Liên quan giữa một số bệnh nhiễm trùng và ung thư

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mối liên quan giữa nhiễm trùng và ung thư luôn là mối quan tâm nghiên cứu trong sinh y học. Một số nhiễm trùng có thể đưa đến ung thư ví dụ nhiễm papiloma virus có thể đua đến ung thư cổ tử cung. Một số ung thư cũng có thể có nguồn gốc từ nhiễm trùng hoặc có liên quan đến nhiễm trùng. Tuy nhiên nhiễm trùng cũng có tác dụng phòng ngừa ung thư. Đây là một trong những nghiên cứu về mối liên quan này. Thông tin sau đây được trích từ chuyên mục y khoa của website Die Welt

Các nhóm nghiên cứu quốc tế dưới sự chỉ đạo của Đại Học Göttingen đã cho kết quả: những người đã từng mắc bệnh lao, nhiễm trùng huyết hoặc viêm phổi thuờng ít bị ung thư da. Theo Bernd Krone, một nhà virus học tại đại học này, thì khi mắc bệnh nhiễm trùng, cơ thể tạo ra một đáp ứng miễn dịch và đáp ứng này góp phần làm giảm nguy cơ phát sinh bệnh lý ung thư. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu Anh quốc cũng đã chứng minh rằng những trẻ em nào mà trong những tháng đầu đời có tiếp xúc nhiều với các trẻ khác (khả năng mắc bệnh nhiễm trùng tăng cao) thì nguy cơ bị chứng bạch huyết cấp dòng lympho, một dạng ung thư máu thường gặp ở trẻ em, cũng giảm xuống.

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu ung thư cũng cẩn thận trước kết luận: thường xuyên mắc bệnh nhiễm trùng sẽ làm giảm nguy cơ ung thư. Đây cũng chỉ mới là một giả thiết có nền tảng chưa chắc chắc lắm. Để khẳng định chắc chắn điều này, cần phải có nhiều nghiên cứu sâu rộng hơn bao gồm nhiều vùng địa lý, chủng tộc, tập quán sinh hoạt... khác nhau.

Ngay vào thế kỷ thứ 19, các thầy thuốc đã giả định rằng việc tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh có thể làm hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Phẫu thuật viên người Anh Campbell De Morgan vào năm 1874 đã quan sát thấy rằng các khối u đôi khi thu nhỏ lại khi bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng, ví dụ như bệnh lao. Không lâu sau đó, một bác sĩ người Mỹ William Coley đã thử nghiệm dùng một liên cầu, một loại vi khuẩn gây viêm mô dưới da cho những bệnh nhân mắc ung thư ác tính. Trong một số trường hợp, liệu pháp này cho kết quả khá tốt đẹp.

Với sự ra đời của xạ trị liệu và hóa trị liệu, những nghiên cứu như của Coley đã nhanh chóng bị lãng quên. Mãi cho đến thời gian gần đây, mối quan tâm về chủng ngừa và miễn dịch trị liệu chống ung thư mới sống lại. Một lý do là sự ra đời của thuyết vệ sinh: các nhà khoa học đã suy luận rằng hệ miện dịch cần có sự va chạm với nhiều tác nhân nhiễm khuẩn khác nhau để có thể phát triển một cách bình thường. Người ta đã quan sát thấy rằng trẻ em lớn lên trong môi trường cực kỳ sạch sẽ thì sau này thường dễ mắc các bệnh về dị ứng.

Ung thư máu (còn có các tên gọi khác như lơ xê mi, bạch cầu cấp, bệnh máu trắng) là một minh họa khá cụ thể cho giả thiết trên: bạch cầu cấp dòng lympho thường xuất hiện ở trẻ em tại các nước có đời sống cao, điều kiện vệ sinh tốt. Một nghiên cứu của về ưng thư trẻ em của United Kingdom Childhood Cancer Study với khoảng 10.000 người tham gia cho kết quả là trẻ em bị bệnh từ lúc còn rất nhỏ, ví dụ mắc cúm, sẽ mắc ung thư này ít hơn. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng sự tiếp xúc từ rất sớm với các tác nhân gây bệnh sẽ làm cho hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn do đó nó có khả năng sửa chữa những sai sót xảy ra sau này trong đời sống (những sai sót miễn dịch này có thể dẫn đến ung thư).

Các bác sĩ tại Đại học Göttingen cũng đã hát hiện rằng những nhiễm trùng nặng gây nên sốt cao có tác dụng bảo vệ chống ung thư da. Những bệnh nhiễm trùng này có thể kể là lao phổi, nhiễm trùng huyết, viêm phổi và các nhiễm trùng gây nên do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus).

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện thêm là tiêm chủng đậu mùa cũng như chủng ngừa lao ở trẻ em có tác dụng chống ung thư da (u hắc tố ác tính). Những người có tiêm chủng một trong hai loại vac xin này thì nguy cơ mắc ung thư da giảm đi một nửa. Tuy nhiên hai vaccin này ngày nay không còn sử dụng tại một số nước (Ở Việt nam, BCG, vaccin ngừa lao vẫn còn nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng). Bệnh đậu mùa được coi như không còn tồn tại nữa.

Chương trình tiêm chủng quốc gia ở Việt nam bao gồm các vaccin: lao, sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B. Một số địa phương có thể có thêm các vaccin cần thiết khác như Hib (vaccin ngừa Hemophilus influenzae), viêm não Nhật bản B, quai bị, sởi Đức (Rubella).

Liên kết đến đây