bằng chứng khoa học cho thấy việc thanh lọc này có ích cho sức khỏe nói chung, nhưng một số thầy thuốc tin rằng việc thanh lọc có thể kích hoạt hệ bạch huyết và thải các độc tố ra ngoài.[15] Nếu trước đây bạn chưa từng làm việc này và đang muốn tìm cách thanh lọc hệ bạch huyết thì nên thử thực hiện một đợt làm sạch trong ba ngày. Ba ngày được xem là thời gian tối thiểu cần thiết để thanh lọc hệ bạch huyết. Bắt đầu từ một tuần trước đó bạn phải thực hiện chế độ ăn không thịt, không bột và không đường. Một hoặc hai ngày trước khi làm sạch bạn chỉ nên ăn hoa quả tươi, các loại hạt, mầm rau và rau.[16]
    • Chọn một loại nước ép mà bạn thích uống và uống liên tục trong ba ngày: táo, nho hay cà rốt. Loại nước ép khác duy nhất mà bạn được uống trong thời gian thanh lọc là nước ép mận khô.
    • Vào buổi sáng bạn uống một cốc nước, tiếp đó uống khoảng 250-300 ml nước ép mận khô có trộn với nước cốt một quả chanh. Hỗn hợp này giúp bạn đi cầu dễ hơn. Bạn nên uống chậm và nhai để nước ép hòa lẫn với nước bọt trong miệng.
    • Uống luân phiên giữa loại nước ép bạn chọn và nước lọc trong suốt ngày cho đến khi đủ 3,5 lít nước ép và 3,5 lít nước lọc. Bạn có thể cho thêm nước cốt chanh vào nước lọc hoặc nước ép.
    • Trộn lẫn 1 thìa canh mầm lúa mì hoặc bột hạt lanh, 1 thìa canh giấm táo, 1 thìa cà phê bột tảo bẹ hay tảo dun và ¼ thìa cà phê ớt bột cayen. Uống hỗn hợp này từ 1-3 lần mỗi ngày.
    • Vào cuối mỗi ngày lượng chất lỏng bạn tiêu thụ vào khoảng 7,5 lít, ngoài ra cũng có thể uống các thảo mộc kháng vi sinh vật như tỏi và cúc dại. Bạn nhớ đi cầu mỗi ngày. Nếu chậm đi cầu thì bạn nên uống thêm một cốc nước ép mận khô pha với chanh trước khi đi ngủ.
    • Trong thời gian ba ngày thanh lọc bạn phải kích thích hệ bạch huyết bằng cách tập thể dục từ 30 phút tới 1 giờ, nhưng nếu cảm thấy mệt thì không được ép mình quá sức. Vì độc tố bị đào thải ra khỏi cơ thể nên có thể xuất hiện các tác dụng phụ như buồn nôn, nhức đầu, đau lưng hay chóng mặt. Những triệu chứng này cho thấy độc tố đang bị đẩy ra ngoài và sẽ giảm bớt sau ngày đầu tiên thanh lọc.
  3. Thanh lọc bằng thảo mộc trong 7-10 ngày. Một số thầy thuốc cho rằng các loại thảo mộc như cúc dại, hoàng liên, cỏ ba lá đỏ, thương lục (poke root) và rễ cam thảo có thể tăng cường chức năng hệ bạch huyết. Các thảo mộc này cũng lấy đi những mảng chất thải có trong hệ thống lọc của hệ bạch huyết. Bạn có thể mua thảo mộc ở các tiệm thuốc Đông y. Tránh sử dụng cách thanh lọc bằng thảo mộc trong thời gian dài, không quá 7-10 ngày.[17]
    • Trên lý thuyết cúc dại cũng giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn.
    • Nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc khác thì nên hỏi ý kiến bác sĩ hay chuyên gia về thảo mộc trước khi thử cách thanh lọc này. Tránh sử dụng trà thảo mộc và cách thanh lọc bằng thảo mộc nếu bạn đang mang thai hay cho con bú.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Nhảy lên http://anatomyandphysiologyi.com/lymphatic-system/
  2. Nhảy lên tới: 2,0 2,1 http://aberlechiropractic.com/cleansing-your-lymphatic-system/
  3. Nhảy lên http://www.medicinenet.com/lymphedema/article.htm#what_is_lymphedema
  4. Nhảy lên tới: 4,0 4,1 https://www.womentowomen.com/detoxification/the-lymph-system-and-your-health-2/4/
  5. Nhảy lên tới: 5,0 5,1 5,2 5,3 5,4 5,5 http://www.healthyandnaturalworld.com/natural-ways-to-cleanse-your-lymphatic-system/
  6. Nhảy lên http://ww2.kqed.org/bayareabites/2012/11/20/food-labeling-how-to-identify-conventional-organic-and-gmo-produce/
  7. Nhảy lên http://www.whfoods.com/genpage.php?tname=faq&dbid=17#What1
  8. Nhảy lên http://blogs.naturalnews.com/clean-your-bodys-drains-how-to-detoxify-your-lymphatic-system/
  9. Nhảy lên tới: 9,0 9,1 https://www.womentowomen.com/detoxification/the-lymph-system-and-your-health-2/5/
  10. Nhảy lên tới: 10,0 10,1 10,2 http://www.medicinenet.com/lymphedema/page4.htm#what_are_possible_treatments_for_lymphedema
  11. Nhảy lên http://www.optimumhealthclinic.info/files/DETOXIFICATIONOFTHELYMPHATICSYSTEM-1_000.pdf
  12. Nhảy lên http://www.joyoushealth.com/blog/2013/01/07/5-yoga-poses-for-detoxification/
  13. Nhảy lên http://www.medicinenet.com/acupuncture/article.htm
  14. Nhảy lên http://www.medicinenet.com/acupuncture/page2.htm
  15. Nhảy lên tới: 15,0 15,1 http://jonbarron.org/article/optimizing-your-lymph-system#.VWti5GRViko
  16. Nhảy lên http://www.motherearthliving.com/health-and-wellness/three-day-lymph-cleanse-recipe-ze0z1407zdeb.aspx?PageId=1
  17. Nhảy lên http://www.wholelifetimes.com/179/5-simple-ways-to-support-the-lymph-system/

Liên kết đến đây